Định hướng nâng cao vai trò của các định chế tài chính trên TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các định chế tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 74 - 77)

TÀI CHÍNH TRÊN TTCK VIỆT NAM

I. Định hướng nâng cao vai trò của các định chế tài chính trên TTCK Việt Nam TTCK Việt Nam

1. Định hướng phát triển của TTCK Việt Nam đến năm 2010.

Mục tiêu phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong thời gian tới là xây dựng và hoàn thiện thị trường tài chính đồng bộ, vận hành theo các nguyên tắc của cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà Nước, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, ổn định và bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trường. Trên cơ sở đó, nâng cao tỷ lệ huy động vốn, đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển thị trường tài chính Việt Nam, thủ tường chính phủ đã ra Quyết định số 163/2003/QĐ-TTg ngày 05/08/2003 phê duyệt chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến 2010.

Theo đó, mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2010 là

♣ Phát triển TTCK cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh

huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam;

♣ Duy trì trật tự, an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý,

giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư;

♣ Từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị

trường tài chính quốc tế.

Để đạt được mục tiêu trên, định hướng phát triển cho TTCK Việt Nam đến năm 2010 gồm những nội dung sau:

a. Mở rộng quy mô của TTCK tập trung, phấn đấu đưa tổng giá trị thị trường đến năm 2010 đạt mức 10 – 15% GDP.

Thứ nhất, tập trung phát triển thị trường trái phiếu, trước hết là trái phiếu

Thứ hai, tăng số lượng các loại cổ phiếu niêm yết trên TTCK tập trung

nhằm tăng quy mô vốn về cho các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các công ty niêm yết.

b. Xây dựng và phát triển các TTGDCK, SGDCK, Trung tâm lưu ký chứng khoán theo hướng hiện đại hoá.

Thứ nhất, xây dựng TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh thành SGDCK với

hệ thống giao dịch, hệ thống giám sát và công bố thông tin thị trường tự động hoá hoàn toàn.

Thứ hai, xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa

và nhỏ tại Hà Nội; chuẩn bị điều kiện để sau năm 2010 chuyển thành thị trưòng giao dịch phi tập trung (OTC).

Thứ ba, thành lập Trung tâm lưu ký độc lập cung cấp các dịch vụ đăng ký

chứng khoán, lưu ký và thanh toán cho hoạt động giao dịch chứng khoán của SGDCK và TTGDCK; mở rộng phạm vi lưu ký các loại chứng khoán chưa niêm yết.

c. Phát triển các ĐCTC trung gian cho TTCK Việt Nam.

Thứ nhất, tăng quy mô và phạm vi hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, dịch

vụ của các CTCK. Phát triển các CTCK theo hai loại hình: CTCK đa nghiệp vụ và CTCK chuyên doanh, nhằm tăng chất lượng cung cấp dịch vụ và khả năng chuyên môn hoá hoạt động nghiệp vụ.

Thứ hai, khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức thuộc mọi thành phần

kinh tế có đủ điều kiện thành lập các CTCK khuyến khích các CTCK thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh ở các tỉnh, thành phố lớn, các khu vực đông dân cư trong cả nước.

Thứ ba, phát triển các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán cả về quy

mô và chất lượng hoạt động. Đa dạng hoá các loại hình sở hữu đối với công ty quản lý quỹ đầu tư. Khuyến khích các CTCK thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư.

Thứ tư, thành lập một số công ty ĐMTN để đánh giá, xếp loại rủi ro các

loại chứng niêm yết và ĐMTN của các doanh nghiệp Việt Nam. d. Phát triển các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu cá nhân.

Thứ nhất, thiết lập hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức bao gồm các NHTM,

các CTCK các công ty tài chính, các công ty bảo hiểm, các quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư…, tạo điều kiện cho các tổ chức này tham gia thị trường với vai trò là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và thực hiện chức năng của các nhà tạo lập thị trường.

Thứ hai, mở rộng và phát triển các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán; tạo

điều kiện cho các nhà đầu tư nhỏ, các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào TTCK thông qua góp vốn vào các quỹ đầu tư.

2.Định hướng nâng cao vai trò của các ĐCTC trên TTCK Việt Nam.

Hoàn thiện và phát triển TTCK là bước quan trọng để hoàn thiện cấu trúc của thị trường tài chính, góp phần tích tụ, tập trung và phân phối vốn một cách có hiệu qủa, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Phân tích mục tiêu của chiến lược phát triển thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng là cơ sở cho việc xác định vị trí, vai trò của các ĐCTC trong chiến lược phát triển TTCK Việt Nam. Theo đó, các ĐCTC sẽ ngày càng trở thành trung gian tài chính quan trọng đối với sự phát triển của TTCK Việt Nam trên nhiều phương diện.

Thứ nhất, các ĐCTC là đối tượng huy động vốn quan trọng trên thị trường.

Các chứng khoán của các tổ chức này là các chứng khoán có chất lượng cao và có sức hút lớn. Đặc biệt, chứng chỉ quỹ đầu tư được xem là loại công cụ tích tụ, tập trung vốn quan trọng của thị trường phát triển.

Thứ hai, với tư cách là nhà đầu tư có tổ chức, có chuyên môn cao, các

ĐCTC này sẽ tăng tính chuyên môn hóa, và dẫn dắt hoạt động đầu tư của các thành phần khác trên thị trường. Mặt khác, hoạt động đầu tư hiệu quả của các ĐCTC sẽ giúp tiết kiệm chi phí, có khả năng san sẻ và kiểm soát rủi ro cao.

Thứ ba, hoạt động của các tổ chức này dễ kiểm soát và chi phối hơn hoạt

động của các nhà đầu tư cá thể nên sẽ hỗ trợ các tổ chức quản lý nhà nước trong việc quản lý và hoạch định chính sách phát triển cho thị trường.

Thứ tư, các ĐCTC tiếp tục là những tổ chức có vai trò quan trọng cho các

hoạt động trên thị trường thông qua các hoạt động môi giới, đại lý, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư…

Theo đó, sự phát triển của các ĐCTC trên TTCK dựa trên những quan điểm sau:

Hình thành mô hình ngân hàng đa năng: nhằm phát huy lợi thế của các

NHTM, đồng thời đa dạng hóa các dịch vụ tài chính trên TTCK, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho các nhà đầu tư.

Đa dạng hóa các loại hình ĐCTC: nhằm tạo điều kiện hoàn thiện hệ thống

các ĐCTC; đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn cho các tổ chức này, nâng cao chất lượng phục vụ cho các đối tượng tham gia trên TTCK.

Đa dạng hóa hình thức sở hữu của các ĐCTC: nhằm thu hút các thành

phần khác nhau tham gia vào các ĐCTC, tạo tính năng động cho các tổ chức này.

Hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế: theo các cam kết gia nhập của

Việt Nam vào các tổ chức quốc tế.

Sự hỗ trợ phát triển của của các cơ quan Nhà nước: trong các vấn đề như

hoàn thiện khung pháp lý cho các hoạt động trên thị trường nói chung và cho các ĐCTC nói riêng, các chế độ về thuế, và các chương trình hỗ trợ khác, như hỗ trợ thông tin, đào tạo nhân lực…

Một phần của tài liệu Thực trạng và và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các định chế tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w