Phương pháp xác định

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động ở Công ty Cổ phần Cung ứng và Xuất nhập khẩu Lao động Hàng không (Trang 41 - 44)

b. Thuê tổ chức định giá

2.2.2.2.Phương pháp xác định

Đối với tài sản cố định

 Đối với tài sản chưa khấu hao hết

Được xác định trên cơ sở nguyên giá mới của TSCĐ và chất lượng còn lại tại thời điểm định giá. Chất lượng còn lại của tài sản được xác định bằng giá trị còn lại theo tỷ lệ % so với nguyên giá tài sản mới mua sắm hoặc mới đầu tư xây dựng có tính đến hao mòn thực tế dựa trên tính năng và công suất sử dụng thực tế của tài sản cố định.

 Đối với tài sản cố định đã khấu hao hết

Được xác định lại tối thiể bằng 20% nguyên giá TSCĐ mua sắm mới.

Đối với tài sản cố định vô hình

Xác định theo giá trị còn lại đang hạch toán trên sổ kế toán hoặc tiến hành định giá theo giá trị thị trường có thể chấp nhận được.

Đối với khoản đầu tư tài chính dài hạn

Xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán có tính đến giá trị thị trường có thể chấp nhận được.

Đối với tài sản lưu động và các tài sản khác

Xác định theo số dư thực tế trên bảng Cân đối kế toán tại ngày 31/12/2004 và tình hình thực tế tại thời điểm định giá.

 Đối với tài sản bằng tiền, các khoản nợ phải thu, phải trả:

- Giá trị tài sản bằng tiền được xác định theo số dư tiền mặt đã kiểm quỹ hoặc đã đối chiếu xác nhận với ngân hàng tại thời điểm xác định giá trị DN, phù hợp với số liệu trên bảng Cân đối Kế toán tại thời điểm 31/12/2004 của DN. Các số dư là ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm 31/12/2004. Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính của Công ty.

- Các khoản nợ phải thu là các khoản nợ đã được công ty đối chiếu, xác nhận hoặc đang luân chuyển tại thời điểm 31/12/2004, phù hợp với số liệu được báo cáo trên Bảng Cân đối Kế toán tại thời đỉểm 31/12/2004.

- Nợ thực tế phải trả là tổng số các khoản nợ bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác đã được Công ty đối chiếu và xác nhận hoặc đang luân chuyển tại thời điểm xác định giá trị DN, phù hợp với số liệu trên bảng Cân đối Kế toán của đơn vị tại thời điểm 31/12/2004. Phần nợ phải trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không phải trả, được xác định lại theo số liệu quyết toán với cơ quan bảo hiểm xã hội liên quan và được xử lý vào thu nhập khác của công ty.

 Đối với vật tư hàng hoá tồn kho: Hàng hoá tồn kho của công ty được xác định theo số dư kiểm kê thực tế và phù hợp với số liệu trên bảng Cân đối Kế toán tại ngày 31/12/2004.

 Đối với các khoản tiền tạm ứng: Được xác định lại theo số dư trên bảng Cân đối kế toán của đơn vị tại thời điểm 31/12/2004.

 Đối với các khoản chi phí chờ phân bổ: Đối với công cụ dụng cụ quản lý chưa phân bổ hết, hoặc đã phân bổ hết dược xác định lại theo tỷ lệ % theo nguyên giá mới của các công cụ dụng cụ quản lý tại thời điểm 31/12/2004.

 Đối với các khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn: Được căn cứ vào số dư và tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm 31/12/2004.

Giá trị lợi thế kinh doanh của công ty

Số liệu về lợi nhuận và phần vốn Nhà nước tại DN của 3 năm qua được thể hiện qua Bảng số 05 như sau:

Bảng số 05: Giá trị lợi thế kinh doanh của Công ty

STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

1 Lợi nhuận sau thuế 193.726.653 123.424.360 293.705.486

2 Lợi nhuận sau thuế đã điều chỉnh lại phần ảnh hưởng của

thu nhập hoạt động khác

3 Nguồn vốn chủ sở hữu 2.419.569.371 2.590.262.832 2.626.511.303

4 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên

NV CSH

8,01% 4,76% 11,18%

5 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NV CSH ( sau khi đã điều chỉnh thu nhập khác)

7,77% 1,68% 7,12%

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm 2002, 2003, 2004)

Như vậy, tỷ suất lợi nhuận bình quân của Công ty trong 3 năm qua đạt xấp xỉ 8%, nếu điều chỉnh những khoản thu nhập khác ( do xử lý các khoản công nợ không phải trả từ những năm trước) thì tỷ suất này chỉ đạt xấp xỉ 5,48%, thấp hơn so với lãi suất trái phiếu Chính phủ tại thời điểm định giá (9,17%). Do vậy, căn cứ theo quy định tại thông tư 79/2002/TT- BTC ngày 12/9/2002 của Bộ tài chính hướng dẫn xác định giá trị DN khi chuyển DNNN sang công ty cổ phần thì giá trị lợi thế của công ty được xác định là không có.

Quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và quỹ khen thưởng, phúc lợi

Tại thời điểm 31/12/2004 số dư của các quỹ trên của Công ty như sau: - Quỹ dự phòng tài chính: 212.356.750 đồng.

- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: 61.187.631 đồng ( trong đó kết chuyển từ số dư quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm năm 2003 là 56.387.198 đồng, số đã tính vào chi phí năm 2004 là 4.800.433 đồng).

Công ty xác định số lao động dôi dư để giải quyết theo chế độ khi chuyển sang cổ phần là khoản trợ cấp lao động nghỉ hưu trước tuổi ( 1 trường hợp), với số tiền là 24.371.600 đồng.Tuy nhiêm trường hợp này chủ yếu làm việc tại Tổng côngty Hàng không Việt Nam và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam ( trước đây). Vì vậy khoản trợ cấp này được đề nghị lấy từ quỹ hỗ trợ lao động dôi dư để bù đắp. Do vậy, số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được hoàn nhập vào thu nhập sau thuế của DN, sau khi được điều chỉnh phần thuế thu nhập DN đối với

khoản đã trích vào chi phí năm 2004 như sau: 61.187.631 đồng – 4.800.433 đồng x 28%= 59.843.510 đồng. Phần lợi nhuận sau thuế này được phân bổ 50% cho Quỹ khen thưởng phúc lợi là 29.921.755 đồng.

Số dư Quỹ dự phòng tài chính, do không phải bù đắp những tổn thất về tài sản hoặc lỗ phát sinh của DN nên được hoàn nhập vào thu nhập sau thuế của DN. Phần lợi nhuận sau thuế này được phân bổ 50% cho quỹ khen thưởng phúc lợi là 103.182.333 đồng.

Các khoản thu nhập phát sinh khi xử lý tài chính tại thời điểm cổ phần hoá

Các khoản phát sinh khi xử lý tài chính tại thời điểm cổ phần hoá được xử lý như sau:

- Các khoản chênh lệch từ xử lý chênh lệch tỷ giá, khoản công nợ không phải trả được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính và thu nhập hoạt động bất thường để xác định thu nhập chịu thuế.

- Khoản chi phí trích vào quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm trong năm 2004 được xử lý hạch toán giảm chi phí quản lý trong kỳ khi xác định lợi tức chịu thuế.

- Số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm từ năm 2003 chuyển sang và số dư Quỹ dự phòng tài chính tại 31/12/2004 có nguồn gốc từ lợi nhuận sau thuế được kết chuyển vào lợi nhuận sau thuế.

- Các khoản thu nhập chịu thuế phát sinh khi xử lý cổ phần hoá được tính 28% thuế thu nhập DN.

- Các khoản lợi nhuận sau khi khấu trừ thuế thu nhập DN sẽ được chia cho Quỹ đầu tư phát triển và Quỹ khen thưởng phúc lợi theo tỷ lệ 50%/50%.

Đối với tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý

Cho mục đích xác định giá trị DN, sẽ không xác định lại giá trị đối với các tài sản này mà chỉ xác định hiện trạng của các tài sản.

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động ở Công ty Cổ phần Cung ứng và Xuất nhập khẩu Lao động Hàng không (Trang 41 - 44)