Chính sách về giáo dục

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN (Từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) doc (Trang 97 - 108)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1.Chính sách về giáo dục

Với đặc điểm là địa bàn cầu nối giao lưu giữa miền núi và đồng bằng nên giáo dục Thái Nguyên cũng mang những nét đặc thù riêng.

Thời Lý - Trần hầu như không có tư liệu nào nói về chính sách giáo dục ở Thái Nguyên. Đến thời nhà Minh đô hộ chúng lập ra các nha môn chuyên trách việc truyền bá tôn giáo vào nước ta, nhằm thực hiện triệt để chính sách đồng hoá. Theo sử cũ ghi lại, “năm Vĩnh Lạc thứ 6 (1408) nhà Minh lập Ty Nho học ở 92 phủ, châu, huyện ở nước ta, trong đó có Ty Nho học ở Thái Nguyên” [23;840].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 97

Từ thời Lý - Trần trở về trước, ở Thái Nguyên chưa xuất hiện trường lớp, thi cử, và các triều đại phong kiến lúc bấy giờ cũng chưa có một chính sách nào nhằm phát triển nền giáo dục ở Thái Nguyên.

Từ thế kỉ XV trở đi, việc giáo dục và khoa cử đã bắt đầu xuất hiện ở Thái Nguyên. Năm Thái Hoà thứ 6 (1448) đời vua Lê Nhân Tông, đất Thái Nguyên mới được triều đình nhà Lê bổ một viên quan coi việc học hành. Sách

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Lấy...Bắc đạo thuộc Trình Đức Lương làm Thái Nguyên trung bạn giáo thụ” [51;147] (giáo thụ là chức quan coi việc học ở cấp xứ, trấn). Mặc dù từ thời thuộc Minh ở Thái Nguyên đã có Ty Nho học, thời nhà Lê đã cắt cử giáo thụ để chuyên việc dạy học nhưng trong suốt bốn thế kỷ (đầu thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX) chưa có tài liệu nào cho biết cụ thể ở Thái Nguyên có những trường lớp nào, đặt ở đâu, có bao nhiêu học sinh, việc học hành ra sao. Tuy nhiên, Thái Nguyên chắc chắn cũng là đất “có học” bởi Thái Nguyên không quá xa kinh đô Thăng Long, tiếp giáp với đất học Kinh Bắc, quan lại triều đình cử lên cai trị Thái Nguyên phần nhiều là những người đỗ đại khoa, những người tài giỏi.

Trong thực tế, một số người ở Thái Nguyên đã thi đỗ đại khoa trong các kỳ thi dưới thời nhà Lê, nhà Mạc. Việc học của đất Thái Nguyên đã được Phan Huy Chú viết trong Lịch Triều Hiến chương loại chí: Về văn học, phủ Phú Bình tuy kém 4 thừa tuyên và trấn Thanh Hoá, Nghệ An nhưng 7 huyện đều có người đỗ đạt: đó là Trình Hiển, đỗ khoa Minh Kinh bác học năm Thuận Thiên thứ 2 (1429) đời vua Lê Thái Tổ. Nguyễn Cấu quê ở thôn Thanh Trù, xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Quý Mùi (1463) niên hiệu Quang Thuận năm thứ 4 đời vua Lê Thánh Tông. Đỗ Cận quê ở xã Minh Đức, huyện Phổ Yên, đỗ Đệ tam đồng tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuất (1478). Phạm Nhĩ quê ở Đồng Bẩm, huyện Đồng Hỷ đỗ Hoàng giáp khoa Quý Sửu (1493) năm Hồng Đức thứ 24 đời vua Lê

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 98

Thánh Tông. Đàm Sâm quê ở Thành phố Thái Nguyên ngày nay, đỗ Hoàng giáp khoa Giáp Tuất (1514) năm Hồng Thuận thứ 6 đời vua Lê Tương Dực. Đàm Chí quê ở xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên ngày nay, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Ất Mùi (1535) niên hiệu Đại Chính năm thứ 6 đời Mạc Đăng Doanh làm tới chức Thừa chính sứ. Dương Ức quê ở xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ ngày nay đỗ Tiến sĩ xuất thân khoa Tân Sửu (1541). Đồng Doãn Giai quê ở xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, đỗ Hoàng giáp năm Bính Thân (1736) niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 2 đời vua Lê Ý Tông.

Thời Lê Sơ, đã có những chính sách khuyến khích phát triển giáo dục miền núi, tổ chức những kỳ thi chọn nhân tài cho đất nước: “Năm Giáp Tuất - năm Hồng Thuận thứ 6 đời vua Lê Tương Dực (1514) vào tháng 3 có 5.700 sỹ nhân trong nước đã dự kỳ thi Hội; 43 người đỗ đạt” trong đó có Trịnh Bá người xứ Thái Nguyên. [50;72].

Trịnh Bá là người xã Cù Đàm9, huyện Phú Lương, xứ Thái Nguyên đã đỗ đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) tại khoa thi này, làm quan đến chức Binh bộ Hữu thị lang.

Nhà Lê còn kêu gọi những người ẩn dật mà thông kinh sử thì tới trình diện để tham gia kỳ thi Hội. “Ngày 26 tháng năm năm Thuận Thiên thứ 2 (1429). Vua ra chỉ dụ rằng: quân nhân, các phú hộ và những người ẩn dật ở núi rừng, nếu ai quả thực thông kinh sử, giỏi văn văn nghệ thì đến ngày 28 tháng này tới sảnh đường trình diện, chờ đến ngày cho vào trường thi hội , người nào đỗ sẽ được tuyển dùng”. [50;302]. Theo Lê triều lịch khoa Tiến sĩ đề danh bi ký, thì Trình Hiển người làng Cổ Hoằng, xứ Thái Nguyên đã thi đỗ Minh Kinh bác học khoa thi này. Trình Hiển sau khi đỗ đạt, được bổ làm quan với chức Chuyển vận sứ, quản lý một huyện. Đến đời Hồng Thuận thời

9Theo sách Kiến văn tiểu lục của nhà bác học Lê Quý Đôn, thì Cù Đàm là vùng Cam Giá, thuộc huyện Phú Lương, Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 99

vua Lê Tương Dực (1509-1516), chức này đổi thành tri huyện. Ông cũng từng được giữ chức Thị Ngự sử, chức quan đứng đầu Ngự sử đài. Sử cũ còn ghi về sự kiện Trình Hiển được triều đình cử làm Phó sứ trong đoàn sứ thần Đại Việt sang tiến cống nhà Minh: “Mùa đông, tháng 10, ngày 13 năm Thiệu Bình thứ 5 (1438) vua Lê Thái Tông sai Thẩm hình viện Phó sứ Nguyễn Đình Lịch, Thiêm tri Nội mật viện sự Trình Hiển, Thị ngự sử Nguyễn Thiên Tích sang nhà Minh nộp cống hàng năm” [50;352].

Một nhân vật khá đặc biệt ở đất Thái Nguyên dưới triều Lê Sơ đó là Nguyễn Đình Cấu (Nguyễn Cấu). Ông quê ở làng Thanh Thù, xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Ông đỗ đệ tam đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Quý Mùi (1463) niên hiệu Quang Thuận thứ 4 đời Lê Thánh Tông, làm quan đến chức Thị vệ xứ. Ông làm quan suốt sáu đời vua Lê, có nhiều thăng tiến trên con đường võ nghiệp dài tới gần 60 năm, chủ yếu giữ trọng trách bảo vệ trong cung cấm10

.

Một trong những người có học thức và đỗ đạt cao, là niềm vinh dự cho đất Thái Nguyên chính là Đỗ Cận. Ông sinh ra tại xã Thống Thượng, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Khoa thi năm Mậu Tuất niên hiệu Hồng Đức thứ 9 (1478) Đỗ Cận đã đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân năm 1478, khi ấy ông đã 45 tuổi. Thời vua Lê Thánh Tông sáng lập “Tao Đàn nhị thập bát tú”, có thể coi đây là một “Hội nhà thơ” nơi tập hợp những nhà thơ tài năng nhất

10 Vào thập niên thứ 2 của thế kỷ XVI, nhà Lê suy yếu, Mạc Đăng Dung uy quyền ngày càng lớn lấn lướt quyền vua và có ý đồ chuẩn bị thiết lập vương triều Mạc. Là trung thần của nhà Lê, lại đang giữ trọng trách coi giữ quân cấm vệ trong cung điện, hẳn Nguyễn Cấu sẽ là một trở ngại lớn cho ý đồ tiếm quyền của họ Mạc. Nguyễn Cấu đã bị các lực lượng thân cận với Mạc Đăng Dung giết chết ngày 27/7 năm 1522, sử cũ ghi lại như sau: “Mùa thu, tháng 7, ngày 27, vua chạy ra huyện Minh Nghĩa ở Sơn Tây. Khi ấy, Mạc Đăng Dung uy quyền ngày càng lớn, lòng người đều hướng theo. Mạc đăng Dung đem con gái nuôi vào hầu vua, ... Đăng Dung đi bộ thì lọng phượng giát vàng, đi thuỷ thì thuyền rồng giây kéo, ra vào cung cấm không kiêng sợ gì. Lại giết bọn thị vệ Nguyễn Cấu, Đô lực sĩ Minh Sơn bá Nguyễn Thọ và Đàm Cử.” [50;96]. Theo gia phả dòng họ Nguyễn ở làng Thanh Thù, thời Lê Trung hưng triều đình phong cho Nguyễn Cấu là Lê triều khâm sai đại thần, Chỉ huy sứ thị vệ long quân cẩm hầu, Chánh đô đốc, Đức Bác quận công- Thượng đẳng thần. Thời Lê Trung hưng và thời Nguyễn đều có sắc của nhà vua phong cho làng Thanh Thù thờ Tiến sĩ Nguyễn Cấu làm thành hoàng. Đình làng Thanh Thù, xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên vẫn thờ ông bên cạnh Cao Sơn Quý Minh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 100

của nền thơ ca bác học phát triển rực rỡ thời Hồng Đức và Đỗ Cận là một hội viên, một trong 28 ngôi sao của Tao Đàn. Năm 1483, Đỗ Cận được cử làm Phó sứ trong phái đoàn sứ bộ nhà Lê sang cống nhà Minh: “Mùa đông, tháng 11, ngày 11 năm Quý Mão (1483) sai Lê Đức Khánh, Nguyễn Trung, Đỗ Cận sang cống nhà Minh” [50;488]. Trong đợt đi sứ Trung Quốc, Đỗ Cận đã viết tác phẩm Kim lăng ký nổi tiếng – tập ký về phong tục, cảnh vật, con người đất Kim Lăng. Đáng tiếc tác phẩm này đã bị thất truyền. Trên con đường hoạn lộ, trong khoảng 20 năm cống hiến và thăng tiến, từ một chức quan nhỏ với hàm tòng thất phẩm, được cử làm Phó sứ đi sứ nhà Minh, rồi làm Tham nghị xứ Quảng Nam, nhờ tài năng và sự cống hiến Đỗ Cận đã làm tới chức Thượng thư, hàm tòng nhị phẩm.

Thời Nguyễn, trong quá trình xây dựng bộ máy nhà nước ở địa phương, triều đình nhà Nguyễn đã quan tâm đến chính sách giáo dục và đào tạo đội ngũ quan lại ở miền núi. Năm 1802, vua Gia Long đã cùng triều thần bàn định về phép khoa cử, kén chọn học trò. Vua xuống dụ: “Khoa mục là con đường bằng phẳng của học trò, thực không thiếu được. Phải nên giáo dục thành tài, rồi sau thi hương thi hội lần lượt cử hành, thì người hiền tài sẽ nối nhau lên giúp việc”. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục khoa cử nên ngay sau đó vua Gia Long đã cho đặt chức đốc học ở Bắc Thành. Thái Nguyên có trường học ở phủ Phú Bình ở phía Tây tỉnh thành, thuộc địa phận xã Phù Liễn, huyện Đồng Hỷ. Năm Minh Mạng thứ 16 (1817), triều đình bỏ chức đốc học, bổ nhiệm chức giáo thụ ở Thái Nguyên.

Trong khoảng 20 năm trị vì của vua Minh Mạng, nhà nước đã thực hiện quốc sách "giáo hóa", thực hiện một số chính sách tích cực về giáo dục và đào tạo, góp phần mở rộng thêm dân trí cho các vùng dân tộc thiểu số, trong đó có tỉnh Thái Nguyên. Cũng thời Minh Mạng, tỉnh Thái Nguyên được đặt một cơ quan Học chính giữ việc dạy học. Tự thừa lễ sinh ở Văn Miếu của tỉnh thuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 101

về Học chính. Theo Đại Nam nhất thống chí: “Văn Miếu, đền Khải thánh: đều ở địa phận xã Đồng Lẫm về phía Bắc tỉnh thành, trước ở địa phận xã Cốt Ngạnh (nay là xã Đắc Sơn) huyện Phổ Yên, dựng năm Minh Mệnh thứ 13, năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) dời đến chỗ hiện nay” [69;167-168]. Tuy nhiên, trong hơn một nửa thế kỷ với nhiều khoa thi Nho học thời Nguyễn, tỉnh Thái Nguyên không có người đỗ đại khoa, số người đỗ cử nhân, tú tài cũng rất ít.

Trước thời Minh Mạng, ở các vùng núi xa xôi cách trở như Thái Nguyên việc học tập chỉ tập trung ở tầng lớp quan chức người địa phương. Các thổ ty, thổ tù cấm nhân dân không được đi học, nhưng họ lại đón người Kinh từ miền xuôi lên để dạy chữ, dạy tiếng cho con em mình. Sở dĩ có tình trạng đó bởi phấn lớn các thổ ty, thổ tù địa phương đều muốn "thổ dân ngu dốt" để "dễ bề áp chế". Trước thực trạng ấy, vua Minh Mạng đã ban hành chính sách giáo dục đối với các dân tộc ít người ở miền núi, nhằm xây dựng một nền giáo dục Nho học thống nhất trong cả nước, không phân biệt người Kinh người Thổ, tiến tới xóa dần hủ nạn trì trệ cục bộ ở các vùng biên viễn. Ông chủ trương phổ cập Nho giáo trình độ thấp, đồng thời đào tạo bộ máy quan chức người thiểu số bản địa và đưa người Kinh lên cai trị ở các vùng biên giới, trong đó có tỉnh Thái Nguyên

Mục tiêu của chính sách giáo dục đối với các dân tộc ít người thời Minh Mạng là để cho các cùng dân tộc thiểu số và người Kinh tiến đến "đồng văn, đồng quỹ", "văn tự và luân lý cùng giống nhau tốt đẹp". Với chính sách này, đối tượng được hưởng nền giáo dục Nho học không chỉ giới hạn ở tầng lớp trên, mà "không cứ con em của thổ mục hay thổ dân đều hàng ngày phải học" để "khiến cho biết chữ, biết đọc sách".

Năm Minh Mệnh thứ 2 (1821), vua Minh Mạng ngự giá Bắc Thành. Nhân số thổ tù từ các trấn biên giới vào chiêm bái, vua đã dùng quan tước để ban tặng cho họ, sai khiến họ cai quản thổ dân và cung cấp thuế khóa cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 102 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quốc gia. Tới năm 1836, vua Minh Mạng lại cho phép các thổ ty Thái Nguyên cùng thổ ty các tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang và Cao Bằng vào Phú Xuân chiêm bái. Nhân việc này, nhà vua xuống chỉ dụ cho Nội Các rằng: "Bọn họ tuy ở nơi biên thùy xa xôi, nhưng cũng là tôi con triều đình... Gần đây, triều đình mới thiết lập các đơn vị hành chính, bổ dụng quan người Kinh tới cai trị, là ý muốn cho họ mau được phong hóa vùng Kinh, thật ra triều đình không có ý kì thị, các tỉnh thần nên truyền đạt chỉ thị bảo họ nếu ai muốn tới kinh đô chiêm bái nhà vua, để được ban ân, thảy đều được chuẩn hứa, vì đây là ý chí "nhất thị đồng nhân" của trẫm". Như vậy, ý đồ trong chính sách về văn hóa, giáo dục của triều Nguyễn thi hành tại các vùng dân tộc thiểu số miền Bắc nói chung là muốn họ theo phong tục tập quán của người Kinh. Nhà Nguyễn coi đó là biểu hiện lòng nhân của họ: "nhất thị đồng nhân" (xem người ai cũng một lòng nhân: thân thiết với người ở gần và cất nhắc người ở xa).

Trong thời gian nhà nước thực hiện chính sách lưu quan, bộ máy giáo chức người Kinh được triều đình bổ nhiệm lên đã triển khai chính sách giáo dục của chính quyền trung ương đối với nhân dân ở vùng này. Trước hết, việc thực hiện những cải cách hành chính sẽ mở đường cho việc thực hiện các chính sách về giáo dục. Vua Minh Mạng kiên quyết xóa bỏ chế độ thổ quan, thực thi ở đây chế độ người Kinh, người Thổ cùng cai trị "đổi quan người Thổ, bổ quan người Kinh". Sở dĩ phải có bước đi này bởi ở Thái Nguyên cũng như các địa phương miền núi khác, tầng lớp thổ tù có thế lực rất lớn, từ lâu họ đã cai trị nhân dân theo chế độ thế tập cha truyền con nối, tách khỏi sự kiểm soát của chính quyền trung ương. Việc bổ nhiệm lưu quan người Kinh đi kèm theo chủ trương giáo dục mới đã tiến tới dần xóa bỏ đặc quyền, đặc lợi về học hành theo luật tục của các thổ ty, thổ tù.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 103

Năm 1838, Minh Mạng xuống Dụ11

sai các tỉnh biên giới phía Bắc đều chọn những con em của thổ quan, nhà dân, những người dân tuấn tú, thông thái cho vào học ở Quốc Tử Giám tại Kinh đô: “Các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hưng Hoá, Quảng Yên ở Bắc kỳ đời cố Lê trở về trước, hết thảy uỷ cho thổ mục cai quản, có ý trị bằng ràng buộc, coi như man rợ, không được như dân ở trung châu…Nay chuẩn cho tuần phủ, bố án thượng ty các tỉnh đều xét con em của thổ quan hoặc nhà dân trong hạt, không cứ học đủ văn thể ba kỳ, ai là tuấn tú thông thái thì chọn lấy đưa về Kinh cho học ở Quốc Tử Giám, ai là người có thể đem quân làm việc thì cũng đưa về Kinh, do bộ phân phái làm hành tẩu ở các dinh vệ tuỳ tài bổ dụng, mỗi tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn: CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN (Từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) doc (Trang 97 - 108)