Chính sách về quốc phòng

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN (Từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) doc (Trang 68 - 78)

6. Bố cục của luận văn

2.2Chính sách về quốc phòng

Mỗi một nhà nước khi mới được thành lập thì vấn đề đầu tiên là khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân và một vấn đề không thể thiếu được đó là củng cố nền quốc phòng, ngăn ngừa những thế lực chống đối. Các dân tộc ở vùng biên cương Thái Nguyên luôn luôn đảm nhận vai trò là "phên dậu" của đất nước. Bởi vậy, trong quá trình cầm quyền, các nhà nước quân chủ Việt Nam đã thi hành những chính sách và biện pháp quốc phòng tích cực đối với vùng đất trọng yếu này. Qua từng thời kỳ lịch sử, tuỳ thuộc vào sự biến động của vùng đất này mà các nhà nước quân chủ thực hiện chính sách quốc phòng ở các mức độ khác nhau. Trên thực tế các triều đại đều coi trọng, xem Thái Nguyên là “trọng trấn” và có những chính sách thoả đáng để ổn định tình hình chính trị - xã hội Thái Nguyên.

Nhà Lý luôn cảnh giác, đề phòng trước những dấu hiệu bất thường nơi biên cương và chủ động thi hành chính sách nội trị lúc "nhu" lúc "cương", cực kì khéo léo trong việc lôi kéo, mua chuộc các thổ tù miền núi và khi cần lại thẳng tay đàn áp để buộc họ phải thần phục sức mạnh của vương triều. Bằng những biện pháp đó, nhà Lý đã củng cố và bảo vệ được chính quyền của mình cũng như bảo vệ được sự thống nhất toàn vẹn của đất nước. Chính sách kết hợp giữ "nhu" và "cương" trong thái độ của vua Lý đối với họ Nùng ở Cao Bằng là một ví dụ rất tiêu biểu (một phần của Cao Bằng khi đó còn thuộc Thái Nguyên). Việc trấn áp bằng bạo lực một cách kiên quyết đối với hành động phản loạn của Nùng Tồn Phúc và sau đó lại hết sức nhân nhượng, khoan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 68

dung đối với những hành động tương tự của con trai Tồn Phúc là Nùng Trí Cao của vua Lý Thái Tông khiến quan quân trong triều và cả các sử gia lúc bấy giờ không hiểu được. Họ cho rằng vua Lý chỉ vì "cái lòng nhân nhỏ nhặt của Phật" mà tha thứ cho kẻ phiến loạn. Với các cuộc nổi dậy khác, vua Lý đã kiên quyết dùng chính sách bạo lực để dẹp yên, nhưng đối với người Nùng ở Quảng Nguyên thì giết Nùng Trí Cao chưa chắc đã dập tắt được cuộc nổi dậy của họ. Họ Nùng ở Quảng Nguyên vốn là dòng họ có thế lực rất mạnh ở vùng biên giới và chưa hoàn toàn thần phục nhà Lý hay nhà Tống, nếu vỗ về yên ủi được thì nhà Lý sẽ có lợi nhiều hơn. Họ Nùng được sử dụng như một lực lượng "đệm" để nhà Lý thăm dò và tạo sức ép đối với nhà Tống. Nhưng với lòng khoan dung và sự mua chuộc bằng chức tước thì nhà Lý vẫn không mua chuộc nổi Nùng Trí Cao. Như vậy, chính sách chính trị và quốc phòng của nhà Lý lúc này nhằm mục đích củng cố nền thống nhất quốc gia, tiến tới hạn chế và tiêu diệt nạn cát cứ của các tù trưởng vùng dân tộc ít người đã gặp phải những thách thức lớn ở Cao Bằng. Thực tế cuộc nổi dậy của Nùng Tồn Phúc hay Nùng Trí Cao cho thấy, chính sách mềm dẻo của nhà Lý thực hiện đối với họ Nùng ở châu Quảng Nguyên (Cao Bằng) chưa đem lại kết quả. Vì thế, nhà Lý đã phải dùng đến biện pháp trấn áp bằng bạo lực. Cuộc nổi dậy đó cho thấy các tù trưởng địa phương thực sự có thế lực rất mạnh và lôi kéo được đông đảo nhân dân bản địa đi theo, ủng hộ ý chí cát cứ của họ. Lực lượng thổ binh trong quân đội Nùng Trí Cao đã giúp cho vị thủ lĩnh họ Nùng tiến hành hoạt động quân sự chống lại nhà Lý hay tiến công sang tận đất đai nhà Tống cũng chứng tỏ rằng: các bộ tộc Tày, Nùng ở địa phương này vẫn nuôi ý đồ tự tách ra khỏi sự kiểm soát của cả nhà Lý để thành lập một tiểu quốc riêng.

Có thể nói, với chính sách nhu viễn và chính sách trấn áp bằng bạo lực đối với thủ lĩnh họ Nùng ở vùng Quảng Nguyên phần nào khiến mũi tấn công của thủ lĩnh Nùng Trí Cao không thể quay về chiếm đất Đại Việt mà tràn sang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 69

chiếm đất Tống. Lãnh thổ Đại Việt ở vùng biên cương này về cơ bản vẫn được bảo toàn. Đây là một thành quả lớn trong công cuộc thống nhất đất nước mà nhà Lý đã làm được. Các triều đại sau đã được kế thừa thành quả đó.

Chính sách về quốc phòng của nhà Lý trong thời đại lúc bấy giờ là vì lợi ích chung của cả dân tộc, trong đó có lợi ích riêng của từng tộc người.

Chính sách về quốc phòng của triều Lý cũng như tiều Trần còn thể hiện ở việc chú trọng xây dựng lực lượng quân đội. Thời Lý - Trần, bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền bước đầu được thiết lập và ngày càng được củng cố. Các đời vua nối tiếp nhau lên trị vì đất nước đều hết sức quan tâm tới việc gìn giữ biên cương và mở rộng cương vực của đất nước. Có thể nói, vấn đề xây dựng quân đội và quốc phòng đã được coi là then chốt để bảo vệ nền độc lập và thống nhất quốc gia. Từ buổi đầu thiết lập triều đại, nhà Lý đã xây dựng được lực lượng quân đội mạnh, bao gồm quân triều đình (thường gọi là cấm quân) và quân các địa phương (thường gọi là lộ quân hay sương quân) đóng ở các phủ, châu. Ngoài ra còn có lực lượng dân binh và hương binh ở đồng bằng và thổ binh ở miền núi. Tuy nhiên, ở những vùng biên giới xa xôi hẻo lánh, nhà Lý chưa thể cắt cử quân đội của triều đình đến canh giữ. Nhà nước phần lớn trông chờ vào lực lượng các thổ tù trong vùng và thổ binh của họ để giữ gìn và phòng bị nơi biên giới.

Ở Thái Nguyên, nhiều thổ tù địa phương cùng với lực lượng thổ binh của họ đã có nhiều cống hiến quan trọng, góp phần to lớn vào công cuộc phòng thủ biên cương của vương triều Lý. Vì vậy, thái độ kiên quyết và mềm dẻo của vua Lý trong việc đối phó với những hành động của Nùng Tồn Phúc hay Nùng Trí Cao bên cạnh ý đồ chính trị còn ít nhiều xuất phát từ mục đích quốc phòng. Vua Lý hiểu rằng thu phục được Nùng Trí Cao cũng có nghĩa là thu phục được cả một đạo quân lớn làm bức phên dậu che chắn ở vùng biên giới phía Bắc. Chính vì thế, trong thái độ đối xử với vị thủ lĩnh Nùng Trí Cao, vua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 70

Lý chủ yếu giữ thái độ khoan dung, mềm dẻo và hậu đãi để lôi kéo, hay ít ra cũng lợi dụng khéo léo để giữ gìn được vùng biên cương này. Bên cạnh đó, các thổ tù cùng lực lượng thổ binh của họ ở địa phương cũng có những đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ biên giới, giúp sức nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống. Thủ lĩnh Nùng Tôn Đản từng được Lý Thường Kiệt giao nhiệm vụ chỉ huy đạo quân miền núi trong cuộc tiến công chiến lược sang đất Tống năm 1076. Hoặc thủ lĩnh Hoàng Lục đã lãnh đạo người bản bộ mưu trí dũng cảm chống trả quân của nhà Tống do Yến Đạt chỉ huy khi chúng vượt biên giới tiến vào xâm lược Đại Việt.

Có thể nói, những chính sách nhu viễn (mềm dẻo đối với phương xa) hay chính sách trấn áp đối với thế lực chống đối triều đình được thực thi ở vùng đất Thái Nguyên lúc bấy giờ còn mang ý nghĩa như là chính sách quốc phòng. Các chính sách đó dù khác nhau về nội dung nhưng đều hướng tới một mục đích chung là bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, củng cố vững chắc nền độc lập của đất nước.

Thời Trần hầu như không thấy tư liệu nào cho biết về về những việc làm của triều đại này nhằm thu phục nhân tâm ở vùng đất Thái Nguyên. Sự thiếu vắng tư liệu đó cũng có nhiều khả năng do nhà Trần thừa hưởng thành quả từ nhà Lý trong việc trấn áp thế lực tù trưởng nổi dậy ở đây nên ở thời kì này, vùng đất Thái Nguyên ít xảy ra những cuộc nổi dậy cát cứ của các tù trưởng địa phương. Các thổ tù Thái Nguyên không dám nổi dậy chống lại uy quyền của nhà nước trung ương mà đã dần hướng về triều đình, giúp sức triều đình giữ gìn và bảo vệ biên cương.

Từ thời Lê Sơ trở đi và nhất là đến thời Lê - Trịnh, những chính sách về chính trị và quốc phòng đã tác động tới nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội ở Thái Nguyên như an ninh xã hội, kinh tế, văn hóa…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 71

Từ thế kỉ XV trở đi, chính sách quốc phòng được các vua triều đại Lê Sơ nối tiếp nhau thực hiện. Nhà Lê thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề biên giới và quốc phòng, như lời khẳng định trong "Bình Ngô đại cáo":

Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác…

Đó là lời khẳng định về cương vực lãnh thổ "bờ cõi đã chia" của các vị vua đầu triều Lê, đặc biệt là vua Lê Thánh Tông đã từng khuyên răn quần thần rằng: "Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào vứt bỏ". Bởi vậy, ở thời kì này công việc biên giới và quốc phòng được đưa lên hàng đầu trong công cuộc bảo vệ đất nước.

Sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ đã cho 25 vạn quân về quê làm ruộng, chỉ giữ lại 10 vạn sung vào quân đội. Quân đội được chia thành 5 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc và Hải Tây. Đến thời Lê Thánh Tông, cùng với cuộc cải cách hành chính được thực hiện rộng khắp trong cả nước, quân đội cũng được tổ chức lại, chia thành hai bộ phận: quân trong bảo vệ triều đình và nhà vua; quân ngoài ở địa phương gồm 5 phủ, trong đó Bắc quân lãnh quản các xứ Cao Bằng, Kinh Bắc, Lạng Sơn. Về sau, Lê Thánh Tông đặt thêm các vệ quân ở các đô ty xa: Thanh hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Quảng Nam, An Bang, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Ở các vùng xa xôi hẻo lánh, những vùng đất biên giới, vua Lê Thánh Tông dành sự quan tâm đặc biệt, đề ra nhiều chính sách về quốc phòng an ninh để bảo vệ những vùng đất này. Đối với những người đứng đầu chính quyền và các vệ quân ở địa phương, nhất là ở Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn - những khu vực biên giới luôn xảy ra biến động phức tạp, vua ra sắc dụ "Quan coi giữ bờ cõi của triều đình, cố nhiên phải giữ đất yên dân, đánh ngăn giặc ngoài".

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 72

Đối với việc rèn luyện quân binh ở năm đạo và các phủ trấn, vua yêu cầu "các tổng quản, tổng tri, các vệ quân… rằng: "Phàm có nhà nước tất có vũ bị. Nên nhân lúc rỗi việc làm ruộng, đình hoãn những việc không gấp, cứ hàng tháng vào ngày rằm thì đến phiên để điểm mục, liệu cắt quân nhân vào những việc giữ cửa, nhà, điếm, kiếm cỏ lợp nhà, cắt cỏ nuôi voi; còn thì trước một hai ngày phải theo những đồ trận đã ban ra, ở ngay địa phận về mình, sửa sang đội ngũ, dạy cho những phép ngồi đứng tiến lui, tập nghe những hiệu lệnh chiêng trống, để cho quân lính tập quen cung tên, không quên vũ bị. Đến ngày thứ 4 trở đi mới sai làm tạp dịch. Nếu quan nào không biết để lòng răn dạy, rèn tập quân lính, dám sai làm việc tạp nhiều, thì xử biếm hay bãi"[50;268-269]. Không chỉ đặt yêu cầu nghiêm ngặt đối với việc rèn luyện võ bị, vua còn kiểm soát chặt chẽ các Tổng binh và Dụ tổng binh: "Bọn các ngươi có nhiệm vụ coi quân ở nơi biên thùy, làm phên giậu cho nước, triều đình có lệnh đòi gọi, bắt hỏi, ra quân, các việc quan trọng ấy phải ban xuống sắc thư và nội phủ, phải xét kĩ kháp phù quả thực không sai thì mới được theo mệnh lệnh. Nếu chỉ có sắc mà không có phù, chỉ có phù mà không có sắc, và các nha môn từ công hầu trở xuống có gửi giấy tờ đòi giữ, bắt gọi đều là gian trá, các ngươi phải giữ ngay lấy tờ giấy ấy, làm bản do trạm chạy tâu. Nếu tự tiện vứt bỏ nơi nhậm sở đi đâu, tội nặng thì xử tử, tội nhẹ thì xử lưu” [50;338- 339].

Đến thời Lê - Trịnh, trong buổi đầu củng cố uy tín của vương triều, Nhà nước đã dành sự quan tâm lớn đến vấn đề biên giới và quốc phòng. Lực lượng thổ tù và thổ binh địa phương vẫn được coi trọng và thực tế cho thấy, các phiên thần thiểu số thời Lê Sơ ở Thái Nguyên đã trợ giúp đắc lực cho chính quyền Lê - Trịnh trong việc đánh dẹp dư đảng họ Mạc, góp phần ổn định tình hình xã hội ở vùng đất biên giới này. Trên địa bàn Thái Nguyên, có trường hợp Liên Quận Công (không rõ tên) dẫn đường cho các tướng của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 73

chúa Trịnh “đánh dẹp xứ Thái Nguyên phá được dinh nguỵ Vĩnh quận công, buộc tướng Mạc đem dư đảng chạy về Võ Nhai”. Năm 1598, thổ quan ở Cao Bằng tên là Hà Ích phối hợp với lực lượng Lê - Trịnh tiến đánh quân Mạc ở châu Định Hoá “chém được Trung Quốc Công nguỵ và đồ đảng 35 đầu cắt tai, bắt được 30 con ngựa về kinh nộp” [48;42]. Chính quyền Lê - Trịnh ghi nhận công lao của các phiên thần và có nhiều chính sách và biện pháp để củng cố và ổn định tình hình biên giới. Trong sáu Bộ của chính quyền trung ương có quy định rõ trách nhiệm của bộ Binh là "giữ công việc binh nhung, cấm vệ, xe ngựa, nghi trượng, khí giới và các việc về dân biên giới, quân trấn giữ các dịch trạm, các dân Man di hiểm hại những việc khẩn cấp". Và, cũng như các triều đại trước, triều đình Lê - Trịnh giao việc trấn giữ cai quản biên giới cho viên trấn thủ ở địa phương, có trách nhiệm "coi toàn binh ở ngoài biên chống giữ nơi xung yếu, bắt và trị giặc cướp". Năm 1719, chúa Trịnh Cương đặt ra năm điều quy định công việc của Trấn thủ, bao gồm "Cần khám xét, chế ngự giặc cướp; khám xét bọn gian phi; sắp sửa đê điều đường xá; dò hỏi xem xét nơi quan ải; bắt lính". Triều đình vẫn tiếp tục áp dụng chính sách ràng buộc các tù trưởng vùng biên giới để quản lí đất đai và cư dân. Các tù trưởng nhận chức tri châu, tri huyện, động trưởng do triều đình ban phong. Năm 1694, các xã tiến hành thành lập sổ "tu tri" để ghi rõ địa giới, hình thế núi sông, những nơi hiểm yếu của địa phương gửi lên để biên vào bản đồ của trấn. Năm 1721, chính quyền Lê - Trịnh còn quyết định đặt cơ quan "Man di ty" ở kinh thành để khuyến trách việc cai quản quân và thực hiện các chính sách đối với vùng biên viễn phía Tây và Đông Bắc.

Đối với Thái Nguyên, sau khi đánh dẹp được tàn quân Mạc, nhà Lê - Trịnh đã bổ cử những viên quan tài giỏi như Lê Đình Tính, Nguyễn Đình Tuyển lên trấn trị Thái Nguyên. Sự quan tâm sâu sát đó phần nào đã mang lại hiệu quả nhất định, tình hình chính trị - xã hội ở vùng đất Thái Nguyên dần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 74

trở lại ổn định. Thái Nguyên không những có vị trí quan trọng đối với phía

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN (Từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) doc (Trang 68 - 78)