Chính sách nhu viễn (Mềm dẻo đối với phương xa)

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN (Từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) doc (Trang 32 - 40)

6. Bố cục của luận văn

2.1.1.Chính sách nhu viễn (Mềm dẻo đối với phương xa)

Từ buổi đầu dựng nước và sau đó là thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, vấn đề dân tộc mới chỉ xuất hiện dưới dạng sơ khai, trong đó chủ yếu là gương cao ngọn cờ độc lập tự chủ để tập hợp mọi lực lượng dưới ngọn cờ đại nghĩa. Từ lời thề sông Hát, Hai Bà Trưng “hô một tiếng mà cả 65 thành vùng dậy” như lời ghi trong sử cũ chính là thể hiện sự tập hợp ấy. Chính sách dân tộc chỉ có thể ra đời một cách thực sự khi ông cha ta bắt tay xây dựng Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền từ thế kỷ XI.

Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các dân tộc thiểu số đã có những đóng góp tích cực. Chính sách “cơ mi” (ràng buộc lỏng lẻo) đã sớm được thực hiện đối với vùng núi rừng xa xôi, nơi cư trú của các dân tộc ít người. Tuy nhiên chính sách này đã được các triều đại sau đó phát triển thêm một bước mới với những biện pháp mềm dẻo và hình thức linh hoạt hơn.

Các tù trưởng thiểu số là những người có thế lực rất lớn, nắm mọi quyền hành, quản lý cư dân thuộc tộc mình. Do đó chính sách cơ bản được đặt ra là củng cố quốc gia thống nhất bằng cách ra sức tranh thủ các tù trưởng để thông qua họ, thắt chặt khối đoàn kết dân tộc và mở rộng ảnh hưởng của triều đình lên vùng miền núi, biên viễn. Để tăng cường và đẩy mạnh mối quan hệ, liên kết, bên cạnh việc phong chức tước, quyền hạn, ban thưởng tiền bạc, triều đình nhà Lý còn thông qua các cuộc hôn nhân, gả công chúa cho các tù trưởng có thế lực để quản lý cư dân thành khối thống nhất dưới sự lãnh đạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32

của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Đây là chính sách rất đặc biệt của vương triều Lý mà Lý Thái Tổ là người mở đầu chính sách đó.

Lý Thái Tổ lên ngôi, thiết lập bộ máy chính quyền trung ương tập trung vững chắc. Các chính sách kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá triều Lý đã tạo nên sự thay đổi lớn cho bộ mặt đất nước.

Do điều kiện địa lý và lịch sử, trình độ phát triển kinh tế, xã hội các dân tộc thiểu số còn thấp so với miền xuôi, tù trưởng luôn có thế lực lớn trong nhân dân. Nhà Lý vẫn để các tù trưởng tự cai quản địa phương theo luật tục, chính quyền trung ương ràng buộc họ bằng các chính sách, biện pháp mềm mỏng để lôi kéo họ, nhằm thắt chặt mối đoàn kết quốc gia dân tộc, mở rộng ảnh hưởng của triều đình lên vùng miền núi, biên giới.

Từ thế kỉ X trở về sau là thời kì độc lập tự chủ, nhà Lý ngoài việc phải củng cố nền độc lập còn phải tiến hành xây dựng nhà nước mới, nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Các vùng đất nơi biên viễn đặc biệt là vùng Đông Bắc còn tồn tại phổ biến xu hướng cát cứ, muốn vươn ra khỏi sự kiểm soát của chính quyền trung ương. Trước khi nhà Tống lập quốc, thủ lĩnh của người Nùng là Nùng Dân Phú đã được vua Nam Hán phong cho làm thủ lĩnh 10 châu ở Quảng Nguyên. Sau đó, Nùng Dân Phú xin quy phụ nhà Tống và được phong tới chức "Kiểm hiệu tư không". Từ khi nhà Tống lập nước, các quan nhà Tống cai quản Quế Châu, Ung Châu đã tìm cách thu phục các khê động vùng Tả Giang và Hữu Giang trong đó có đất Quảng Nguyên. Ở đây, các khe động một mặt vẫn tự lập, mặt khác cống nạp lấy lệ cho nhà Tống hoặc theo nhà Lý. Đặc biệt, vùng châu Vạn Nhai (Thái Nguyên) và châu Vũ Lặc (Cao Bằng) thuộc Quảng Nguyên đều nộp cống cho vua Lý. Nước ta nhỏ nên đường từ kinh đô đến các khê động ấy không phải là quá xa nên nhà Lý có thể kiểm soát vùng tây Tả Giang dễ dàng hơn quan nhà Tống đóng ở Ung Châu. Tuy nhiên cũng có những bộ lạc thỉnh thoảng vì bất bình một sự việc gì thì lại từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33

bỏ đất này để theo đất khác. "Vì thế, cương giới vùng này còn lưu động. Vua Lý rất quan tâm mở cõi về vùng ấy" [30;65].

Sử dụng sức mạnh của Nhà nước trung ương, chống xu hướng ly khai cát cứ, để thống nhất quốc gia. Các vương triều đều sử dụng các biện pháp nhằm thu phục các tù trưởng dân tộc thiểu số và vỗ yên dân chúng. Trên phương diện này, các vương triều Lý, Trần, Lê Sơ không chỉ thực hiện đơn thuần biện pháp trấn áp mà quan trọng hơn là lôi kéo, ràng buộc, khoan dung đưa họ hoà nhập vào cộng đồng quốc gia. Nhà Lý sau khi đánh bại cuộc nổi dậy của họ Nùng lại tiến hành ban tước, trao cho quyền tự trị, cai quản.

Các triều đại phong kiến nối tiếp nhau lên trị vì đã không ngừng củng cố và tăng cường sức mạnh quyền lực của nhà nước trung ương đối với dân cư và đất đai trong cả nước. Bộ máy nhà nước qua các thời kì từng bước được xây dựng và kiện toàn thống nhất từ trung ương đến địa phương. Tất cả các khu vực hành chính đặt dưới quyền kiểm soát tối cao của chính quyền trung ương. Tuy nhiên trên thực tế, ở những vùng biên cương xa xôi hẻo lánh các tù trưởng, thổ tù, lang đạo, phìa đạo, thổ ty (chúa đất) có thế lực rất lớn, chi phối mọi mặt đối với nhân dân trong vùng họ cai quản. Cũng do đặc thù về vị trí địa lí, những vùng biên giới với núi non hiểm trở, địa thế hiểm yếu và cách xa chính quyền trung ương lại thường xuyên bị các thế lực bên ngoài lợi dụng để dọn đường thực hiện âm mưu lấn chiếm và xâm lược nước ta. Tình hình đó đặt cho chính quyền quân chủ phải có những chính sách hoặc biện pháp riêng đối với các dân tộc, trước hết phải nắm lấy được các thổ tù - tầng lớp trung gian là những người đứng đầu các tộc người ở vùng biên viễn. Các nhà nước quân chủ đều hiểu rằng, nếu quy phục được các dân tộc miền biên viễn sẽ có lợi về rất nhiều mặt: trước hết là quốc gia - dân tộc sẽ ngày càng hùng mạnh lên bởi cương vực được nới rộng, thần dân trong nước tăng lên. Bên cạnh đó, các tù trưởng miền biên viễn với lực lượng quân sự địa phương sẽ tạo nên một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34

bức "phên dậu" bảo vệ cho chính quyền trung ương ở Thăng Long. Ngược lại, nếu không thu phục được lực lượng này thì chẳng những lãnh thổ bị thu hẹp mà nền độc lập và chính quyền trung ương cũng bị đe dọa bởi nạn ngoại xâm và cát cứ. Một trong những biện pháp được chính quyền trung ương chú trọng thực hiện là chính sách "nhu viễn" (mềm dẻo đối với phương xa) để phủ dụ, lôi kéo thế lực thổ tù địa phương, thông qua họ để thắt chặt mối đoàn kết quốc gia dân tộc, mở rộng ảnh hưởng của triều đình đến nhân dân các tộc người miền núi.

Triều đình nhà Lý trong quá trình củng cố quyền lực đối với những vùng đất biên giới nói chung và Thái Nguyên nói riêng đã thực hiện thường xuyên và kiên trì chính sách dùng quan hệ hôn nhân, ban chức tước nhằm kết thân và ràng buộc các châu mục, tù trưởng có thế lực ở địa phương. Ở Thái Nguyên, chính sách mềm dẻo của nhà Lý được thể hiện rõ nét và nổi bật nhất qua thái độ ứng xử của chính quyền trung ương đối với các nhân vật có ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng dân cư vùng biên cương Đông Bắc ở thế kỉ XI.

Dùng hôn nhân ràng buộc: Nhà Lý đã đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi dòng họ, vượt ra khỏi ranh giới của sự kỳ thị dân tộc: “Vua Lý không chia rẽ “Hoa di” và đã lợi dụng sự hôn nhân để liên kết với các dân tộc biên thuỳ” [29;98]. Dương Tự Minh là nhân vật khá đặc biệt, ông sinh trưởng trong một gia đình nối đời làm tù trưởng vùng dân tộc nên rất có quyền lực và uy tín với nhân dân địa phương. Ông đã sống qua 3 đời vua Lý: Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông và Lý Anh Tông. Cuối thời Lý Nhân Tông (1072-1128) ông làm thủ lĩnh phủ Phú Lương. Trong mấy chục năm làm thủ lĩnh ông rất quan tâm đến sản xuất và đời sống nhân dân địa phương, ông cho dân làm thuỷ lợi , sửa đường sá, trồng bông dệt vải, nhuộm màu thêu hoa cho dân chúng. Ông còn cho khai thác các mỏ vàng, mỏ đồng ở địa phương để làm giàu cho đất nước. Ông sống liêm khiết, mẫu mực nên nhân dân rất kính trọng. Trong mấy chục năm làm thủ lĩnh, dưới quyền ông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35

cai quản, phủ Phú Lương đã phát triển khá phồn thịnh. Do những công lao đóng góp cho nhân dân Phú Lương, năm Đinh Mùi, niên hiệu Thiên Phù Khánh Thọ (1127), vua Lý Nhân Tông đã gả công chúa Diên Bình cho ông và được phong chức “Phò Mã Đô uý”, một chức quan quan trọng của triều đình trông coi toàn bộ việc quân, dân suốt một vùng khe động dọc biên giới phía Bắc và được sắc phong là Thượng đẳng thần. Đầu những năm 40 của thế kỷ XII, lợi dụng tình hình không ổn định, nhiều phe đảng đã ngầm nổi dậy chống phá vùng biên giới. Năm Đại Khánh thứ 3 (1142), triều đình phải cử thủ lĩnh phủ Phú Lưong - Phò mã Đô uý Dương Tự Minh lên Cao Bằng phủ dụ dân chúng, trấn áp bọn phản động. Sau thời gian ngắn với tài trí và đức độ của mình, Dương Tự Minh đã nhanh chóng ổn định được vùng biên giới Quảng Uyên, Cao Bằng, đẩy lùi âm mưu phá hoại từ bên trong của nhà Tống đối với nước ta. Năm Đại Định thứ 4 (1143), Lý Anh Tông đã ban chiếu trao cho ông quyền quản lý, trông coi tất cả các khe động thuộc vùng đất từ “Thượng Đu Đuổm, hạ Tam Giang”1. Vào thời điểm này, Dương Tự Minh không những chỉ đứng về phía triều đình đi phủ dụ dân chúng và quản lý ở các khê động dọc biên giới mà ông còn giúp triều đình nhà Lý đi đánh dẹp người nước Tống sang cướp phá vùng biên giới phía Bắc của đất nước. Năm Đại Định thứ 5 (1144) có kẻ người nước Tống là Đàm Hữu Lượng, dùng phép yêu thuật dụ dỗ lôi kéo người địa phương rồi chiếm cứ vùng biên giới Cao Bằng. Nhà vua lại xuống chiếu sai Phò mã Đô uý Dương Tự Minh cùng các quan văn là Nguyễn Như Mai, Lý Nghĩa Vinh đem quân đánh dẹp, lấy lại được Ái Lũng Đồ, châu Thông Nông, (Cao Bằng) và bắt được bè đảng giặc tất cả 21 tên . Do chiến công này nhà vua lại gả công chúa Thiều Dung cho ông và phong là “ Phò mã lang”, như vậy ông là người được hai lần làm rể của vua. “Năm 1144, gả công chúa

1 Tam Giang là chỗ ngã ba sông, nơi con sông Cà Lồ chảy vào sông Cầu, danh giới giữa các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội ngày nay. Hiện nay nơi đây còn xã Tam Giang thuộc huyện Yên Phong- Bắc Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36

Thiều Dung lên vùng Phú Lương – Thái Nguyên cho Dương Tự Minh và phong phò mã lang”[68;398]. Đây là đặc ân lớn của triều đình đối với Dương Tự Minh và cũng là chính sách lớn của vương triều Lý nhằm tranh thủ, ràng buộc các thủ lĩnh vùng dân tộc biên giới đối với triều đình trung ương. Phò mã Dương Tự Minh - người con ưu tú của nhân dân Thái Nguyên là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần tận trung với nước, làm việc nghĩa , chống gian tà. Cuộc đời và sự nghiệp của ông tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết các dân tộc ngay từ buổi đầu xây dựng quốc gia Đại Việt. Có thể nói: “Với những gì Dương Tự Minh đã cống hiến cho vương triều Lý như: phủ dụ dân chúng, quản lý các vùng khê động ở biên giới, đánh dẹp sự quấy nhiễu của người nước Tống và đặc biệt là tham gia dẹp nội loạn chuyên quyền trong cung đình nhà Lý – Dương Tự Minh đã làm tốt chức phận của một viên quan cương trực trung chính” [96;79].

Với việc thực hiện quan hệ hôn nhân như vậy, vương triều Lý đã gắn kết các tù trưởng thiểu số trong quan hệ “cha con”, trở thành những phò mã hay quan chức thân cận của triều đình.

Nhà Lý dành sự quan tâm đặc biệt và có những đối sách thích hợp với các dân tộc ở Thái Nguyên, vua Lý chủ trương kết thân với các tù trưởng, các dòng họ lớn từng thống trị ở Thái Nguyên bằng cách ban chức tước cao cho thủ lĩnh của họ, ví dụ như vua Lý giao cho Nùng Tồn Lộc cai quản châu Vạn Nhai (Thái Nguyên). Nhà Lý dành quyền trực tiếp cai quản địa phương cho thổ tù bản địa và báo cáo với trung ương theo kì hạn.

Tư tưởng chủ đạo của chính sách “nhu viễn” là mềm mỏng đối với phương xa nhưng thực chất nó gồm hai mặt. Mặt thứ nhất, mua chuộc, ràng buộc đối với các thủ lĩnh người dân tộc, những người này không chỉ có thế lực về kinh tế, quân sự mà còn được người dân địa phương kính trọng, tin tưởng. Mặt thứ hai, thẳng tay đàn áp bằng vũ lực đối với những thế lực chống đối triều đình. Thi hành chính sách này nhà Lý thu được nhiều cái lợi: Thứ nhất khi thu phục được những vùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37

đất đai nơi biên viễn, cương vực quốc gia sẽ được mở rộng, số thần dân của triều đình nhiều lên, theo đó những nguồn lợi về thuế khoá và sản vật của triều đình cũng sẽ tăng lên. Thứ hai, ảnh hưởng chính trị của triều đình Lý sẽ được bao trùm rộng khắp, đến cả những vùng đất thực chất triều đình chưa thể quản lý được. Thứ ba, các tù trưởng địa phương với các lực lượng quân sự tại chỗ sẽ tạo nên bức “phên giậu” bảo vệ, che chắn cho chính quyền trung ương ở Thăng Long.

Thông qua quan hệ hôn nhân, gả công chúa cho các châu mục, tù trưởng, không chỉ nhằm thu phục các dân tộc ít người miền biên viễn, mà vua Lý còn nhằm giữ đấtgiữ dân. Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi lại sự kiện tháng 10 năm Nhâm Tuất (1142), triều đình lệnh cho “Dương Tự Minh đi Quảng Nguyên chiêu tập người trong châu trước kia bị xiêu dạt, trốn tránh” [68;397]. Nguyên do là vì cuộc nổi dậy của Thân Lợi vào năm 1141, bị triều đình trấn áp quyết liệt, ảnh hưởng nhiều đến vùng này, khiến người dân phải xiêu dạt. Việc triều đình cử Dương Tự Minh đến vùng này chiêu tập dân trở về quê hương bản quán để sinh sống làm ăn rõ ràng là một kế sách hiệu quả để giữ đất, giữ dân. Như vậy chính sách “nhu viễn” của nhà Lý, đến thời vua Lý Anh Tông đã có những biện pháp sang tạo mang tính thực tế hơn. Qua việc nhà Lý sử dụng Dương Tự Minh trong việc cai quản vùng đất Quảng Nguyên và trấn trị toàn bộ khu vực biên giới phía Bắc có thể thấy lúc này triều đình không cần sử dụng đội ngũ tù trưởng dòng dõi để quản lý cai trị ngay tại quê hương bản quán mà có thể điều động những tù trưởng từ vùng khác đến. Để các thủ lĩnh này có thể tạo được uy tín tại địa bàn mới, ngoài đức độ và phẩm chất cá nhân, họ sẽ phải làm việc gây dựng cơ đồ cho chính mình và chính người dân của mình. “Việc chiêu tập lưu tán chắc chắn cũng được sự hỗ trợ của triều đình, nhưng những người dân lưu lạc được trở về sinh sống làm ăn tại quê cha đất tổ ở Quảng Nguyên hẳn sẽ vô cùng

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN (Từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) doc (Trang 32 - 40)