.Chính sách đối với thế lực chống đối triều đình

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN (Từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) doc (Trang 40 - 52)

6. Bố cục của luận văn

2.1.2.Chính sách đối với thế lực chống đối triều đình

Song song với chính sách ràng buộc mềm dẻo thì với những thế lực chống đối và những xu hướng cát cứ thì đều bị triều đình kiên quyết trừng trị. Trong thời gian trị vì của mình, các vị vua đã trực tiếp cầm quân hoặc sai vương hầu, tướng lĩnh đem quân dẹp loạn vùng biên viễn.

Thời Lý có thể thấy Thái Nguyên luôn giữ vị trí quan trọng ở vùng Đông Bắc Đại Việt, cụ thể ta thấy các ông vua khi lên ngôi đều "lo toan đoàn kết trong nước để kết thúc nhân tâm"[30;58]. Nhưng trên thực tế, tư tưởng đó không phải dễ dàng thực hiện, bởi "ở vùng thượng du, uy quyền trung ương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40

có khi bị các tù trưởng khinh miệt. Hoặc chúng không nạp thuế, hoặc chúng tự lập một nước nhỏ, hoặc chúng theo lời dụ dỗ của quan Tống, mà bỏ ta theo Tống"[30;72]. Chính vì vậy, "các vua quan triều Lý, tuy chịu ảnh hưởng đạo Phật, thường tỏ thái độ khoan hồng; nhưng về chính trị, họ rất tin rằng muốn ràng buộc các phiên thần, phải dùng cả uy lẫn đức"[30;72]. Đối với các thế lực có hành động chống đối triều đình, nuôi ý đồ cát cứ, các vua Lý đều cương quyết dùng bạo lực để trấn áp.

Đối với những hành động phản loạn, nhà Lý cương quyết trấn áp nhưng cũng rất khoan dung và ưu đãi đối với những kẻ đã quy thuận và thần phục. Trên địa bàn Thái Nguyên, có một người tên là Thân Lợi, tự xưng là con của Lý Nhân Tông tụ tập lực lượng chiếm giữ các xứ “Thượng Nguyên, Tuyên Hoá, Cảm Hoá, Vĩnh Thông …đánh phá phủ Phú Lương, chiếm đóng phủ lị rồi âm mưu cướp kinh đô” [68;396]. Thân Lợi đem đồ đảng đến châu Thái Nguyên, từ Tây Nông kéo ra, qua đất Lục Lệnh vào giữ châu Thượng Nguyên và châu Hạ Nông, tụ họp những kẻ vong mạng , chiêu mộ thổ binh, định mưu nổi loạn. Đến đây tự xưng là Bình Vương, lập hậu phi phong vương hầu, ban quan tước cho bè đảng. “Bấy giờ bè đảng của Thân Lợi chỉ khoảng hơn một nghìn người, đi đến đâu cũng phao lên rằng Thân Lợi giỏi thuật dụng binh, đâu đấy đều sợ hãi, không ai dám chống lại.” [68;396]. Khi tin từ biên giới báo về, nhà vua sai Gián nghị đại phu Lưu Vũ Xứng đi đường bộ, Thái phó Hựa Viêm đi đường thuỷ đem quân đến đánh. Bộ tướng của Vũ Xứng là Tô Tiệm và Trần Thiềm kéo quân đi trước, gặp thuỷ quân của Thân Lợi, hai bên giao chiến Tô Tiệm thua, bị giết tại trận. Thân Lợi đắp ải Bắc Nhự chống lại quan quân, Vũ Xứng phải đánh hết sức mới đánh hạ được. Khi Vũ Xứng kéo quân về đất Bồ Đinh, Thân Lợi tung thủy quân ra đánh Vũ Xứng thua, quân sĩ chết đến quá nửa phải rút về. Thân Lợi ra giữ Tây Nông, đem người các xứ Thượng Nguyên, Tuyên Hoá, Cảm Hoá, Vĩnh Thông đánh phá được phủ Phú Lương, chiếm đóng phủ lị rồi cùng với đồ đảng mưu cướp kinh đô.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41

Tháng 4/1140, vua Lý đã sai Đỗ Anh Vũ đem quân đi đánh, bấy giờ Thân Lợi chiếm đóng ở Quản Dịch, gặp quân Anh Vũ đánh kịch liệt, quân Lợi bị thua, bắt được thủ lĩnh châu Vạn Nhai (Thái Nguyên) là Dương Mục và thủ lĩnh động Kim Kê là Chu Ái, Thân Lợi trốn thoát chạy sang châu Lục Lệnh, Đỗ Anh Vũ tiếp tục tiến đánh, Thân Lợi chạy sang Lạng Châu. Nhà vua xuống chiếu cho Tô Hiến Thành đem quân đuổi đánh, bắt được Thân Lợi đưa sang quân doanh Anh Vũ, đóng cũi đưa về kinh đô, giao cho quan lại trị tội: chém Thân Lợi và những kẻ đồng mưu 20 người, còn thì cứ theo nặng nhẹ mà luận tội. Vua cho rằng “Ái và Mục chỉ là kẻ đi theo, vua tha và phát muối cho. Còn Thân Lợi bị bắt cùng đồng bọn 20 người đều bị xử trảm” [49;320]. Khi bắt được đồ đảng của Thân Lợi có tới hơn hai nghìn người, nhà vua ngự ở điện Thiên Khánh, tra hỏi đã chém 20 kẻ đồng mưu và tha cho những người bị ức hiếp mà phải theo, còn hơn 400 người bị lưu đày, đến đây Tô Hiến Thành nói với nhà vua rằng: “Đảng Thân Lợi nổi loạn, giết nhiều quan quân, bệ hạ chỉ hành hình có 20 người, thực là có lòng nhân đức. Nhưng xưa kia, vua Nghiêu, vua Thuấn truyền nối trong vòng hơn trăm năm thế mà số người bị tội chết, bị tội lưu chỉ có bốn tên đầu sỏ gian ác; ngày nay phát lưu đến hàng hơn trăm người, có phải là bản tâm bệ hạ đâu? Tôi xin tha tội cho chúng, để mọi người được nhuần thấm ơn vua, thì lòng nhân đức của bệ hạ không khác gì Nghiêu, Thuấn”. [68;398]. Nhà vua y theo lời, xuống chiếu tha tội phóng trụ và lưu đày cho đồ đảng của Thân Lợi.

Trong suốt thời Trần, trên địa bàn Thái Nguyên hầu như không diễn ra cuộc nổi dậy nào đáng kể, trừ một sự kiện được sử cũ ghi lại khá ngắn gọn là: tháng Giêng, mùa Xuân năm Tân Mão (1351): “ Người Thái Nguyên và Lạng Sơn tụ tập đi ăn cướp đánh lẫn nhau, sai quân đi dẹp yên” [68;623]. Vào thời điểm này, nhà nước phong kiến đã xây dựng được hệ thống hành chính cùng với bộ máy quản lý khá vững chắc ở các vùng miền xa. Xu hướng ly khai khỏi chính quyền trung ương của các thổ tù miền núi cũng dần dần bị loại bỏ, xu hướng thống nhất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42

đất nước ngày càng củng cố, đặc biệt là sau các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giành thắng lợi.

Đến thời Lê Sơ, chính sách trấn áp bằng bạo lực đối với thế lực chống đối triều đình của các vua Lê phần nào còn cương quyết hơn các triều đại trước. Sau cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi, vua Lê Thái Tổ, sau đó là vua Lê Thánh Tông đặc biệt quan tâm tới việc bảo vệ độc lập và thống nhất lãnh thổ, nhất là những vùng biên giới. Về đối ngoại, chính sách của nhà Lê đối với nhà Minh sau kháng chiến là vẫn giữ quan hệ hòa hiếu, nhưng kiên quyết chống lại mọi ý đồ xâm lấn đất đai. Trong Đại Việt sử kí toàn thư còn chép rõ sự kiện vua Lê Thánh Tông đã có hành động nghiêm khắc đối với sự xâm lấn của người Minh vào năm 1467. Vua Lê Thánh Tông luôn luôn nhắc nhở quần thần phải hết sức giữ vững "từng thước đất của Thái Tổ". Đối với những hành động nổi dậy chống lại chính quyền trung ương, nhà Lê đều kiên quyết trấn áp bằng bạo lực. Ngay khi mới giành được chính quyền nhà Lê đã phải kiên quyết xử lý những trường hợp chống đối: “Ngày 24 (tháng 11, năm 1428), giết bọn giặc phản nghịch là tên Phong, tên Nhữ Hốt, tên An Vinh, tên Trung, tên Tồn, tên Sĩ Văn, tên Sùng Lễ, tên Xác. Trước kia, bọn Phong đón hàng giặc Minh, giúp giặc làm điều bạo ngược, chống lại quan quân. Đến khi giặc Minh bị dẹp mới ra đầu hàng, được vua tha tội cho. Nhưng bọn Phong vẫn gây nhiều tội ác không chịu chừa, lại âm mưu làm loạn, ngấm ngầm kết bè đảng, viết thư mật, ngầm sai người đi đường tắt tới xui quân Minh gây sự, bọn chúng sẽ làm nội ứng. Người mang thư bị Thượng tướng trấn Thái Nguyên là Hoàng Nguyên Ý bắt được. Vua giết tên đưa thư rồi giấu chuyện đó đi. Tháng 8, lại có một tên trong bọn đến cáo giác, việc cũng giống thế. Đến đây, vua mới hạ chiếu giết cả bọn” [50;298].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43

Ở miền Tây Bắc và Đông Bắc đã có không ít các cuộc nổi dậy của các tù trưởng2. Một trong số đó là cuộc nổi dậy của Bế Khắc Thiệu - thổ tù người Tày ở trấn Thái Nguyên. Biên niên sử thời Lê còn chép lại rằng tháng 11 năm Canh Tuất (1430) "vua đi đánh bọn nghịch tặc ở châu Thạch Lâm trấn Thái Nguyên là Bế Khắc Thiệu và Nông Đắc Thái. Bấy giờ Khắc Thiệu và Đắc Thái tranh nhau tự lập, nên vua thân đi đánh"[50;305].

Như trên đã nêu, triều đình nhà Lê mặc dù đã thực hiện chính sách phong chức tước, nhận là phiên thần của triều đình để lãnh quản nhân dân địa phương và nạp phú cống đối với các tù trưởng miền núi nhưng vẫn không tránh khỏi hiện tượng nổi dậy cát cứ buộc triều đình cũng kiên quyết trấn áp.

Dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông, chính quyền trung ương được củng cố ngày càng vững chắc. Lê Thánh Tông là một vị vua rất có ý thức trong việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia với nhiều biện pháp cứng rắn và có hiệu lực cao. Chính vì vậy, dưới thời kì này các thổ tù ở vùng dân tộc thiểu số hầu hết đều quy phục, không dám nổi lên chống đối trước uy lực lớn mạnh của Nhà nước trung ương.

Có thể nói, việc kiên quyết trấn áp đối với nhiều thổ tù có mưu đồ chống đối của triều đình nhà Lê không chỉ nhằm mục đích cũng cố nền thống nhất quốc gia, củng cố nền thống trị của nhà nước phong kiến đối với các vùng dân tộc thiểu số ở biên giới Tổ quốc mà còn nhằm khẳng định quyền lực và uy thế của một triều đình trung ương tập quyền.

Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII là thời kì đất nước ta bị chia cắt bởi cuộc chiến tương tàn giữa các thế lực phong kiến. Cục diện Nam - Bắc triều sau đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài đã khiến đất nước bị chia cắt triền miên, gây những tổn hại nghiêm trọng và làm rạn nứt tình cảm và sự cố kết dân tộc. Do

2Ở Tây Bắc có thể kể đến cuộc nổi dậy của một số thổ tù người Thái xảy ra chỉ vài năm sau khi Lê Lợi lên ngôi, như cuộc nổi dậy của Đèo Cát Hãn - thổ tù người Thái Trắng ở châu Mường Lễ, tức châu Ninh Viễn (ở Lai Châu thuộc Hưng Hóa); cuộc nổi dậy của họ Cầm ở các châu Phú Yên, Sơn Long Tuần Giáo, Mai Sơn thuộc phủ Gia Hưng nổi lên chống lại triều đình và đánh phá vùng biên giới…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 44

vậy, việc thực hiện những chính sách đối với vùng biên viễn của triều đại Lê Mạt trong giai đoạn này cũng thăng trầm cùng với các diễn biến chính trị và chịu sự tác động mạnh mẽ của những diễn biến chính trị đó.

Tháng 11-1559, Trịnh Kiểm thống suất 6 vạn quân, tiến ra Bắc hội quân với các cánh quân của Trấn thủ Hưng Hoá Đặng Định và Trấn thủ Tuyên Quang Vũ Văn Mật. Nhân đó bàn kế tiến quân qua sông đánh chiếm các đạo Thái Nguyên, Lạng Sơn. Sau 38 lần đụng độ lớn nhỏ, năm 1592, quân Lê - Trịnh chiếm được Thăng Long, phần lớn triều thần nhà Mạc bị bắt. Một số chạy về các trấn xa Thăng Long chiêu tập quân chống lại nhà Lê. Thái Nguyên trở thành một trong những địa bàn dư đảng nhà Mạc hoạt động mạnh mẽ nhất như Uy vương Mạc Kính Dụng chiếm giữ Thái Nguyên, Trung quốc công chiếm giữ Phổ Yên. Năm 1594, các xứ Thái Nguyên, Lạng Sơn can qua rối động. Khánh vương Mạc Kính Khoan chiếm giữ huyện đại Từ, Thứ vương chiếm giữ Thái Nguyên, An quận công chiếm giữ Phổ Yên, Yên Dũng vương chiếm giữ Võ Nhai, các huyện ở Thái Nguyên bị tàn khổ vì cướp bóc và binh lửa. Tháng 5 năm 1594, Tiết chế Trịnh Tùng sai phó tướng Trịnh Đỗ, Thái bảo Trịnh Ninh thống suất các tướng ở Thái Nguyên do hàng tướng nhà Mạc là Liêm quận công dẫn đường đánh dẹp xứ Thái Nguyên, phá dinh của Vĩnh quận công. Vĩnh quận công chạy đến huyện Võ Nhai. Trong năm này, quân nhà Mạc tiếp tục nổi dậy ở Thái Nguyên. Tín quận công nổi lên chiếm cứ Võ Nhai, sai bộ thuộc là Ninh quốc công đem quân đánh Lê - Trịnh ở Thái Nguyên. Uy vương Mạc Kính Dụng cũng sai bộ tướng là Xuân Sơn hầu và Văn quốc công đem quân đánh úp Thái Nguyên nhưng bị Nguyễn Hoàng đánh tan.

Tháng 4-1595, Trịnh Tùng sai Chỉ huy sứ Trung Tín hầu Phan Cảnh Quang cùng với Tổng binh Thái Nguyên là Đức Trạch hầu Lại Thế Quý đem quân đến châu Cảm Hoá đánh Uy vương Mạc Kính Dụng, giết được 600 quân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45

Mạc. Bộ tướng của Mạc Kính Dụng là Xuân Sơn hầu cùng với người huyện Phổ Yên là bọn Tấn quận công, Thắng quận công, Quế quận công họp quân được 500 người cướp bóc huyện Tam Dương, bị quan huyện đem dân binh tiến đánh dẹp tan. Xuân Sơn hầu lại đem bộ thuộc đánh cướp huyện Phổ Yên nhưng bị quân triều đình đánh thua, Xuân Sơn hầu ra hàng, bị đưa về kinh sư giết chết.

Giữa năm 1598, Mạc Kính Dụng lại tụ họp quân ở huyện An Bác, nhiều lần tiến đánh Thái Nguyên nhưng bị thua luôn, bèn mưu dụ giết thổ quan là Phú Lương hầu để cướp đất và lấy lương thực nhưng bị Phú Lương hầu phục quân giết chết. Để dẹp yên các nhóm nổi dậy ở Thái Nguyên, cuối năm 1598, Trịnh Tùng sai Lại Thế Quý đem quân đánh Thái Nguyên, sai thổ quan Cao Bằng là Dũng quận công Hà Ích đem quân đánh châu Định Hoá giết chết Trung Quốc công. Tình hình Thái Nguyên tạm yên.

Từ 1600 trở đi, trong hơn 7 thập kỷ, triều đình Lê - Trịnh nhiều lần đem quân đánh dẹp nhà Mạc. Để tiến quân lên Cao Bằng, quân đội nhà Lê - Trịnh phải dựa nhiều vào sự cung đốn của Thái Nguyên. Tuy chiến sự không diễn ra trên đất Thái Nguyên nhưng mỗi đợt quân triều đình hành binh lên Cao Bằng đã làm ảnh hưởng không ít đến đời sống kinh tế, xã hội vùng đất này. Để ổn định tình hình vùng đất Thái Nguyên, triều đình Lê- Trịnh đã phải cử những viên quan tài năng, mẫn cán lên trông nom công việc. Điển hình là vào năm 1685, Trịnh Căn đã cử Thạc quận công Lê Thì Hải làm Trấn thủ Thái Nguyên: “Ông tuy là một võ tướng nhưng có tài phủ dụ yên dân” [50;29].

Năm 1778, Trịnh Sâm đã giao cho Tiến sỹ Ngô Thì Nhậm kiêm làm Đốc Đồng Thái Nguyên: “Năm 1776, ông (Ngô Thì Nhậm) được thăng làm Giám Sát Ngự Sử rồi Đốc Đồng Kinh Bắc. Năm 1778, ông được kiêm luôn cả Đốc Đồng Thái Nguyên” [81;317].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46

Vào nửa đầu thế kỷ XVIII, phong trào nổi dậy chống triều đình Lê- Trịnh nổ ra mạnh mẽ ở Đàng Ngoài, trong các cuộc nổi dậy đó có quân của Nguyễn Danh Phương hoạt động chủ yếu ở các trấn Sơn Tây, Thái Nguyên. Nguyễn Danh Phương chiếm cứ núi Độc Tôn, Ngọc Bội của Thái Nguyên làm căn cứ chống lại triều đình Lê - Trịnh. Sử cũ khi chép về núi Độc Tôn ở Thái Nguyên cho biết: “Đời Lê Vĩnh Hựu, nghịch tặc Nguyễn Danh Phương, người huyện Yên Lạc trấn Sơn Tây, chiếm cứ núi này, xây dựng cung điện, của cải chứa đầy, nhiều lần quan quân tiến đánh đều không sao phá vỡ; đến năm Canh Ngọ Cảnh Hưng thứ 11 (1750) mới dẹp tan được” [23;185]. Tháng 12 năm 1750, chúa Trịnh Doanh thân chinh đánh Nguyễn Danh Phương ở Thái Nguyên, truyền cho các quân lên đường tiến đến Giang Dã. Đại binh từ xã Lực Canh đi sang Thái Nguyên, sai lấy thổ binh của phiên thần Thái Nguyên để điều khiển. Hai ngày sau quân Trịnh đã tiến đến đồn Úc Kỳ, dựng lũy rào dài vây quanh đồn. Đồn này do một tướng của Nguyễn Danh Phương tên là Trì quản giữ. Bị quân Trịnh vây ráp, nhiều người trong đồn trốn ra đầu thú. Do có nội ứng, quân Trịnh đột nhập được vào đồn đánh phá dữ dội, phá

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN (Từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) doc (Trang 40 - 52)