6. Nội dung của đề tài
2.2. Phân tích môi trường và nhu cầu xăng dầu của thị trường
2.2.1 Vai trò của ngành dầu khí và kinh doanh xăng dầu đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Công nghiệp dầu khí luôn là một ngành công nghiệp quan trọng của mọi quốc gia. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, năng lượng và nhiên liệu là những yếu tố không thể thiếu được và mang tính chất quyết định đối với quá trình đó. Vì vậy xã hội loài người sẽ không thể phát triển nếu không có nguồn nhiên liệu cần thiết. ý thức sâu sắc được vấn đề này, trong quá trình phát triển của mình, các quốc gia đã không ngừng tìm kiếm, thăm dò và khai thác các nguồn nhiên liệu khác nhau trong thiên nhiên để đưa vào sử dụng. Trong thực tế thì các sản phẩm của xăng dầu góp phần rất lớn vào xây dựng nền kinh tế đất nước như:
- Trong xây dựng xăng dầu là đầu vào chủ yếu sản xuất vật liệu xây dựng như khai thác đá, sản xuất xi măng, gạch xây dựng …
- Trong giao thông vận tải. Tất cả mọi huyết mạch của mạng lưới giao thông đều cần đến xăng dầu để hoạt động và lưu thông được.
- Trong quốc phòng. Xăng dầu đóng vai trò chủ lực trong bảo vệ tổ quốc
- Sản phẩm xăng dầu đáp ứng một phần không nhỏ trong đời sống dân sinh từ sinh hoạt phục vụ con người đến các ngành công nghiệp nhẹ như: dệt may, đường, len, sợi, hoá chất phần nhiều là sản phẩm của hoá dầu. Chính vì vậy ta có thể nói xăng dầu và sản phẩm xăng dầu đóng góp phần đáng kể trong nền kinh tế quốc dân.
2.2.2 Môi trường kinh tế.
Thực hiện chủ trương đối với toàn diện nền kinh tế xã hội, tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội đã được đề xuất tại các kỳ Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII và XI các nghị quyết trung ương, cả nước đã nỗ lực tập trung các nguồn lực cho phát triển. Nền kinh tế xã hội nước ta đã có những bước phát triển mạnh và vững chắc. Nước ta đã vượt qua được những khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội; Bước sang thế kỷ XXI với một triển vọng tốt đẹp về tốc độ tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 2001 - 2005 tăng bình quân hàng năm 7,24% (kế hoạch là 5,5 - 6,5%); trong đó công nghiệp tăng bình quân hàng năm đạt 10,34% (kế hoạch là 7,5 - 8,5%). Nông - lâm - ngư nghiệp tăng bình quân hàng năm 3,2% (kế hoạch là 3,0%), giá trị các ngành dịch vụ tăng 6,57%. Giao thông vận tải có chuyển biến tiến độ, vận tải hàng hoá tăng 6,2%; thị trường hàng hoá trong nước phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về số lượng, chất lượng và chủng loại.
Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2005: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,0%, cả năm 2004 tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 7,5%, giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng 4%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,5%, giá trị các ngành dịch vụ tăng 8% so với năm 2003.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, tại hội nghị lần thứ 9, Ban chấp hành Trung ương khoá IX đã chỉ rõ: "Đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế trong 2 năm 2004 - 2005 đạt mỗi năm 8%, tạo bước tiến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và của nền kinh tế…"
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế cả nước qua các thời kỳ như sau:
Bảng 2.3: Nhịp độ tăng trưởng của kinh tế Việt nam 1996 - 2005
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 1996 2000 2005
GDP 8,2 6,8 7,5
Công nghiệp + Xây dựng 12,8 14,0 10,3
Nông nghiệp 4,4 4,5 3,2
Dịch vụ 9,0 8 5,6
* Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng đất nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ...
- Tạo sự chuyển biến cơ bản trong cơ cấu phát triển bằng cách tăng nhanh tỷ trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP.
- Đổi mới công nghệ trong các ngành sản xuất, tiếp thu công nghệ hiện đại đồng thời phát huy ngành công nghiệp chế tác nhằm thúc đẩy việc khai
thác và phát huy thế mạnh nguồn lực sẵn có, thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất khác tạo gia giá trị gia tăng cho toàn bộ nần kinh tế.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nền kinh tế Việt Nam
Năm 2000
Nguồn TC kinh tế Việt Nam & thế giới 2000-2005
Chính phủ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế cùng phát triển, có những chính sách tích cực khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài.
Những cố gắng của Chính phủ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã tạo xu hướng tích cực trong quá trình này. Xu hướng này kéo theo phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất, chế biến và sự đa dạng hoá trong ngành dịch vụ. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành đó trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, vận tải dẫn đến nhưng biến đổi to lớn trong cơ cấu cho nhu cầu tiêu thụ xăng dầu theo ngành và các vùng lãnh thổ. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng và nhiên liệu, thì tổng nhu cầu xăng dầu tiêu thụ ở miền nam chiếm tỷ trọng cao trong tổng nhu cầu cả nước khoảng 67%, còn lại của Miền Bắc là 21% và Miền Trung là 12%.
* Tiết kiệm và đầu tư.
Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nền kinh tế - xã hội, nhu cầu về vốn đầu tư đòi hỏi là rất lớn. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm 2000 - 2005 khoảng 61- 82 tỷ USD (tính theo mặt bằng năm 1999). Nhằm mục đích đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn đầu tư, trong công cuộc xây dựng và phát triển. Trong đó, Đảng xác định vốn trong nước có ý nghĩa quyết định, vốn nước ngoài có ý nghĩa quan trọng, kết hợp tiềm năng sức mạnh bên trong với khả năng có thể tranh thủ ở bên ngoài. Chiến lược lâu dài là phải huy động tối đa nguồn vốn trong nước để chiếm tỷ lệ cao trong đầu tư. Đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, chủ trương này được thực hiện nhất quán trong suốt các thời kỳ kế hoạch.
Chủ trương đó được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. các chính sách đã được cụ thể hoá thành các văn bản và được đưa vào
thực hiện triệt để, nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong nước, khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Những năm gần đây, tỷ lệ tiết kiệm trong cơ cấu GDP khá cao và liên tục tăng (Xem bảng Tiết kiệm đầu tư). Năm 1996 tỷ lệ tiết kiệm chiếm 16,9% GDP, đến năm 2004 đã tăng lên tới 70,5% GDP.
Sự tăng trưởng khá cao của nền kinh tế, sự phát trển nhanh của các ngành kéo theo sự tăng trưởng nhanh về nhu cầu năng lượng (nói chung) và nhiên liệu xăng dầu (nói riêng). Điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong kinh doanh năng lượng, nhiên liệu xăng dầu. Đây là tiền đề quan trọng để Công ty xăng dầu B12 xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh xăng dầu của mình.
2.2.3 Môi trường văn hoá- xã hội.
Với trên 80 triệu dân (có cơ cấu dân cư thuộc loại trẻ) 60% dân số dưới độ tuổi 30, Việt Nam là một thị trường lớn tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu. cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập cá nhân cũng không ngừng gia tăng cũng là những yếu tố đẩy nhanh nhu cầu tiêu dùng xăng dầu. Hơn nữa, trong suốt quá trình đổi mới, phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng nhân tố con người; đặt nhân tố con người vào trung tâm của mọi sự phát triển. Vì vậy, Nhà nước đã sớm triển khai thực hiện các chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách giáo dục đào tạo, chính sách tạo công ăn việc làm cho người lao động, cùng hàng loạt các chính sách xã hội khác. Theo đó đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày ngày càng được cải thiện, nền văn hoá - xã hội được duy trì và phát huy mang đậm bản sắc dân tộc. Nhu cầu nhiên liệu tiêu dùng cho sinh hoạt của các hộ gia đình, cũng như của cá nhân ngày càng được nâng cao. Kèm theo đó là nhu cầu mua sắm phương tiện đi lại và nhu cầu đi lại của dân cư tăng lên rõ rệt. Tất cả những điều này làm
nhu cầu xăng dầu cho tiêu dùng của hộ gia đình, các cá nhân có xu hướng tăng nhanh, khoảng12 triệu tấn/ năm.
Bảng 2.4: Việt Nam các số liệu kinh tế và xã hội Các chỉ tiêu 2000 2001 2002 2004 Dân số (triệu người) 77,6 78,7 79,7 80,9 Mức tăng trưởng GDP (%/năm) 5,9 7 7,4 7,5
Thu nhập theo đầu người
(VNĐ/người) 5.717.142 6.157.300 6.900.000 7.557.000 (Nguồn Tổng cục thống kê)
2.2.4 Nhu cầu xăng dầu của cả nước.
Cùng với sự tăng trưởng khá cao của nền kinh tế, sự phát triển nhanh của các ngành kinh tế, nhu cầu tiêu thụ năng lượng nói chung và xăng dầu nói riêng cũng liên tục tăng. Theo số liệu thống kê của ngành dầu khí, tổng lượng xăng dầu tiêu thụ tại thị trường Việt Nam giai đoạn 1996 - 2005 đã tăng khoảng 12%/ năm và tiếp tục tăng từ 7-10% mỗi năm tuỳ thuộc vào chủng loại và vùng lãnh thổ. Năm 1996, tổng khối lượng nhiên liệu xăng dầu được tiêu thụ trên thị trường Việt Nam đạt 4,803 triệu tấn. Năm 2000 đạt 8.244 triệu tấn tăng 71% so với năm 1996. Năm 2005, tổng khối lượng xăng dầu tiêu thụ dự kiến đạt 12,914 triệu tấn tăng 169 % so với năm 1996.
Bảng 2.5: Thống kê xăng dầu tiêu thụ tại Việt Nam
Đơn vị: m3
Năm 1996 2000 2005
Xăng 1,031 1,835 3,814
Diezel 2,210 3,755 4,768
Dầu lửa 0,270 0,459 0,545
Xăng máy bay (JetAl) 0,211 0,359 1,090
Mazut 1,081 1,836 2,724
Thị trường xăng dầu Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, nhu cầu xăng dầu của thị trường không ngừng gia tăng.
Trong biểu đồ, tổng nhu cầu xăng dầu của thị trường năm 1996 đạt 4.8 triệu tấn, năm 2000 đạt 8,2 triệu tấn. Tổng nhu cầu xăng dầu sẽ tăng lên đạt 12,9 triệu tấn vào năm 2005.
Trong đó nhu cầu được phân bổ phần lớn ở khu vực kinh tế phía Nam và khu vực kinh tế phía Bắc. Như sau:
Khu vực kinh tế phía Nam : 67% Khu vực kinh tế phía Bắc : 21% Miền Trung : 12%
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ phân bổ khu vực kinh tế Việt Nam
Bảng 2.6: Nhập khẩu xăng dầu 10 năm từ 1996 - 2005
ĐVT: 1.000tấn
Năm 1996 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Biểu đồ 2.4: Khối lượng xăng dầu nhập khẩu từ năm 1996 - 2005
Những năm qua, lượng xăng dầu các loại được nhập vào nước ta không ngừng gia tăng về số lượng và đạt mức tăng trưởng nhanh. Năm 1996, nhập khẩu 5,9 triệu tấn xăng dầu các loại thì đến năm 2000 đạt 8,2 triệu tấn, trong đó nhập khẩu cho nhu cầu trong nước khoảng 7,4 triệu tấn, còn lại tái xuất khẩu. Trong năm 2002, tổng khối lượng xăng dầu nhập khẩu lên tới 10,5 triệu tấn, trong đó để đáp ứng nhu cầu trong nước là 9,5 triệu tấn, số còn lại tái xuất khẩu.
Trong năm 2005, Công ty xăng dầu B12 đáp ứng khoảng 75 - 80% thị trường phía Bắc.
2.3 Phân tích công tác kinh doanh phân phối sản phẩm xăng dầu.2.3.1 Sản phẩm xăng dầu: 2.3.1 Sản phẩm xăng dầu:
Mặt hàng xăng dầu bao gồm: xăng mogas 90, xăng mogas 92, dầu D.O, dầu F.O và dầu hoả. Xăng dầu là nhiên liệu đầu vào cho sản xuất - kinh doanh, đồng thời là nhiên liệu cho tiêu dùng sinh hoạt cá nhân. Do đó ta có thể nói xăng dầu vừa là hàng hoá tiêu dùng cho công nghiệp vừa là hàng hoá tiêu dùng cuối cùng. Xăng dầu là một hàng hoá rất dễ bị cháy nổ, đặc biệt là
các loại xăng. Một đặc điểm nữa của xăng dầu là rất rễ bị bay hơi nên luôn bị hao hụt trong quá trình vận chuyển, bảo quản, bán hàng. Đồng thời trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu để xăng dầu dò dỉ ra ngoài môi trường xung quanh sẽ bị ô nhiễm. Tất cả các đặc trưng này đặt ra các yêu cầu riêng biệt cho quá trình sản xuất kinh doanh xăng dầu.
Các chỉ tiêu kỹ thuật về chất lượng xăng dầu và các sản phẩm dầu mỏ khác (PETROLIMEX)
* Trị số ôctan của xăng:
Là thông số kỹ thuật đánh giá khả năng chống kích nổ của xăng tương đương với nhiên liệu thử nghiệm...
- Áp suất hơi bão hoà: Là áp xuất hơi cân bằng với pha lỏng hoặc ở tại nhiệt độ đo. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng về tính bay hơi của nhiên liệu. Khả năng tạo túi hơi, mức độ bay hơi và độ nguy hiểm cháy của nhiên liệu
* Trị số xêtan của dầu:
Đánh giá khả năng tự cháy của nhiên liệu diessel. Nhiệt độ bốc cháy cốc kín là nhiệt độ thấp nhất đã được hiệu chỉnh về áp xuất không khí mà ở đó việc sử dụng ngọn lửa gây lên bắt cháy hơi của mẫu dưới các điều kiện thử đặc biệt.
Để đảm bảo không có sự cố cháy nổ xảy ra, xăng dầu được bảo quản dự trữ trong Tec xăng. Xăng dầu được vận chuyển tới nơi bán hàng bàng các phương tiện chuyên dụng như Xe bồn, Xà lan, Tàu hoả hệ thống ống dẫn... việc bảo quản vận chuyển, bán hàng và cung cấp dịch vụ phải tuân theo những quy trình chặt chẽ theo quy định của nhà nước về an toàn phòng cháy chữa cháy, về an toàn vệ sinh môi trường... và bằng các phương tiện chuyên dụng…
Khi tiến hành phân hoá hàng hoá cho các kho, các đại lý và những người tiêu dùng Công ty có thể lựa chọn một hay trong năm dạng vận chuyển sau: đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường ống dẫn và đường không .
Vận tải đường sắt: Đường sắt là người vận chuyển hàng hoá lớn nhất cả nước. Nó chiếm khoảng 30% tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển. Vận tải đường sắt là một loại vận chuyển rẻ và thường được sử dụng trong trường hợp vận chuyển đi đường dài. Dạng này đặc biệt thích hợp với việc vận chuyển những lô hàng khối lớn trên toa như than dá, quặng, nông - lâm sản...
Vận tải đường thuỷ: Vận tải bằng đường thuỷ ở nước ta cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong ngành vận tải. Với một đường biển dài từ Bắc vào Nam, một hệ thống sông ngòi dày đặc, vận tải đường thuỷ ở nước ta khá phát triển. Chi phí vận chuyển bằng đường thuỷ rất rẻ. Hình thức vận tải này rất được ưu dùng với hàng hoá cồng kềnh, lâu hỏng như than đá, dầu mỏ, ngũ cốc ... tuy nhiên vận tải đường thuỷ có tốc độ chậm nhất và thường chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu thời tiết.
Vận tải đường bộ: Trong sự phát triển chung của ngành vận tải, ngành vận tải ô tô không ngừng phát triển tăng thị phần vận chuyển của mình và ngành này đã chiếm 21% tổng khối lượng vận chuyển hàng hoá. Dạng vận tải này rất thích hợp hoạt động ở trong các thành phố và khu vực địa lý không tốt. Dạng vận tải này hết sức mềm dẻo và linh hoạt về tuyến đường và thời gian biểu vận chuyển. Xe tải là phương tiện vận chuyển có lợi trong những trường hợp vận chuyển hàng ở cự ly ngắn. Tuy chi phí cho vận tải đường bộ đắt hơn nhiều so với chi phí vận tải đường sắt và đường thuỷ, song nó thường