Thị trường cạnh tranh đối thủ mạnh yếu

Một phần của tài liệu 580 Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 đến năm 2020 (Trang 80)

6. Nội dung của đề tài

2.4.Thị trường cạnh tranh đối thủ mạnh yếu

Thị trường lớn trong cả nước và xuất khẩu nước ngoài. Cả nước có 9 đầu mối nhập khẩu và xăng dầu, 9 công ty và đơn vị nhập khẩu xăng dầu đều có mặt mạnh, yếu khác nhau.

* Về mặt mạnh của Công ty xăng dầu B12:

- Có cảng biển nước sâu (cảng Cái Lân).

- Có hệ thống kho nằm trên địa bàn một số tỉnh phía Bắc. - Có hệ thống xuất nhập tự động hoá hiện đại.

- Đội ngũ nhân viên hùng hậu về số lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.

- Truyền thống, thương hiệu Petrolimex

* Mặt yếu của Công ty xăng dầu B12:

- Là một thành viên đầu mối nhập khẩu chính của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, do vậy việc áp dụng giá bán không linh hoạt.

- Lao động nhiều, chi phí trả lương nhiều.

- Số lượng cửa hàng bán lẻ ít nằm trên diện rộng, địa lý phức tạp đòi hỏi quản lý khó khăn hơn, chi phí vận tải đường bộ lớn.

- Hệ thống kho bể nằm rải rác ở một số tỉnh phía Bắc được nối với nhau bằng hệ thống đường ống dẫn đến chi phí bảo dưỡng cao.

- Bộ máy cồng kềnh

*Những cơ hội (O)

- Chính phủ quan tâm đến ngành xăng dầu. - Mở rộng quan hệ, nâng cao trình độ công nghệ. - Các dự án đầu tư phát triển kinh tế.

- Sự phát triển của công nghệ thông tin.

- Nằm trong vùng tam giác kinh tế phát triển Hà Nội; Quảng Ninh; Hải Phòng;

*Những nguy cơ (T)

- Khủng bố, phá hoại, cướp biển - Không chủ động nguồn hàng.

2.5: Lập ma trận SWOT:

Mô hình 2.3: Lập ma trận SWOT:

SWOT

Những cơ hội (O)

O1: Chính phủ quan tâm đến ngành xăng dầu

O2: Mở rộng quan hệ, nâng cao trình độ công nghệ O3: Các dự án đầu tư phát triển kinh tế

O4: Sự phát triển của công nghệ thông tin

O5: Nằm trong vùng tam giác kinh tế phát triển Hà Nội – QuảngNinh – Hải Phòng Những nguy cơ (T) T1: Khủng bố, phá hoại, cướp biển T2: Không chủ động về nguồn hàng. T3: Thị trường xăng dầu biến động phức tạp

Những mặt mạnh (S)

S1: Có cảng biển nước sâu (cảng Cái Lân).

S2: Có hệ thống kho nằm trên địa bàn một số tỉnh phía Bắc. S3: Có hệ thống xuất nhập tự động hoá hiện đại.

S4: Đội ngũ nhân viên hùng hậu về số lượng, đạt trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. S5: Truyền thống, thương hiệu Petrolimex Phối hợp SO Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng cơ hội Phối hợp ST Sử dụng các điểm mạnh để vượt qua các nguy cơ đe doạ

Những mặt yếu (W) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

W1: Việc áp dụng giá bán không linh hoạt

W2: Lao động nhiều.

W3: Quản lý khó khăn hơn, chi phí vận tải đường bộ lớn.

Phối hợp WO Tận dụng cơ hội để khắc phục những điểm yếu Phối hợp WT Giảm thiểu các điểm yếu và tìm cách tránh, hạn chế các nguy cơ

W4: Chi phí bảo dưỡng cao. W5: Bộ máy cồng kềnh

Qua những điểm mạnh, yếu trên những mặt mạnh cần duy trì và phát triển. Dựa vào những điểm còn yếu cần khắc phục và mở rộng để hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 hoàn thiện hơn và nâng cao hiệu quả kinh doanh như:

- Mở rộng thêm hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu đường bộ, đường thủy.

- Xây dựng thêm hệ thống kho, tăng thêm sức chứa, chủ động về nguồn hàng dự trữ.

Nội dung chương II đã phân tích sâu sắc toàn diện thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12. Từ các kết quả phân tích luận văn sẽ xây dựng, đề xuất một số chiến lược cho Công ty xăng dầu B12 đến năm 2020

CHƯƠNG III:

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY XĂNG DẦU B12 ĐẾN NĂM 2020

3.1 Định hướng chiến lược chung của Tổng công ty xăng dầu.

Để đạt được các mục tiêu và những định hướng lớn đến năm 2020 của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam và Công ty xăng dầu B12 là:

- Tích cực tham gia khai thác các nguồn xăng dầu, góp phần đảm bảo cân đối ngân sách Quốc gia, đồng thời tạo tiền đề phát triển toàn diện ngành công nghiệp dầu khí.

- Đẩy mạnh khâu chế biến xăng dầu nhằm từng bước đảm bảo nhiên liệu cho phát triển đất nước, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp hoá xăng dầu, đặc biệt là nguyên liệu sản xuất sợi tổng hợp cho ngành công nghiệp dệt và may mặc, sản xuất phân đạm, chất nổ, chất dẻo, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như dầu nhờn, nhựa đường, chất tổng hợp vv...

- Phát triển công tác dịch vụ dầu khí nhằm đảm bảo cung cấp 60 - 70% dịch vụ cho nhu cầu công nghiệp xăng dầu. Song song với phát triển dịch vụ kỹ thuật trong ngành. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam tích cực hỗ trợ, các

Một sốđề xuất chiến lược Cơ sở hoạch định

chiến lược

Chiến lược chung Kết quả phân tích Nghiên cứu để phát triển

ngành địa phương tham gia ngày càng nhiều vào cung cấp dịch vụ cho dầu khí từ khâu tìm kiếm thăm dò đến chế biến, vận chuyển xăng dầu.

- Phát triển thương mại xăng dầu, tham gia vào tiến trình kinh doanh xăng dầu Quốc tế và xuất nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu.

- Từng bước phát triển hoạt động ra nước ngoài cả về thăm dò khai thác, dịch vụ và thương mại nhằm đảm bảo nguồn cung cấp xăng dầu lâu dài cho đất nước.

- Phát huy nội lực, kết hợp hai hoà với hợp tác đầu tư nước ngoài, hội nhập bình đẳng vào cộng đồng xăng dầu khu vực và Quốc tế.

- Liên doanh liên kết với các Tổng công ty mạnh và liên doanh nước ngoài và các sản phẩm khác.

Các chủ trương, chính sách Đảng và Nhà nước ta đã tạo ra nhiều cơ hội mới để công nghiệp xăng dầu phát triển và khẳng định hơn nữa vị trí, vai trò của ngành đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá phát triển đất nước. Những năm qua ngành xăng dầu Việt nam đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước. Ngành công nghiệp này đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội GDP.

3.2 Nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm xăng dầu.Bảng 3.1: Thống kê và dự báo xăng dầu tiêu thụ tại Việt nam. Bảng 3.1: Thống kê và dự báo xăng dầu tiêu thụ tại Việt nam.

A - Theo số dự báo Viện chiến lược phát triển.

Năm 2000 2005 2010 2020

Xăng 1,792 3,113 4,01 5,03

Diezel 3,104 6,535 8,23 8,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dầu lửa 0,250 0,393 0,70 0,70

Xăng máy bay ( JetAl ) 0,333 0,733 1,01 1,21

Mazut 1,665 1,855 1,91 1,91

Cộng nhiên liệu 7,144 12,629 15,86 17,35

Năm 2000 2005 2010 2020

Xăng 2,782 3,902 4,02 5,03

Diezel 4,479 5,994 8,20 8,40

Dầu lửa 0,322 0,322 0,68 0,71

Xăng máy bay ( JetAl ) 0,468 0,688 1,04 1,06

Mazut 2,172 3,047 1,81 1,90

Cộng nhiên liệu 10,370 13,954 15,75 17,10

Các số liệu của các nguồn tài nguyên trên có sự khác biệt là do mục đích dự báo và các mức độ tăng trưởng GDP được tính khác nhau. Song một điều có thể rút ra ở đây thị trường xăng dầu Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, nhu cầu xăng dầu của thị trường không ngừng gia tăng.

Dân số Việt Nam khoảng 90 triệu dân ở độ tuổi trẻ, nhu cầu sử dụng xăng dầu cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập cá nhân cũng không ngừng gia tăng, hơn nữa trong suốt quá trình đổi mới phát triển kinh tế Đảng và Nhà nước luôn coi trọng nhân tố con người, đặt nhân tố con người vào trung tâm của mọi sự phát triển. Thực hiện tốt chính sách tạo công ăn việc làm cho người lao động, cùng hàng loạt các chính sách xã hội khác, theo đó đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Kèm theo đó là nhu cầu mua sắm phương tiện đi lại và nhu cầu đi lại của dân cư tăng lên rõ rệt. Tất cả những điều này làm nhu cầu tiêu dùng gia đình, cá nhân có xu hướng tăng nhanh.

Tổng nhu cầu xăng dầu của thị trường năm 2000 đạt 7,6 triệu tấn, tổng

nhu cầu xăng dầu sẽ tăng lên đến 12 triệu tấn vào năm 2005. Với sự tăng trưởng trung bình khoảng 10%/ năm.Trong đó nhu cầu được phân bổ phần lớn ở khu vực kinh tế phía Nam và khu vực kinh tế phía Bắc, cụ thể như sau:

Khu vực kinh tế phía Nam : 65% Khu vực kinh tế phía Bắc : 24%

Miền Trung : 11%

Dựa trên kết quả phân tích ở chương II và định hướng phát triển chiến lược, nhu cầu ngày càng tăng sản phẩm xăng dầu phục vụ chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và nâng cao đời sống dân sinh của xã hội. Luận văn đề xuất một số giải pháp chiến lược.

3.3 Một số giải pháp chiến lược phát chiển của Công ty xăng dầu B12.

* Mở rộng phạm vi kinh doanh:

Hoạt động kinh doanh trên quy mô lớn, Công ty không thể vươn dài cánh tay của mình đến khắp các tỉnh - thành phố trong cả nước để trực tiếp quản lý và vận hành hoạt động phân phối của mình. Chính vì vậy việc thành lập các chi nhánh xí nghiệp đại diện bán hàng của Công ty ở các địa phương là rất cần thiết. Hiện tại Công ty xăng dầu B12 đã có các chi nhánh Xí nghiệp của mình tại Quảng Ninh - Hải Phòng - Hải Dương - Hưng Yên để thực hiện chiến lược phân phối của Công ty đến năm 2020. Công ty cần tổ chức thêm một số các cửa hàng và đại diện bán hàng khác ở các địa phương khác và tồn chứa phục vụ cho các tỉnh bạn, Công ty khác như: Hà Nội - Hà Nam, Huế, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ngãi... Để đảm bảo hoạt động có hiệu quả các chi nhánh và đại diện bán hàng này phải được đặt dưới sự quản lý tập trung thống nhất của ban giám đốc và được giám đốc uỷ quyền ở một phạm vi nhất định. Hoạt động của hệ thống chi nhánh đại diến bán hàng phải tập trung vào thực hiện các mục tiêu chiến lược của Công ty.

* Tổ chức các liên doanh các liên kết:

Tổ chức các liên doanh, liên kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi để công ty đưa chiến lược đến chỗ thành công. Sử dụng liên doanh, liên kết có nhiều ý nghĩa đối với các công ty vì các lý do sau. Kinh doanh xăng dầu luôn đòi hỏi một lượng lớn về vốn có định lẫn vốn lưu động. Trong điều kiện vốn ngân

sách nhà nước cấp còn hạn hẹp, nguồn tự bổ sung không đủ lớn thì việc tổ chức liên doanh liên kết công ty có thể tận dụng được các nguồn lực khác, của đối tác để thực hiện chiến lược của mình. Công ty lên tiến hành tổ chức liên doanh liên kết ở các khâu như xây dựng cơ bản, tồn chứa dự trữ và vận chuyển.... Tất nhiên khi tiến hành liên doanh, liên kết công ty cần phải nắm tỷ lệ chi phối để quản lí tốt lực lượng này hướng họ vào việc thực hiện các mục tiêu của công ty.

* Phát triển hệ thống bán lẻ của công ty:

Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu sự phát triển của thị trường xăng dầu Việt Nam thì nhu cầu bán lẻ sẽ đạt khoảng 50% vào năm 2005 và 55% vào năm 2010 so với tổng nhu cầu. Tức là nhu cầu bán lẻ xăng dầu đạt khoảng 11 triệu tấn vào năm 2010. Trong khi đó theo phân tích ở phần trên, 90 cửa hàng kinh doanh xăng dầu của công ty hiện tại chỉ có thể đáp ứng được khoảng 70.200 m3/ năm (nếu hoạt động hết công xuất) và để tự phân phối được 1,6 - 2 triệu m3 xăng dầu vào năm 2010 và chiếm được 70% thị trường phía Bắc. Trước mắt Công ty cần phải phát triển hệ thống bán lẻ, phát triển hệ thống các trạm, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Công ty Xăng dầu B12 cần phải xây dựng bao nhiêu cửa hàng cây xăng bán lẻ nữa trong chiến lược của mình đến năm 2010 các cây xăng này đặt ở đâu? và được xây dựng dưới hình thức nào (Xây mới hay cải tạo nâng cấp đầu tư 100% vốn hay liên doanh, liên kết)... là những câu hỏi cần được giải đáp. Trong phương án kinh doanh của mình từ nay đến năm 2010 . Từ năm 2010 - 2020 Công ty xăng dầu B12 dự tính sẽ xây dựng thêm khoảng 150 -200 cây xăng trạm dịch vụ. Các cây xăng, trạm dịch vụ này được xây dựng dưới 3 hình thức chủ yếu:

- Công ty đầu tư 100% vốn để xây dựng và mang nhãn hiệu P của Petrolimex số lượng xây dựng cây xăng được xây dựng dưới hình thức này chiếm khoảng 50-55%

- Tiến hành liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước để xây dựng. Số này chiếm khoảng 30 -35% tổng số cây xăng trạm dịch vụ cần xây dựng.

Liên kết cải tạo các cây xăng cũ 10-15%

Trong đầu tư xây mới liên doanh, liên kết xây dựng và cải tạo các cây xăng cửa hàng bán lẻ xăng dầu công ty xăng dầu B12 cần lưu ý 2 điểm sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Địa điểm đặt cửa hàng bán lẻ, trạm dịch vụ xăng dầu trong kinh doanh xăng dầu việc lựa chọn một địa điểm bán hợp lí thuận tiện cho khách hàng vào mua giữ vai trò quyết định vì xăng dầu là một mặt hàng đã được tiêu chuẩn hoá về các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật chất lượng nên chất lượng của sản phẩm không thể là một vũ khí cạnh tranh để thu hút khách hàng. Giá cả xăng dầu đã được nhà nước quy định chung cho toàn quốc. Do đó các cửa hàng kinh doanh xăng dầu các trạm dịch vụ xăng dầu chỉ có lấy chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng thu hút họ. Trong đó yếu tố tiện lợi cho khách hàng vào mua là một nhân tố quan trọng nhất.

- Mật độ hợp lý để tránh khả năng cạnh tranh trong nội bộ Công ty, nhưng đồng thời phải loại bỏ những điểm trắng không có cửa hàng.

- Ngoài ra khi tiến hành liên doanh, liên kết với các đối tác để xây dựng cải tạo và nâng cấp các trạm bán lẻ, Công ty xăng dầu B12 cần phải đánh giá họ một cách kỹ lưỡng. Để đánh giá chính xác đối tác, Công ty cần có một hệ thống các tiêu thức rõ ràng làm căn cứ so sánh các tiêu thức dùng đánh giá so sánh các đối tác thường gồm: Địa điểm của cây xăng, kinh nghiệm kinh doanh xăng dầu kinh nghiệm bán hàng, năng lực tài chính, nguồn nhân lực triển vọng của đối tác cũng như cửa hàng...

3.3.1 Phát triển mạng lưới phân phối.

Với các chức năng nhiệm vụ của mình Công ty xăng dầu B12 được phép hoạt động sản xuất - kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nhiều loại sản phẩm khác nhau, trong đó kinh doanh xăng dầu là một lĩnh vực chính. Do đó để đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh việc tổ chức các bộ phận khác nhau để đảm nhiệm một hay một số các hoạt động liên quan là yêu cầu tất yếu. Theo đó hoạt động kinh doanh xăng dầu của Công ty cũng đòi hỏi có một bộ phận chức năng riêng, trợ giúp giám đốc và chịu trách nhiệm quản lý hoạt động này trước ban giám đốc. Bộ phận chức năng này sẽ quản lý việc phân phối xăng dầu của Công ty cho các trung gian, đồng thời bán xăng dầu cho người sử dụng qua các cửa hàng bán lẻ của Công ty.

* Tìm kiếm thêm các trung gian phân phối:

Như những phân tích ở phần trên, để hạn chế những yếu điểm và kinh nghiệm và vốn, đồng thời khai thác tối đa lợi thế của các trung gian, bên cạnh

Một phần của tài liệu 580 Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 đến năm 2020 (Trang 80)