Các tài sản không tính vào giá trị DN

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động ở Công ty Cổ phần Cung ứng và Xuất nhập khẩu Lao động Hàng không (Trang 47)

b. Thuê tổ chức định giá

2.2.2.4. Các tài sản không tính vào giá trị DN

Những tài sản không tính vào giá trị DN gồm:

- Đất đai thuộc quyền sử dụng của Công ty ( Hiện nay đang sử dụng của Tổng công ty Hàng không Việt Nam).

- Diện tích nhà dùng làm văn phòng trụ sở công ty ( Hiện nay đang sử dụng của Tổng công ty Hàng không Việt Nam).

- Lợi thế kinh doanh trong việc cung ứng xuất nhập khẩu lao động hàng không.

- Giá trị vô hình ( chi phí đào tạo) lực lượng lao động có trình độ, cũng như uy tín và mối quan hệ như hiện nay của Công ty.

- Một số công cụ, dụng cụ lao động đã xuất dùng, có giá trị nhỏ, không thể kiểm kê, đánh giá hết được.

Nhận xét– Kết luận

Vậy qua đánh giá và xem xét, giá trị thực tế để cổ phần hoá của Công ty cung ứng và xuấ nhập khẩu lao động hàng không tại thời điểm 31/12/2004 sau khi đánh giá lại là 6.500.230.850đồng( Sáu tỷ năm trăm triệu hai trăm ba mươi nghìn

tám trăm năm mươi nghìn đồng), tăng so với giá trị sổ sách là 80.235.466 ( Tám mươi triệu hai trăm ba lăm nghìn bốn trăm sáu sáu nghìn đồng).

Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại DN, sau khi đánh giá lại là

2.865.725.300 đồng ( Hai tỷ tám trăm sáu lăm triệu bảy trăm hai lăm nghìn ba trăm

đồng), tăng so với gí trị sổ sách là 130.560.225 đồng ( Một trăm ba mươi triệu năm trăm sáu mươi nghìn hai trăm hai nhăm nghìn đồng).

2.2.3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc cổ phần hoá DN

Thuận lợi:

Môi trường pháp lý đã dược xác lập về cơ bản, đặt tất cả các DN hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện thương mại hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là tiền đề cơ bản để từng bước cổ phần hoá DNNN.

Nhà nước đã nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp bách của cổ phần hoá DNNN. Điều này thể hiện ở việc ban hành các văn bản luật và dưới luật nhằm thực hiện chương trình cổ phần hoá DNNN như luật công ty được kỳ họp thứ VIII Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/12/1990, Quyết định số 202- HĐBT, Nghị định số 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ về “ Chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần”, Nghị định số 44/1998/NĐ- CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về “ chuyển DNNN thành công ty cổ phần”, Nghị định số 64/2002/NĐ- CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về “ Chuyển DNNN thành công ty cổ phần” và mới đây đã được thay thế bằng Nghị định số 187/2004/NĐ- CP ngày 16/11/2004.

Tình hình kinh tế tài chính nhà nước đã có nhiều chuyển biến tích cực. Giá cả hàng hoá trên thị trường đã được duy trì ở trạng thái tương đối ổn định, mức lạm phát đã được kiềm chế ở mức độ thích hợp, lãi suất đã ở mức khuyến khích vào đầu tư sản xuất kinh doanh. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người muốn tiến hành đầu tư thông qua hình thức mua cổ phiếu trống các DNNN cổ phần hoá. Đặc biệt là thị trường chứng khoán nước ta đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 27/7/2000, tạo môi trường xúc tiến cổ phần hoá DN.

Chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước ta thời gian qua đã làm cho thu nhập của dân cư tăng lên đáng kể, số người khá giả có tiền tiết kiệm ở thành thị và nông thôn ngày càng nhiều. Đây là một lượng cầu tiềm năng tương đối lớn có thể đáp ứng các nhu cầu bán chứng khoán phát hành của Công ty.

Với luật đầu tư nước ngoài và sự xuất hiện của nhiều chi nhánh ngân hàng kinh doanh của nước ngoài tại Việt Nam đã góp phần tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư bằng cổ phiếu vào Công ty.

Những kinh nghiệm thực tiễn phong phú về cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước của các quốc gia trên thế giới sẽ trở thành những bài học bổ ích cho tổ chức thực hiện công tác cổ phần hoá Công ty.

Những khó khăn:

Việt nam cũng giống nước đang phát triển khác trên thế giới, khó khăn lớn nhất trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là khu vực kinh tế tư nhân nhỏ bé và yếu ớt. Nó phản ánh trình độ chậm phát triển của nền kinh tế thị trường, trong đó hình thái doanh nghiệp một chủ tự mình đứng ra kinh doanh là chủ yếu, hình thái Công ty cổ phần còn xa lạ hầu hết với mọi người. Điều này làm cho cả người đầu tư lẫn người sử dụng vốn đầu tư dưới hình thức cổ phiếu đều bỡ ngỡ, lúng túng.

Gắn liền với khu vực kinh tế tư nhân nhỏ bé và yếu ớt là thị trường vốn kém phát triển, tình trạng thiếu vắng của thị trường chứng khoán với tư cách là trung tâm phản ánh trạng thái hoạt động của các Công ty cổ phần trong một nền kinh tế nhất định.

Ngoài hai yếu tố trên còn phải kể đến một số yếu tố đặc thù khách quan khác cũng góp phần không nhỏ gây khó khăn cho việc cổ phần hoá DN là:

- Chính sách kinh tế tài chính và pháp luật của Nhà nước còn chưa ổn định. Nhiều chính sách kinh tế tài chính ra đời chồng chéo, mâu thuẫn nhau và thay đổi đột ngột; lạm phát chưa được kiềm chế một cách vững chắc; đổi mới của hệ thống ngân hàng và cơ chế hoạt động tín dụng diễn ra chậm so với đòi hỏi của nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, gây bất lợi cho môi trường đầu tư trong nước. - Về mặt tư tưởng, tâm lý đa số của đa số các thành viên trong xã hội còn chưa quen với cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một vấn đề mới. Thậm chí còn có những phản ứng nhất định của những người đang sống và làm việc yên ổn trong khu vực kinh tế Nhà nước.

- Nhà nước thiếu nguồn lực tài chính cần thiết để giải quyết hàng loạt các vấn đề có liên quan đến chương trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước như các khoản trợ cấp cho người lao động thất nghiệp, chi phí đào tạo nghề mới, thời gian tìm việc làm và các khoản chi phí xã hội khác... Những khoản phí tổn này thường

rất lớn, trong đó còn chưa kể đến bán cổ phiếu với giá thấp và tín dụng ưu đãi cho một số đối tượng nhất định để khuyến khích và thực hiện mục tiêu xã hội sẽ làm cho phí tổn này tăng lên nhiều hơn.

- Hệ thống kiểm toán chưa trở thành một loạt hoạt động phổ biến, thống nhất đã gây khó khăn cho việc đánh giá giá trị của doanh nghiệp, thực trạng và triển vọng kinh doanh cuả các doanh nghiệp cổ phần hoá.

chương 3

GiảI pháp tàI chính

nhằm duy trì & đẩy mạnh hoạt động

ở công ty cung ứng và xuất nhập khẩu lao động hàng không

3.1 phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2005- 2008

Trên sự phân tích tình hình thực trạng DN cùng với những nhận định về tình hình phát triển của thị trường trong những năm tới, Công ty đã đưa ra phương hướng sản xuất kinh doanh trong giai đoạn từ 2005- 2008 như sau:

 Tiếp tục phát triển các hoạt động kinh doanh truyền thống mà Công ty đã và đang triển khai ( Cung ứng và xuất nhập khẩu lao động chuyên ngành hàng không, đại lý vé máy bay trong nước và quốc tế), đảm bảo sự hoạt động hiệu quả và ổn định của các chức năng này. Để nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng hơn nữa thị trường của các hoạt động này, bên cạnh các hoạt động quảng cáo, truyền thông, Công ty sẽ tập trung vào việc nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng của các dịch vụ này, đảm bảo sự tăng trưởng mạnh mẽ của Công ty trong tương lai.

 Bên cạnh những hoạt động truyền thống trên, đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như nhằm tạo thêm việc làm và lợi nhuận, Công ty sẽ phát triển thêm những dịch vụ khác có liên quan như:

- Kinh doanh hàng miễn thuế tại các sân bay quốc tế của Việt Nam. - Kinh doanh du lịch nội địa và lữ hành quốc tế.

- Đại lý vận chuyển, giao nhận đối với hàng hoá được vận chuyển bằng đường hàng không.

- Kinh doanh các dịch vụ vận tải hàng hoá và vận chuyển hành khách bằng đường bộ trong thị trường nội địa.

- Kinh doanh bất động sản, khách sạn, nhà nghỉ.

- Kinh doanh rượu bia, nước giải khát, dịch vụ ăn uống, nhà hàng.

- Sản xuất, gia công, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá trong các lĩnh vực mỹ phẩm, lương thực và thực phẩm, nông sản, lâm sản, thuỷ hải sản, thiết bị điện, điện tử, máy tính, điện lạnh, thiết bị công nghiệp, thiết bị viễn thông, ôtô và xe máy, vật liệu xây dựng, hàng cơ khí, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, nhựa, hàng may mặc, đồ da dụng, trang thiết bị giáo dục, đồ văn phòng phẩm.

- Tư vấn du học và tư vấn đầu tư.

- Tư vấn việc làm trong ngành hàng không.

Công ty Cổ phần Cung ứng và Xuất nhập khẩu Lao động Hàng không sau khi cổ phần hoá sẽ hoạt động chủ yếu trên những lĩnh vực chủ yếu:

- Cung ứng và xuất nhập khẩu lao động trong nước và ngoài nước, bao gồm cả lao động chuyên ngành hàng không.

- Các dịchvụ có liên quan đến hoạt động cung ứng và xuất nhập khẩu lao động như: tư vấn, đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động, dịch vụ xuất nhập cảnh cho người lao động...

- Đại lý bán vé máy bay trong nước và quốc tế. - Dịch vụ du lịch, lữ hành trong nước và quốc tế.

- Các hoạt động liên quan đến ngành hàng không như kinh doanh hàng miễn thuế tại các sân bay quốc tế của Việt Nam, đại lý vận chuyển, giao nhận đối với hàng hoá được vận chuyển bằng đường hàng không.

- Các hoạt động kinh doanh khác như kinh doanh các dịch vụ vận tải hàng hoá và vận chuyển hành khách bằng đường bộ trong thị trường nội địa; Kinh doanh bất động sản, khách sạn, nhà nghỉ...

3.1.2 Định hướng chủ yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tới (2005- 2008)

Về hoạt động đầu tư

- Trên cở sở nguồn vốn ban đầu hiện tại, tạo nguồn vốn bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu luật định đối với hoạt động quản lý xuất nhập khẩu lao động như vốn điều lệ trên 5 tỷ đồng, tiền đặt cọc, cơ sở vật chất kỹ thuật khác có liên quan đến đào tạo, dạy nghề.

- Xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng của Công ty như văn phòng trụ sở chính của Công ty, các phòng vé, văn phòng giao dịch...

- Củng cố, hoàn thiện và phát triểndịch vụ cung ứng và xuất nhập khẩu lao động hàng không như: xây dựng quy trình, triển khai ký kết các hợp đồng nguyên

tắc, tiếp cận và khai thác những dịch vụ cung ứng xuất nhập khẩu chuyên ngành hàng không.

- Trên cơ sở những kinh nghiệm, quan hệ có được trong lĩnh vực cung ứng và xuất nhập khẩu lao động chuyên ngành hàng không, triển khai hoạt động dịch vụ cung ứng và xuất nhập khẩu lao động khác, du học và các hoạt động có liên quan như tư vấn, giáo dục định hướng... Để có thể triển khai được hoạt động này, Công ty cần có những hoạt động đầu tư cơ sở vật chất ( văn phòng, trường lớp, trang thiết bị...) cũng như đội ngũ cộng tác viên phù hợp.

- Bên cạnh mảng cung ứng và xuất nhập khẩu lao động, Công ty tiếp tục phát triển mạng dịch vụ đại lý máy bay trong nước và quốc tế. Trên cơ sở những kết quả đạt được tại Phòng vé Miền Bắc và Phòng vé Miền Nam, Công ty sẽ tổng kết để triển khai dịch vụ này tại các địa phương khác. Nhằm phát huy tối đa dịch vụ này, Công ty cũng phát triển những dịch vụ liên quan, nhằm phát huy hiệu quả tăng lợi nhuận như dịch vụ du lịch, lữ hành trong nước và quốc tế, đại lý giao nhận vận tải, bốc xếp, dịch vụ thị thực nhập xuất cảnh, gia hạn hộ chiếu.

- Dựa trên kết quả thẩm định đánh giá thị trường, tiếp tục xây dựng và triển khai các dự án đầu tư có tính khả thi, phù hợp với tình hình, đặc điểm thực tế, chiến lược phát triển của Công ty và ngành hàng không như hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn...

Về hoạt động kinh doanh

- Củng cố, mở rộng và phát triển các hoạt động kinh doanh truyền thống của Công ty là hoạt động cung ứng và xuất nhập khẩu lao động chuyên ngành hàng không trong nước và ngoài nước. Tiếp tục khai thác tiềm năng và mối quan hệ sẵn có trong Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, các hãng hàng không trong nước và quốc tế...

- Phát triển và tăng cường hiệu quả hoạt động đại lý bán vé máy bay gồm việc khai thác mở rộng thị trường trong nước và quốc tế cùng với việc phát triển

mở rộng phạm vi kinh doanh có liên quan như đại lý giao vận hàng hoá, hành lý, dịch vụ du lịch lữ hành trong nước và quốc tế.

- Tiếp tục nghiên cứu, xúc tiến và mở rộng thị trường và lĩnh vực hoạt động sang các ngành nghề có liên quan, trên cơ sở lấy ngành hàng không là hạt nhân.

3.2 Những cơ hội và thách thức trong tiến trình cổ phần hoá 3.2.1 Cơ hội

- Trong những năm tới, với xu hướng hội nhập và quốc tế hoá nền kinh tế, cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành du lịch, lữ hành nói riêng, việc phát triển của thị trường nội địa và các DN có vốn đầu tư nước ngoài tạo môi trường kinh doanh hết sức thuận lợi cho sự phát triển của ngành hàng không và ngành du lịch dịch vụ, lữ hành. Điều này là những tiền đề hết sức quan trọng trong việc hoạch định chính sách chiến lược của công ty.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm vừa qua luôn ổn định ở mức cao, với chính sách và quyết tâm cải cách nền kinh tế của Chính phủ, các chuyên gia kinh tế thế giới đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm tới của Việt Nam có thể vẫn sẽ được duy trì ổn định ở mức cao, cùng với chính sách hội nhập, cơ hội đang mở ra cho các đơn vị hoạt động kinh doanh XNK hàng hoá nói chung và ALSIMEXCO nói riêng là khá lớn. Ngoài ra, một lĩnh vực hoạt động quan trọng của Công ty là cung ứng và XNK lao động cũng có nhiều thuận lợi bởi lao động Việt Nam vẫn được đánh giá cao về tính cần cù, chịu khó về khả năng tiếp thu, giá lao động nhìn chung cũng rẻ hơn so với nhiều nước khác - Đây cũng chính là một lợi thế và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu lao động của Công ty.

- Thị trường của công ty trong những năm qua nhìn chung là thuận lợi. Công ty hoạt động trong lĩnh vực hiện nay vẫn còn ít đối thủ cạnh tranh, đây là một thị trường có thể nói là tiềm năng và tương đối vững chắc.

- Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây luôn có sự gia tăng đáng kể. Công ty hoạt động với tình hình tài chính tương đối vững chắc và ổn định, tạo lòng tin và uy tín đối với các chủ thể kinh tế. Đây là một điều kiện hết sức quan trọng tạo tiền đề cho công ty trong việc vay vốn thông qua việc bán cổ phần sau này.

- Lực lượng lao động của công ty là những người có trình độ, đạo đức nghề nghiệp. Đây là lực lượng nòng cốt quyết định đến sự tồn tại, phát triển hay phá sản của công ty trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

3.2.2 Thách thức

Bên cạnh những cơ hội có được, công ty cũng cần xác định được những

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động ở Công ty Cổ phần Cung ứng và Xuất nhập khẩu Lao động Hàng không (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w