Tác động của chính sách kinh tế, văn hoá

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN (Từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) doc (Trang 111 - 131)

6. Bố cục của luận văn

3.3.Tác động của chính sách kinh tế, văn hoá

Với vị trí địa lí - chính trị hết sức quan trọng, Thái Nguyên là vùng đất giao lưu, tiếp xúc giữa văn hoá của miền núi với đồng bằng, là vùng đất đai rộng lớn, giàu tài nguyên khoáng sản, là địa phương tập trung nhiều kim loại quý, do đó các nhà nước quân chủ đều rất quan tâm chú ý đến việc khai thác vùng đất này. Các chính sách kinh tế được các nhà nước quân chủ thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 111

chủ yếu ở Thái Nguyên là chính sách cống nạp các sản vật địa phương, thu thuế, khuyến khích hoạt động thủ công và thương nghiệp như khai mỏ, mở mang giao lưu buôn bán với bên ngoài. Bên cạnh chính sách bắt buộc các tù trưởng địa phương cống nạp các sản vật của núi rừng, kim loại, hương liệu thì nhà nước còn quan tâm tới việc đẩy mạnh hoạt động thương mại ở vùng đất biên giới này và nó cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề thủ công và hoạt động thương mại, đem lại những lợi ích kinh tế cho cư dân trong vùng.

Các chính sách về kinh tế của các triều đại phong kiến từ Lý, Trần, Lê Sơ, Lê - Trịnh cho đến Nguyễn chủ yếu nhằm mục đích tạo nguồn thu cho nhà nước. Tuy nhiên, chính sách cống phú phiền nhiễu của triều đình đã đẩy nhân dân vào cảnh khốn khổ và dẫn đến những cuộc nổi dậy của các tù trưởng địa phương cũng như nhân dân trong vùng. Từ thời Lý, nhiều tù trưởng đã nổi dậy chống chính quyền bởi bất bình với lệ cống nạp của triều đình. Sau này, ở thời Lê - Trịnh, việc truy thu thuế má nặng nề đã gây nên cảnh rối loạn và bất mãn trong đời sống nhân dân. Mặt khác, do sự quản lí lỏng lẻo của chính quyền Lê - Trịnh đã khiến bọn thổ phỉ và quan lại nhà Thanh từ bên kia biên giới thường kéo quân sang cướp phá mùa màng, xâm lấn đất đai để thu thuế, chiếm các mỏ kim loại dọc biên giới. Một số thổ tù đã nổi dậy cát cứ, chống lại chính quyền Lê - Trịnh….

Cho đến nửa đầu thế kỉ XIX, các mỏ kim loại trong vùng đã bị triều đình đưa vào khai thác để thu thuế. Mặc dù chính sách đẩy mạnh khai mỏ đem lại nhiều lợi nhuận cho triều đình nhưng ngược lại, đời sống của nhân dân ngày càng cơ cực. Nhiều mỏ sắt, thiếc, vàng, bạc bị đóng cửa hoặc bị bỏ hoang do tài nguyên cạn kiệt, khai thác không hiệu quả cùng với việc phải nộp mức thuế cao cho nhà nước đã dẫn đến tình trạng sa sút của hoạt động khai mỏ ở Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 112

Dưới thời Nguyễn, nhất là ở thời Minh Mạng, việc nhà nước thực hiện chính sách giáo dục tích cực như mở trường học ở phủ Phú Bình, đặt các chức quan trông coi việc học như Đốc học, Giáo thụ, Tổng giáo, khuyến khích người dân tham gia học hành, thi cử đã góp công khai thông dân trí cho đồng bào. Từ chính sách giáo dục tích cực này, con em dân tộc ở Thái Nguyên đã ít nhiều được tham gia vào việc học hành thi cử. Tuy nhiên, những biện pháp đó chưa thể đủ để đưa nền dân trí của địa phương này phát triển như các vùng miền xuôi. Người dân là đối tượng ít ỏi được hưởng những ưu đãi của nhà nước về học tập, nâng cao dân trí. Mặc dù nhà Nguyễn đã có những chính sách giáo dục tích cực nhưng kết quả đem lại chưa nhiều, một trong những nguyên nhân là do nhà Nguyễn chưa có chính sách nâng cao đời sống cho đồng bào miền núi, hơn thế gánh nặng tô thuế ngày một tăng, nạn tham quan, nhũng nhiễu đã khiến đời sống nhân dân ngày càng cực khổ, khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tục, tình hình chính trị, xã hội bất ổn, nên các chính sách khuyến khích giáo dục không đi vào thực tế cuộc sống, do đó trong hơn một thế kỷ với nhiều khoa thi Nho học thời Nguyễn, tỉnh Thái Nguyên không có người đỗ đại khoa, số người đỗ cử nhân, tú tài cũng rất ít. “Tính từ khoa thi đầu tiên, từ năm Gia Long thứ 6 (1807) đến khoa thi cuối cùng (1918), cả nước có 5.232 người đỗ cử nhân, hương cống, nhưng không có một sĩ từ nào quê ở Thái Nguyên” [23;199].

Về mặt tôn giáo và tín ngưỡng. Phật giáo đối với đời sống tinh thần của nhân dân luôn quan trọng. Nhà nước cho xây dựng một số chùa chiền tại đây như: Chùa Hang, chùa Phủ Liễn, Đền Đuổm, Đền Xương Rồng. Tuy nhiên, việc thờ cúng ở đây có điểm khác là chùa không chỉ thờ Phật mà còn thờ các thần, thành hoàng làng và đặc biệt là những người Thái Nguyên có công với đất nước như Dương Tự Minh, Lưu Nhân Chú.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 113

Chính sách phát triển Phật giáo cũng được các triều đại quan tâm, chú ý, nhiều đền chùa mang phong cách Phật giáo. Nhưng Phật giáo ở Thái Nguyên hòa quyện vào tín ngưỡng dân gian. Tại các gia đình, ảnh hưởng thờ Phật được thấy ở việc thờ Phật bà quan âm. Quan Âm có nguồn gốc từ Phật giáo, song ở các dân tộc thiểu số Thái Nguyên thì lại trở thành một vị thần, được dân gian hóa và hòa lẫn với Đạo giáo, để che chở cho con người khỏi tai họa rủi ro. Phật Bà Quan Âm được thờ ở vị trí cao, nhưng lại thờ chung với cả Hắc Hổ huyền đàn (theo Đạo giáo). Người Tày cũng có quan niệm về Diêm Vương. Như vậy, sự pha trộn giữ các tôn giáo và tín ngưỡng rất rõ rệt, và cũng cho thấy Phật giáo ảnh hưởng đến đây không sâu sắc, triệt để. Các chùa chiền Phật giáo được lập nên song không hoàn toàn chỉ thờ Phật, trong chùa cũng không có tăng ni, phật tử. Hầu hết, các chùa thờ các vị thần, hoặc các thành hoàng như các đình, đền. Hai nhân vật được thờ phụng nhiều nhât ở Thái Nguyên là Dương Tự Minh và Lưu Nhân Chú . Như vậy, có thể nói dù các nhà nước phong kiến đã chú ý phát triển tôn giáo ở Thái Nguyên nhưng tác động của nó không mạnh mẽ. Các tôn giáo khi đến đây có sự pha trộn, hòa lẫn vào tín ngưỡng dân gian nhiều hơn. Đây cũng là một hiện tượng tạo nên sắc thái riêng trong tôn giáo và tín ngưỡng ở mảnh đất biên cương phía Bắc này.

Nho giáo được coi như hệ tư tưởng chủ đạo, nhất là dưới triều Lê. Tuy là một tỉnh miền núi nhưng do nằm trên con đường giao lưu giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ nên Nho giáo khá phát triển ở Thái Nguyên. Cũng bởi nằm trên con đường huyết mạch nối liền vùng Đông Bắc của Tổ Quốc với miền xuôi nên có hiện tượng giao thoa giữa văn hoá dân tộc Tày Nùng với văn hoá Việt, thể hiện ở nhiều mặt trong đời sống sinh hoạt và phong tục tập quán. Các triều đại phong kiến dù đã có sự quan tâm phát triển tôn giáo, nhất là Phật giáo và Nho giáo ở vùng này nhưng do vị trí xa xôi, cách trở với chính quyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 114

trung ương, lại là vùng đất tiếp xúc giữa đồng bằng và miền núi nên ở đây có sự pha trộn, hòa hợp về tôn giáo, tín ngưỡng cũng như những phong tục, tập quán. Vì vậy, những điều kiện đó tác động tới Thái Nguyên và tạo ra một sắc thái tín ngưỡng riêng và hết sức phong phú. Ở Thái Nguyên, việc học chữ Nho đối với các dân tộc thiểu số không đậm đà, sâu sắc như ở miền xuôi, mặc dù người dân vẫn coi trọng đạo đức Nho giáo. Nhưng Nho giáo ở đây chỉ ảnh hưởng trong đời sống hàng ngày của cộng đồng chứ chưa thể xem đó là tôn giáo được.

3.4. Tiểu kết.

Thái Nguyên là một trong những tỉnh có tiềm năng về khai mỏ quan trọng nhất ở Việt Nam thời quân chủ. Ở đây có nhiều mỏ kim loại quý như sắt, vàng, bạc, đồng, chì, kẽm. Các nhà nước quân chủ đã có những chính sách phù hợp để khai thác nguồn lợi đó. Chính sách chủ yếu là “lãnh trưng” tức là đấu thầu và đánh thuế bằng hiện vật hoặc bằng tiền đối với các mỏ. Đối với khai thác lâm sản, nhà nước định mức giao nộp theo nghĩa vụ, coi như hình thức thuế hiện vật. Bên cạnh đó, nhà nước cũng thi hành những chính sách khuyến khích kinh tế phát triển, phát huy những nghề truyền thống ở địa phương như nghề rèn đúc, nghề trồng dâu nuôi tằm, trồng và chế biến chè, làm đường mật... Việc giao lưu buôn bán giữa Thái Nguyên với các địa phương được mở rộng. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau nên nền kinh tế Thái Nguyên vẫn ở trong tình trạng lạc hậu, chủ yếu dựa vào tự nhiên, tự cung, tự cấp.

Về văn hoá giáo dục, các chính quyền quân chủ đã cố gắng mở rộng các hình thức giáo dục đến vùng đất Thái Nguyên như đặt chức “giáo thụ” hay “đốc học”, khuyến khích các thành phần nhân dân, kể cả người dân tộc học chữ. Dưới thời Lê - Mạc, Thái Nguyên xuất hiện nhiều tấm gương đỗ đạt cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 115

Tuy nhiên đến thời Nguyễn các chính sách về giáo dục đối với Thái Nguyên không phát huy hiệu quả, một phần do nhà Nguyễn chưa đề ra được chính sách hay biện pháp gì để nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, lại thêm nạn quan lại cường hào tham nhũng, tô thuế lao dịch nặng nề. Hơn nữa, Thái Nguyên lại là một trong những địa bàn diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân khiến cuộc sống nhân dân Thái Nguyên càng cực khổ nên số lượng học sinh không nhiều và không có người nào đỗ đạt cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 116

KẾT LUẬN

Ngay từ thời Lý - Trần, ông cha ta đã coi Thái Nguyên là “phên dậu” về phương bắc của tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Vì vấn đề sống còn luôn luôn đặt ra là “Xã tắc biên cương lo phòng thủ”. Các triều đại thường xác định Thái Nguyên là “trọng trấn”, là “bình phong phên chắn của trung đô”. Và do đó, trong suốt 9 thế kỷ, các nhà nước quân chủ đã ban hành các chính sách, biện pháp đối với các dân tộc thiểu số ngay từ khi xây dựng vương triều của mình. Lý Thái Tổ ngay sau khi lên ngôi đã thực hiện chính sách ràng buộc hôn nhân. Lê Lợi và cả Quang Trung sau này ngay khi khởi nghĩa đã gương cao ngọn cờ đại đoàn kết các dân tộc. Gia Long vừa lên ngôi đã ban bố các chính sách với cư dân miền Thượng... Và vì thế chính sách dân tộc được xây dựng, thực thi một cách nhất quán đối với từng vương triều.

Thái Nguyên với vị trí là “vùng đệm chiến lược” ở vùng biên giới phía Đông Bắc, là nơi “Tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ” nên các nhà nước quân chủ trước sau đều có những chính sách quan tâm nhất định. Những chính sách đó xuất phát từ yêu cầu xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Với điều kiện tự nhiên không quá phức tạp, Thái Nguyên có điều kiện phát triển một nền kinh tế đa dạng, có cả vùng núi, trung du và đồng bằng, tuy nhiên do trình độ sản xuất còn lạc hậu nên nhìn chung kinh tế Thái Nguyên vẫn mang nặng tính chất tự cung tự cấp. Mặt khác, đây lại là nơi tiếp giáp với vùng đồng bằng bắc bộ, là cái gạch nối núi - đồng bằng, là điểm giao thoa văn hóa giữa miền xuôi và miền ngược, như Giáo sư Trần Quốc Vượng đã nhận xét điểm nổi bật của Thái Nguyên là tính chất “Hội tụ - Tiếp xúc”, là chốt chặn thứ hai sau Cao Bằng, Lạng Sơn nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 117

phương Bắc. Để mảnh đất trọng yếu này phát huy tác dụng dưới sự quản lí của chính quyền trung ương, các nhà nước quân chủ đã có những chính sách và biện pháp tích cực về chính trị, quốc phòng, kinh tế, văn hoá, giáo dục. Những việc làm đó góp phần làm thất bại mọi mưu đồ xâm lấn của kẻ thù đối với biên cương tổ quốc và góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương Thái nguyên.

Ràng buộc, thu phục các tù trưởng dân tộc thiểu số, phủ dụ dân chúng. Đây là chính sách được thực hiện một cách nhất quán của tất cả các vương triều mặc dù các biện pháp và mức độ thực hiện có khác nhau. Chính sách này có thể coi là được áp dụng thành công đối với vùng Thái Nguyên. Dưới thời Lý, chính sách này được thực hiện trước hết thông qua sự ràng buộc về hôn nhân, nhiều tù trưởng trở thành phò mã, gắn bó và chịu sự thần phục của triều đình như Dương Tự Minh (hai lần được gả công chúa). Từ thời Trần trở đi, chính sách này bị bãi bỏ, thay vào đó là chính sách an dân, vỗ về thu phục. Nhà Trần thường cử những quý tộc có khả năng, những quan lại danh tiếng, am hiểu phong tục tập quán để dẹp những cuộc nổi loạn ở miền núi (Ví như Trần Nhật Duật dẹp yên loạn người Man ở đạo Đà Giang năm 1280). Chính sách này tiếp tục được thực hiện trong các triều đại tiếp theo. Bên cạnh đó, các tù trưởng dân tộc thiểu số vẫn được sử dụng trong việc cai trị ở các địa phương, được ban chức tước và trao quyền hành lớn. Chính sách “mềm dẻo với phương xa” hay “nhu viễn” của các vương triều đã trở thành tư tưởng nhất quán nhằm củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, khai thác vị trí, tầm quan trọng của các dân tộc Thái Nguyên trong việc bảo vệ đất nước. Chính sách “nhu viễn” đã được thực hiện một cách có hiệu quả, phần lớn các tù trưởng thiểu số ở Thái Nguyên đều quy phục và hướng về triều đình, thực hiện trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ biên cương. Lịch sử còn ghi lại nhiều sự tích về những anh hùng dân tộc ở vùng đất Thái Nguyên như Dương Tự Minh trong cuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 118

kháng chiến chống Tống thời Lý; thủ lĩnh Lưu Trung, Lưu Nhân Chú, Phạm Cuống trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XV… Các tù trưởng nói chung đã thể hiện được vai trò thần dân của nhà vua, góp phần vào công cuộc phòng thủ biên cương, bảo toàn từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Chính sách “Nhu viễn” thực hiện thành công nhất là dưới thời Lý và thời Lê.

Giải quyết vấn đề dân tộc gắn liền với điều kiện lịch sử. Đây là một trong những thành công của ông cha ta. Thời Lý, chính sách “mềm dẻo với phương xa” được sử dụng một cách triệt để, khi mà chính quyền trung ương chưa đủ sức với tay cai trị một cách trực tiếp các vùng dân tộc thiểu số. Về sau, các nhà nước thời Lê - Nguyễn đã từng bước xác lập vị trí, quyền lực của mình ở khu vực này, tiến hành cải tổ bộ máy hành chính, pháp luật hoá chính sách đối với các dân tộc thiểu số. Để tăng cường sự kiểm soát của chính quyền trung ương đối với các địa phương, các triều đại còn thực hiện chính sách “thổ quan” kết hợp với “lưu quan” ở miền núi. Từ thời Lê trở đi, ở Thái Nguyên đã bắt đầu có “lưu quan” - những vị quan người miền xuôi được triều đình cử lên trấn trị địa phương. Đội ngũ lưu quan đã kết hợp với thổ quan thực hiện trách nhiệm là tôi con của triều đình, nắm trọng trách giữ đất, quản

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN (Từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) doc (Trang 111 - 131)