0
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Xử lý các vấn đề tài chính trong giai đoạn thực hiện cổphần hoá

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG HÀNG KHÔNG (Trang 39 -39 )

b. Thuê tổ chức định giá

2.2.2. Xử lý các vấn đề tài chính trong giai đoạn thực hiện cổphần hoá

2.2.2.1 Nguyên tắc xác định

a) Đối với tài sản là hiện vật

 Chỉ đánh giá lại những tài sản Công ty dự kiến sẽ tiếp tục sử dụng sau khi Công ty chuyển sang cổ phần. Không đánh giá lại những tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý theo Biên bản đánh giá lại tài sản của Hội đồng kiểm kê xác định giá trị DN.

 Giá trị thực tế của tài sản được xác định trên cơ sở giá thị trường và chất lượng của tài sản tại thời điểm định giá. Chất lượng của tài sản được xác định

bằng giá trị còn lại theo tỷ lệ % so với nguyên giá tài sản mới mua sắm hoặc mới đầu tư xây dựng.

 Việc xác định chất lượng tài sản của DN để cổ phần hoá được đảm bảo theo nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Nghị định số 187/2004/NĐ- CP.

Cụ thể:

- Đối với tài sản cố định hết khấu hoa hoặc dụng cụ quản lý đã phân bổ hết giá trị nhưng đến thời điểm cổ phần hoá DN vẫn đang sử dụng được đánh giá lại để tính bổ sụng vào giá trị DN theo nguyên tắc chất lượng còn lại không dưới 20%.

- Đối với tài sản là phương tiện giao thông tiếp tục sử dụng thì chất lượng tài sản được đánh giá không dưới 20% và đảm bảo các diều liện để lưu hành theo quy định của Bộ giao thông vận tải.

 Giá thị trường dùng để xác định giá trị thực tế tài sản là giá đang mua, bán trên thị trường cộng chi phí vận chuyển lắp đặt ( nếu có). Đối với tài sản được đưa vào sử dụng từ trước hiện không còn lưu thông trên thị trường thì tính theo giá mua của những tài sản cùng loại hoặc tài sản có tính năng tương đương. Trường hợp không có tài sản tương đương thì tính theo giá tài sản ghi trên sổ sách kế toán.

 Đối với tài sản là nhà cửa vật kiến trúc và công trình xây dựng cơ bản, nguyên giá mới được xác định là đơn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định. Các công trình mới hoàn thành đầu tư xây dựng trong 03 năm trước khi cổ phần hoá ( từ năm 2002) thì sử dụng giá trị quyết toán công trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

b) Đối với tài sản phi hiện vật

Căn cứ vào số dư thực tế trên báo cáo tài chính của đơn vị tại thời điểm xác định giá trị.

Đối với một số các khoản mục như tiền gửi ngân hàng, nợ phải thu, tài sản ký quỹ, ký cược ngắn hạn và dài hạn thì ngoài số dư trên sổ kế toán còn phải có thêm đối chiếu xác nhận tại thời điểm xác định giá trị.

2.2.2.2 Phương pháp xác định Đối với tài sản cố định Đối với tài sản cố định

 Đối với tài sản chưa khấu hao hết

Được xác định trên cơ sở nguyên giá mới của TSCĐ và chất lượng còn lại tại thời điểm định giá. Chất lượng còn lại của tài sản được xác định bằng giá trị còn lại theo tỷ lệ % so với nguyên giá tài sản mới mua sắm hoặc mới đầu tư xây dựng có tính đến hao mòn thực tế dựa trên tính năng và công suất sử dụng thực tế của tài sản cố định.

 Đối với tài sản cố định đã khấu hao hết

Được xác định lại tối thiể bằng 20% nguyên giá TSCĐ mua sắm mới.

Đối với tài sản cố định vô hình

Xác định theo giá trị còn lại đang hạch toán trên sổ kế toán hoặc tiến hành định giá theo giá trị thị trường có thể chấp nhận được.

Đối với khoản đầu tư tài chính dài hạn

Xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán có tính đến giá trị thị trường có thể chấp nhận được.

Đối với tài sản lưu động và các tài sản khác

Xác định theo số dư thực tế trên bảng Cân đối kế toán tại ngày 31/12/2004 và tình hình thực tế tại thời điểm định giá.

 Đối với tài sản bằng tiền, các khoản nợ phải thu, phải trả:

- Giá trị tài sản bằng tiền được xác định theo số dư tiền mặt đã kiểm quỹ hoặc đã đối chiếu xác nhận với ngân hàng tại thời điểm xác định giá trị DN, phù hợp với số liệu trên bảng Cân đối Kế toán tại thời điểm 31/12/2004 của DN. Các số dư là ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm 31/12/2004. Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính của Công ty.

- Các khoản nợ phải thu là các khoản nợ đã được công ty đối chiếu, xác nhận hoặc đang luân chuyển tại thời điểm 31/12/2004, phù hợp với số liệu được báo cáo trên Bảng Cân đối Kế toán tại thời đỉểm 31/12/2004.

- Nợ thực tế phải trả là tổng số các khoản nợ bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác đã được Công ty đối chiếu và xác nhận hoặc đang luân chuyển tại thời điểm xác định giá trị DN, phù hợp với số liệu trên bảng Cân đối Kế toán của đơn vị tại thời điểm 31/12/2004. Phần nợ phải trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không phải trả, được xác định lại theo số liệu quyết toán với cơ quan bảo hiểm xã hội liên quan và được xử lý vào thu nhập khác của công ty.

 Đối với vật tư hàng hoá tồn kho: Hàng hoá tồn kho của công ty được xác định theo số dư kiểm kê thực tế và phù hợp với số liệu trên bảng Cân đối Kế toán tại ngày 31/12/2004.

 Đối với các khoản tiền tạm ứng: Được xác định lại theo số dư trên bảng Cân đối kế toán của đơn vị tại thời điểm 31/12/2004.

 Đối với các khoản chi phí chờ phân bổ: Đối với công cụ dụng cụ quản lý chưa phân bổ hết, hoặc đã phân bổ hết dược xác định lại theo tỷ lệ % theo nguyên giá mới của các công cụ dụng cụ quản lý tại thời điểm 31/12/2004.

 Đối với các khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn: Được căn cứ vào số dư và tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm 31/12/2004.

Giá trị lợi thế kinh doanh của công ty

Số liệu về lợi nhuận và phần vốn Nhà nước tại DN của 3 năm qua được thể hiện qua Bảng số 05 như sau:

Bảng số 05: Giá trị lợi thế kinh doanh của Công ty

STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

1 Lợi nhuận sau thuế 193.726.653 123.424.360 293.705.486

2 Lợi nhuận sau thuế đã điều chỉnh lại phần ảnh hưởng của

thu nhập hoạt động khác

3 Nguồn vốn chủ sở hữu 2.419.569.371 2.590.262.832 2.626.511.303

4 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên

NV CSH

8,01% 4,76% 11,18%

5 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên

NV CSH ( sau khi đã điều chỉnh thu nhập khác)

7,77% 1,68% 7,12%

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm 2002, 2003, 2004)

Như vậy, tỷ suất lợi nhuận bình quân của Công ty trong 3 năm qua đạt xấp xỉ 8%, nếu điều chỉnh những khoản thu nhập khác ( do xử lý các khoản công nợ không phải trả từ những năm trước) thì tỷ suất này chỉ đạt xấp xỉ 5,48%, thấp hơn so với lãi suất trái phiếu Chính phủ tại thời điểm định giá (9,17%). Do vậy, căn cứ theo quy định tại thông tư 79/2002/TT- BTC ngày 12/9/2002 của Bộ tài chính hướng dẫn xác định giá trị DN khi chuyển DNNN sang công ty cổ phần thì giá trị lợi thế của công ty được xác định là không có.

Quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và quỹ khen thưởng, phúc lợi

Tại thời điểm 31/12/2004 số dư của các quỹ trên của Công ty như sau: - Quỹ dự phòng tài chính: 212.356.750 đồng.

- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: 61.187.631 đồng ( trong đó kết chuyển từ số dư quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm năm 2003 là 56.387.198 đồng, số đã tính vào chi phí năm 2004 là 4.800.433 đồng).

Công ty xác định số lao động dôi dư để giải quyết theo chế độ khi chuyển sang cổ phần là khoản trợ cấp lao động nghỉ hưu trước tuổi ( 1 trường hợp), với số tiền là 24.371.600 đồng.Tuy nhiêm trường hợp này chủ yếu làm việc tại Tổng côngty Hàng không Việt Nam và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam ( trước đây). Vì vậy khoản trợ cấp này được đề nghị lấy từ quỹ hỗ trợ lao động dôi dư để bù đắp. Do vậy, số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được hoàn nhập vào thu nhập sau thuế của DN, sau khi được điều chỉnh phần thuế thu nhập DN đối với

khoản đã trích vào chi phí năm 2004 như sau: 61.187.631 đồng – 4.800.433 đồng x 28%= 59.843.510 đồng. Phần lợi nhuận sau thuế này được phân bổ 50% cho Quỹ khen thưởng phúc lợi là 29.921.755 đồng.

Số dư Quỹ dự phòng tài chính, do không phải bù đắp những tổn thất về tài sản hoặc lỗ phát sinh của DN nên được hoàn nhập vào thu nhập sau thuế của DN. Phần lợi nhuận sau thuế này được phân bổ 50% cho quỹ khen thưởng phúc lợi là 103.182.333 đồng.

Các khoản thu nhập phát sinh khi xử lý tài chính tại thời điểm cổ phần hoá

Các khoản phát sinh khi xử lý tài chính tại thời điểm cổ phần hoá được xử lý như sau:

- Các khoản chênh lệch từ xử lý chênh lệch tỷ giá, khoản công nợ không phải trả được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính và thu nhập hoạt động bất thường để xác định thu nhập chịu thuế.

- Khoản chi phí trích vào quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm trong năm 2004 được xử lý hạch toán giảm chi phí quản lý trong kỳ khi xác định lợi tức chịu thuế.

- Số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm từ năm 2003 chuyển sang và số dư Quỹ dự phòng tài chính tại 31/12/2004 có nguồn gốc từ lợi nhuận sau thuế được kết chuyển vào lợi nhuận sau thuế.

- Các khoản thu nhập chịu thuế phát sinh khi xử lý cổ phần hoá được tính 28% thuế thu nhập DN.

- Các khoản lợi nhuận sau khi khấu trừ thuế thu nhập DN sẽ được chia cho Quỹ đầu tư phát triển và Quỹ khen thưởng phúc lợi theo tỷ lệ 50%/50%.

Đối với tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý

Cho mục đích xác định giá trị DN, sẽ không xác định lại giá trị đối với các tài sản này mà chỉ xác định hiện trạng của các tài sản.

Tổng giá trị thực tế DN và Tổng giá trị thực tế phần nguồn vốn nhà nước tại DN để cổ phần hoá của Công ty tại thời điểm 31/12/2004 tăng do các nguyên nhân sau:

Chênh lệch tăng phần tài sản cố định ( Tăng 20.450.650đ)

- Giá trị thực tế của phương tiện vận tải: Tăng 28.744.888đ

Do đánh giá tăng nguyên giá và chất lượng còn lại của tài sản là ôtô BMW 320i.

- Giá trị thực tế của thiết bị dụng cụ quản lý: Giảm 8.294.238đ.

Chủ yếu là do xác định lại nguyên giá của tài sản là trang thiết bị, máy văn phòng và đánh giá lại theo chát lượng còn lại của tàI sản.

Chênh lệch tăng phần Tiền ( Tăng 20.560.325đ)

Giá trị thực tế của tiền gửi ngân hàng tăng 20.560.325đ do đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng có gốc ngoại tệ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm 31/12/2004.

Chênh lệch giảm Hàng tồn kho ( Giảm 3.956.800đ)

Do hạch toán giảm những công cụ dụng cụ thực tế đã được xuất dùng trong năm 2004. Giá trị còn lại của những tài sản này đã được kết chuyển và đánh giá lại trong khoản mục Chi phí chờ phân bổ- CCDC xuất dùng.

Chênh lệch tăng phần thế chấp, ký cược ngắn hạn (Tăng 220.560.500đ)

Do đánh giá lại số dư tài khoản ký quỹ, ký cược theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm 31/12/2004.

Chênh lệch tăng phần chi phí chờ phân bổ- CCDC đã xuất dùng ( Tăng 42.560.825đ)

Do đánh giá lại CCDC đã xuất dùng, đã phân bỏ hết giá trị và đánh giá lại phần CCDC đã xuất dùng từ khoản mục Hàng tồn kho.

Chênh lệch giảm phần Công nợ phải trả ( Giảm 333.401.216đ)

- Hoàn nhập số dư chi phí phải trả tại 31/12/2004, là số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm với số tiền là 61.187.631đ.

- Điều chỉnh giảm số dư các khoản phải trả Bảo hiểm y tế xã hội vào thu nhập hoạt động khác theo số dư đã được quyết toán với cơ quan Bảo hiểm xã hội với số tiển là 387.434.227đồng.

- Điều chỉnh tăng khoản phải trả Ngân sách Nhà nước với số tiền là115.220.642đ (= (19.267.634đ + 387.434.227đ + 4.800.433) x 28%). Đây là khoản thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản thu nhập tăng thêm do xử tài chính tại thời điểm cổ phần hoá, gồm: tăng thu nhập hoạt động tài chính (19.267.634đ); tăng thu nhập khác 387.434.227 đồng từ xử lý BHXH, BHYT theo quyết toán BHXH, BHYT đã được duyệt và 4.800.433 đồng của quỹ dự phòng, phần đã trích vào chi phí năm 2003.

Quỹ khen thưởng, phúc lợi: Tăng 279.516.758 đồng

Do những nguyên nhân sau:

TT Diễn giải Số tiền

VND

1 Hoàn nhập quỹ dự phòng tài chính

(=315.243.417đ x 50%) 103.182.333

2 Hoàn nhập quỹ trợ cấp MVL

(=56.387.198đ x50% ) 28.193.599

3 Do phân phối lợi nhuận sau khi xử lý

Tài chính các khoản khác 148.140.826 Cộng 279.516.758

Trong đó:

Số dư quỹ dự phòng tài chính trên sổ sách kế toán của Công ty tại 31/12/2004 là 206.364.667 đồng, do không phải bù đắp tổn thất về tài sản hoặc phát sinh của DN nên được hoàn nhập vào thu nhập sau thuế này được phân bổ 50% cho quỹ khen thưởng phúc lợi, là 103.182.333 đồng.

b. Xử lý số dư quỹ trợ cấp mất việc làm

Công ty xác định số lao động dôi dư để giải quyết theo chế độ khi chuyển sang cổ phần là khoản trợ cấp lao động nghỉ hưu trước tuổi (1 trường hợp), với số tiền là 24.371.600 đồng, tuy nhiên trường hợp này chủ yếu làm việc tại Tổng Công ty Hàng không Việt nam và Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam (trước đây). Vì vậy, khoản trợ cấp này được lấy từ quỹ hỗ trợ lao động dôi dư để bù đắp. Do vậy, số dư quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm sẽ được hòn nhập trong kỳ. Cụ thể như sau:

- Số dư quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm từ năm 2002 ( với số tiền là 56.387.198 đồng sẽ được hoàn nhập vào thu nhập sau thuế của doanh nghiệp. Phần lợi nhuận sau thuế này được phân bổ 50% cho quỹ khen thưởng phúc lợi là;

28.193.599 đồng

- Số tiền trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm trong năm 2003 sẽ được hạch toán giảm chi phí trong kì, tăng lợi nhuận nêu ở mục (c) dưới đây.

c. Xử lý các khoản thu nhập phát sinh do cổ phần hoá

Phần lợi nhuận sau thuế tăng thêm do xử lý các khoản doanh thu hoạt động tài chính do đánh giá lại số dư tiền gửi Ngân hàng có gốc ngoại tệ ( 19.267.634đ), xử lý các khoản công nợ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế vào thu nhập khác ( 387.434.227đ) và phần giảm chi phí số trích quỹ trợ cấp mất việc làm ( 4.800.433đ) là: ( 19.267.634đ + 387.434.227đ + 4.800.433đ) x 72%= 296.281.652đ. Số lợi nhuận sau thuế này được phân bổ 50% cho quỹ khen thưởng phúc lợi. Là 148.140.823đ.

Những tài sản không tính vào giá trị DN gồm:

- Đất đai thuộc quyền sử dụng của Công ty ( Hiện nay đang sử dụng của Tổng công ty Hàng không Việt Nam).

- Diện tích nhà dùng làm văn phòng trụ sở công ty ( Hiện nay đang sử dụng của Tổng công ty Hàng không Việt Nam).

- Lợi thế kinh doanh trong việc cung ứng xuất nhập khẩu lao động hàng không.

- Giá trị vô hình ( chi phí đào tạo) lực lượng lao động có trình độ, cũng như uy tín và mối quan hệ như hiện nay của Công ty.

- Một số công cụ, dụng cụ lao động đã xuất dùng, có giá trị nhỏ, không thể kiểm kê, đánh giá hết được.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG HÀNG KHÔNG (Trang 39 -39 )

×