6. Bố cục của luận văn
2.1.3. Chính sách thổ quan và lưu quan
Thái Nguyên là vùng rừng núi phía Đông bắc của Tổ quốc, có ý nghĩa hết sức quan trọng về chính trị quốc phòng, để xây dựng được một bộ máy quan chức phục
3
Năm 1862 lại nổ ra cuộc phản kháng cử đồng bào các dân tộc thiểu số và đặc biệt là của người thiểu số từ bên kia biên giới tràn sang cướp phá. Năm 1862, đồng bào các dân tộc thiểu số tập hợp nhau đánh chiếm huyện Bình Xuyên (Phú Bình – Thái Nguyên). Quan tỉnh Thái nguyên liền phái bọn Phó lãnh binh là Võ Thành, Tri phủ là Doãn Chính, đem quân đánh 6 trận, được cả. Phó quản cơ là Hồ Lung bị quân nổi dậy giết chết. Người cầm đầu cuộc nổi dậy bị quân Nguyễn sát hại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 52
vụ cho việc quản lý và bảo vệ lãnh thổ vùng đất này, các nhà nước quân chủ Việt Nam đã có những chính sách, biện pháp khác nhau trong từng thời kì, trong đó nổi lên là chính sách thổ quan và lưu quan.
Chính sách thổ quan: được các nhà nước quân chủ Việt Nam phải thực hiện ở Thái Nguyên trong suốt các thế kỉ XI đến thế kỉ XIX. Nhà nước trung ương không thể đủ đội ngũ quan lại để với tay tới kiểm soát và quản lý hết được nên buộc phải dựa vào tầng lớp trung gian, đó là những người đứng đầu các tộc người có thế lực và uy tín trong vùng để nắm giữ.
Chính sách lưu quan: để từng bước xoá bỏ xu hướng cát cứ, li tâm và hạn chế bớt quyền lực của các thổ tù địa phương, tăng cường quyền lực của triều đình trung ương, nhà nước đã cho thi hành sách lưu quan đối với các vùng dân tộc thiểu số, trong đó có Thái Nguyên (cử quan lại cao cấp của triều đình lên Thái Nguyên, trấn giữ những vùng quan yếu). "Lưu quan" thực chất bắt nguồn từ thành ngữ "cải thổ quy lưu", có nghĩa là thay thế thổ quan bằng lưu quan (tức quan lại do triều đình bổ nhiệm).
Dưới Triều Lê, vào năm 1497 nhà vua xuống chiếu quy định: “Từ nay, quan tuần ty ở dọc biên giới nếu có khuyết viên nào, thì Lại bộ chọn lấy người Kinh nào ở địa phương gần đây có chiến công đánh giết được giặc, đáng được bổ dụng mà chưa quen thuỷ thổ để thuyên bổ” [50;527].
Vào năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) vua đã cho đặt các chức lưu quan ở các châu huyện thuộc Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn với mục đích để cho thổ quan và lưu quan xen kẽ ràng buộc giữ gìn lẫn nhau. Tuy nhiên, chế độ lưu quan dưới thời Minh Mạng không phải đã được thực hiện ngay khi ban hành. Tình trạng "lam chướng không thích hợp" với lưu quan, "ngôn ngữ không thông" giữa quan và đồng bào dân tộc ít người đã khiến cho việc đặt lưu quan không đem lại hiệu quả. Vì vậy, vào năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) nhà vua lại chuẩn cho các huyện châu thuộc tỉnh hạt biên giới phía
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 53
Bắc, trong đó có Thái Nguyên "vẫn theo như cũ đặt chức thổ quan". Đến thời Tự Đức, chế độ thổ quan mới bị bãi bỏ trên phạm vi cả nước.
Trong quá trình thiết lập và củng cố bộ máy chính quyền, các nhà nước quân chủ Việt Nam đều cố gắng xây dựng hoàn thiện hệ thống chính quyền thống nhất từ trung ương đến địa phương. Từ thời Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lý - Trần - Hồ - Lê - Nguyễn, các triều đại đã từng bước xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ với hai hệ thống cơ bản là chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương. Để tập trung quyền lực và phát huy sức mạnh của nhà nước trung ương, các triều đại hết sức chú trọng việc xây dựng một hệ thống quan lại do triều đình bổ nhiệm để từng bước quản lí chính quyền ở cấp địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, ở những vùng biên viễn xa xôi như Thái Nguyên, do đặc thù ở đây mà các triều đại phong kiến đều rất quan tâm chú ý thu phục những người đứng đầu các tộc người, có thế lực kinh tế và uy tín lớn trong vùng để quản giữ. Những thổ tù, thổ ty, thổ mục, lang đạo, phìa đạo… nắm giữ quyền thế tộc cai quản ở các địa phương, đã thần phục hoặc nhận quan tước của triều đình là những tù trưởng, thổ quan.
Bên cạnh chính sách thổ quan, các triều đại cũng dần dần thiết lập chế độ lưu quan ở những vùng miền cách xa chính quyền trung ương. Việc bổ nhiệm quan lại của triều đình (những người đã qua thi cử, đỗ đạt ở các khoa thi Nho học được bổ nhiệm làm quan) lên quản trị ở miền núi, những vùng dân tộc thiểu số được hiểu là chính sách lưu quan.
Thái Nguyên là vùng đất biên giới có tầm chiến lược quan trọng đặc biệt, bởi vậy trong lịch sử, việc thực hiện chính sách thổ quan và lưu quan của các nhà nước quân chủ ở vùng đất này có những điểm được kế thừa nhưng cũng có điểm khác nhau.
Thời Lý, trong hệ thống quan chức địa phương cấp phủ - lộ có các chức Tri phủ và Phán thủ cai trị một phủ và chức Tri châu nắm quyền cai trị một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 54
châu. Những châu huyện nhỏ lệ thuộc vào phủ hoặc châu, lộ lớn. Như nhận xét của Phan Huy Chú: "Thời Lý, quan ngoài có chức Tri châu, lại những châu ở biên giới đều đặt chức mục, dùng người hào trưởng địa phương giữ chức ấy"[11;479]. Ở những châu thời Lý trước kia mà ngày nay thuộc Thái Nguyên, những người đứng đầu các châu đều là các thổ tù, châu mục bản địa (người Thổ). Chẳng hạn như Nùng Tồn Lộc là thủ lĩnh châu Vạn Nhai. Những thổ tù nắm giữ chức vụ đứng đầu các châu này có nhiệm vụ giữ đất quản dân, "hàng năm vẫn nộp đồ tiến cống bằng sản vật địa phương". Bên cạnh đó, với lực lượng thổ quan ở nơi rừng núi xa xôi lúc thì thần phục triều đình, lúc thì ra sức chống đối nên nhà nước quân chủ trung ương phải dùng bạo lực để trấn áp đồng thời lại phải thực hiện chính sách phủ dụ, mua chuộc. Thái độ ứng xử của vua Lý Thái Tông đối với những hành động phản nghịch của Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao, Thân Lợi là trường hợp điển hình. Có thể nói, nhà Lý đã thực hiện chính sách mềm dẻo, khôn khéo để thu phục các tù ở các vùng biên viễn giúp sức cho chính quyền trung ương trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Nhưng đồng thời cũng kiến quyết trấn áp nếu các thổ tù nổi dậy chống đối triều đình.
Cuối thời Trần, trong bộ máy chính quyền địa phương cấp lộ - phủ - châu - huyện có thay đổi về một số các chức quan. Ở các lộ đặt các chức An phủ sứ và Phó sứ. Chức quan ở phủ đặt chức Trấn phủ sứ và Phó sứ; lộ đặt Thông phán, châu đặt Tào vận sứ. Sử chép: năm 1397 "định các chức quan ngoài: ở lộ đặt An phủ sứ và Phó sứ, ở phủ đặt Trấn phủ sứ và Phó sứ, ở châu đặt Thông phán, Thiêm phán, ở huyện đặt Lệnh úy, Chủ bạ. Lộ thì thống các phủ, phủ thống châu, châu thống huyện…" [11;445]. Như vậy, cấp chính quyền châu ở miền núi thì có quan Tào vận sứ, Thông phán, Thiêm phán cai quản. Tuy nhiên, ở các vùng xa xôi như Thái Nguyên, nhà nước Trần và Hồ vẫn quản lý lỏng lẻo các châu động nên vai trò của các tù trưởng thế tộc còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 55
rất lớn. Các châu động ở Thái Nguyên vẫn giao cho các tù trưởng nắm giữ, cai quản.
Thời Lê Sơ, nhất là thời vua Lê Thánh Tông, ở cấp chính quyền huyện – châu, các huyện miền xuôi thì tất cả những người đứng đầu cấp huyện đều do nhà nước bổ nhiệm. Riêng các châu ở miền núi thì vẫn giao cho các tù trưởng nắm giữ. Trong số các địa phương ở miền núi phía Bắc, với sự tăng cường cao độ của nhà nước trung ương tập quyền, việc trấn giữ miền núi nói chung và vùng biên giới nói riêng cũng được nhà nước quản lý chặt chẽ hơn. Vì vậy, bên cạnh lực lượng thổ tù được nhận sắc phong của triều đình thì ở thời kì này, nhà Lê bắt đầu cử một số quan lại cao cấp, những công thần của triều đình hoặc con cháu của họ lên miền núi, vùng biên viễn để quản lãnh, cai trị địa phương và chiêu dân lập ấp ở đây, đồng thời còn làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Nhiều quan lại được cử lên trấn trị tại địa phương đã cha truyền con nối trở thành những phiên thần của triều đình.
Tuy đã thực hiện bước đầu chính sách lưu quan nhưng ở thời Lê, cấp châu, huyện ở miền núi vẫn hầu hết đều do các tù trưởng người dân tộc nắm giữ. Nhà Lê đặt chức Tri châu, Đại tri châu để bổ nhiệm cho các tù trưởng, lang đạo ở ngoại phiên. Triều đình còn quy định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ, mức độ thưởng phạt trong công việc của chức huyện quan, châu quan như sau: "Tuần hành (trong hạt), vỗ về, khuyên bảo giúp đỡ dân chúng, phải châm chước điều lệ của triều trước đã chuẩn định. Trong huyện hạt nếu có kẻ mưu ngầm làm loạn rủ nhau tụ tập bè đảng, thì cho tra khám cho được đích thực, một mặt phải trình quan trấn thủ để tùy cách bắt nã, một mặt làm tờ khải đệ lên để có bằng cứ xét lường sai bắt. Viên nào trình cáo được sự thực thì thăng thưởng vượt mức; nếu không biết không trình, cùng là có trình mà không đúng thực, đều xử theo tội nặng. Xã nào có trộm cướp xảy mà cáo tại trấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 56
quan thì cho viết một bản đơn riêng nữa nộp ở nha môn, chuyển trình lên Hiến ty, để làm tài liệu khảo khóa"[11;500].
Trên thực tế, chế độ lưu quan mặc dù đã được thực hiện ở Thái Nguyên từ thời Lê Sơ nhưng vẫn chưa được thường xuyên và có hiệu quả. Đây là nơi phên dậu, là vùng đất trọng yếu ở biên cương phía Bắc nhưng cũng là vùng rừng thiêng nước độc, "rắn rết, ma quỷ thường làm tai quái cho người, thủy thổ độc dữ hay sinh bệnh cho người". Sử cũ còn ghi: "Các huyện Đại Từ, Vũ Nhai ở Thái Nguyên; các châu Thạch Lâm, Quảng Nguyên, Thượng, Hạ Tư Lang ở Cao Bằng là những nơi trong hai mươi chín nơi nước độc"[83;240- 241], nên các quan lại lên trấn trị ở đó không thể ở lâu được. Nguyễn Trãi trong Dư địa chí cũng dẫn lại lời nói của Lý thị: "ở Cao Bằng thổ sản có nhiều thứ quý lạ. Song các người đến làm quan ở đấy không thể đến ở lâu được; triều đại trước phải kí trị ở Thái Nguyên" [84;240].
Đến thời Mạc và Nam - Bắc triều, ở những nơi miền núi xa xôi, nhà nước vẫn giao cho các thổ tù, thổ ty ở địa phương cai quản. "Năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677)…đặt riêng làm trấn Cao Bình, đặt quan cai trị, không lệ thuộc vào Thái Nguyên nữa, lãnh một phủ (phủ Cao Bình 4 châu đều theo tên cũ, vẫn do các thổ ty chia nhau quản trị".
Dưới thời Lê - Trịnh bên cạnh việc lo thu phục lại đất đai nhà Mạc cát cứ, vẫn tiếp tục thực hiện chính sách lưu quan bên cạnh sử dụng đội ngũ thổ quan địa phương. Tình hình ở Thái Nguyên lúc này luôn xảy ra biến động phức tạp nên nhà Lê đã cắt cử những tướng giỏi của triều đình ở lại trấn giữ sau những cuộc chinh phạt tàn quân Mạc. Năm 1685, Trịnh Căn cử Thạc quận công Lê Thì Hải làm Trấn thủ Thái Nguyên. Lê Thì Hải là con của danh tướng Lê Thì Hiến. “Ông tuy là một võ tướng nhưng có tài phủ dụ yên dân”. [50;29]. Khi lên Thái Nguyên ông đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và được triều đình tín nhiệm. Năm 1677, sau khi Đinh Văn Tả chỉ huy quan quân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 57
đánh đuổi Mạc Kính Vũ chạy sang Trung Quốc, triều đình Lê - Trịnh lại đưa Đặng Công Chất thay thế Đinh Văn Tả, và bổ nhiệm Đoàn Tuấn Hòa - vị tân tiến sĩ khoa thi Bính Thìn năm Vĩnh Trị thứ nhất (1676) lên nắm giữ chức Tham trấn Cao Bằng. Không đầy ba năm sau, khi thấy Đặng Công Chất cai trị không được hiệu quả, làm mất lòng dân chúng địa phương, triều đình lập tức cho Lê Thì Hải (lúc đó đang làm trấn thủ Thái Nguyên) lên thay làm Trấn thủ Cao Bằng. Sử chép: "Đặng Công Chất trấn thủ Cao Bằng, bị nha lại và dân chúng tố cáo, phải triệu về triều, triều đình bổ Lê Hải lên thay". "Mùa đông, tháng 10 (1682) Đốc phủ Cao Bằng là Lê Thì Hải dụ được đồ đảng của họ Mạc là Nguyễn Công Hồi đem hơn một ngàn bộ thuộc đến trấn đầu hàng. Triều đình trao cho Hồi tước hiệu Quận công và thăng thưởng cho Hải chức Đề đốc"[68;349].
Dưới thời Lê Trung Hưng, thường thì các viên quan giữ chức Đốc trấn, Trấn thủ ở những địa phương xa xôi như Thái Nguyên chỉ phải đảm nhiệm chức vụ trong một thời gian nhất định, khi hết hạn sẽ được hồi kinh hoặc chuyển bổ đi địa phương khác. Có lẽ chúa Trịnh đã phòng xa việc viên quan tài giỏi cai trị một phiên trấn lâu ngày lại được nhân dân địa phương mến chuộng, rất dễ nảy sinh ý đồ liên kết với các thổ tù xây dựng lực lượng cát cứ, triều đình khó bề chế ngự và kiểm soát, nhất là đối với những trọng trấn miền biên viễn nên vào đầu thế kỉ XVIII, chúa Trịnh Căn đã ra lệnh cấm các phiên tù không được tự tiện giao kết riêng với các nhà quyền quý giữ chức trọng yếu ở kinh thành, và quy định: “Khi có đại lễ vào chầu không được mang theo không quá bốn người tùy tùng và lưu lại ở kinh thành không quá 30 ngày” [50;62].
Thời Nguyễn, khi vua Gia Long lên ngôi (1802) đã chú ý chấn chỉnh hệ thống quản lí chính quyền ở trung ương cũng như các địa phương. Chính quyền tại các địa phương trong toàn quốc về cơ bản vẫn được tổ chức như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 58
triều Lê - Trịnh ở miền Bắc và các chúa Nguyễn ở miền Nam, cả nước được chia thành 23 trấn và 4 doanh. Trong đó, trấn Bắc Thành quản lí 5 nội trấn và 6 ngoại trấn. Thái Nguyên thuộc ngoại trấn. Trấn Thái Nguyên gồm hai phủ là Phú Bình và Thông Hoá, 9 huyện là Tư Nông, Bình Tuyền, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại Từ, Văn Lãng, Võ Nhai, Cảm Hoá, 2 châu là Định Hoá, Bạch Thông. Tại các trấn đều đặt chức Trấn thủ thường do võ quan đảm nhiệm. Giúp việc có chức Hiệp trấn và Tham hiệp thường do văn quan đảm trách. Các chức quan này đều do triều đình bàn bạc và bổ nhiệm đi trấn trị tại các trấn thuộc Bắc Thành. “Trấn thủ đầu tiên của Thái Nguyên đầu thời Nguyễn là Lê Văn Niệm, Nguyễn Đức Tư làm Hiệp trấn, Hoàng Đường làm Tham hiệp” [72;505].
Trấn lỵ đặt ở xã Bình Kỳ thuộc huyện Thiên Phúc, trấn Kinh Bắc. Năm Gia Long thứ 12 (1813) vì trấn lỵ đặt ở địa thế xa cách nên sai xây dựng trấn lỵ ở xã Đồng Mỗ, huyện Đồng Hỷ để tiện việc cai trị. Nhằm thống nhất về mặt chính trị trên phạm vi toàn quốc, Gia Long cho đặt phủ, huyện ở Bắc Hà. “Nguyên là từ thời Lê, các trấn đều đặt phủ, huyện, đến thời Tây Sơn không đặt phủ, chỉ đặt văn thì phân chi, võ thì phân suất, chia làm việc huyện. Đến nay Bắc Hà đã định, Gia Long mới sai chia đặt quan chức... Những phủ,