Cầu nối giữa người cho vay và người cần vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng và và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các định chế tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 60)

III. Thực trạng vai trò của các định chế tài chính trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

1.Cầu nối giữa người cho vay và người cần vốn

1.1. Phát hành chứng khoán

Cũng giống như các loại hình doanh nghiệp khác, các ĐCTC coi TTCK là một kênh huy động vốn rất hiệu quả. Thông qua TTCK, các ĐCTC Việt Nam đã huy động được hàng nghìn tỷ đồng để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh,

trong đó có các hoạt động trên TTCK, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền dẫn vốn từ những người có vốn tạm thời nhàn rỗi tới những người tạm thời thiếu vốn.

1.1.1. Về loại chứng khoán

Tính tới thời điểm hiện nay, các ĐCTC Việt Nam đã phát hành một lượng lớn các cổ phiếu, trái phiếu và các chứng chỉ quỹ đầu tư. Trong đó, các chứng khoán của các NHTM đang thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư vì tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng rất cao của ngành này trong thời gian gần đây.

Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ, đến năm 2008 mức vốn pháp định tối thiểu của một NHTM phải đạt mức 1.000 tỷ đồng và đến năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Chính vì vậy, các NHTM luôn tìm cách huy động vốn từ các cổ đông, một mặt đáp ứng được yêu cầu trên, mặt khác để tăng năng lực tài chính cho các hoạt động của mình, chuẩn bị cho cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài theo cam kết gia nhập WTO của nước ta. Ngoài phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, các NHTM còn gia tăng vốn (cấp 2) bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi. Trái phiếu này khi đến hạn sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Bảng 6:Hoạt động phát hành chứng khoán của một số NHTM trong năm 2006

(Đơn vị: tỷ đồng)

STT T

Tên ngân hàng Trái phiếu Cổ phiếu

1 Ngân hàng đầu tư và phát triển 3.250 -

2 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 1.373 -

3 Ngân hàng Sài Gòn Thường tín - 2.080

4 Ngân hàng Á Châu - 1.100

5 Chứng khoán chính phủ 55.817 -

6 Toàn thị trường 66.337 23.758

(Nguồn:Báo cáo thường niên của các NHTM và UBCKNN)

Ngoài các NHTM, các CTCK cũng đang gấp rút tiến hành việc phát hành chứng khoán huy động vốn trên thị trường. Theo Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 05/02/2007, hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán, các CTCK muốn tiến hành đầy đủ 4 hoạt động kinh doanh chủ yếu là môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn chứng khoán, thì phải có vốn pháp định tối thiểu là 300 tỷ đồng. Nếu CTCK đã được cấp phép hoạt động kinh doanh mà không đáp ứng đủ điều kiện về vốn pháp định thì phải làm thủ tục tăng vốn trong thời gian 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Như nghiên cứu trên, hầu hết các CTCK trừ 7 CTCK là công ty con của các ngân hàng, đều có vốn điều lệ ở mức thấp, chủ yếu dưới 100 tỷ đồng. Chính vì vậy, các CTCK muốn đáp ứng được các quy định theo pháp luật thì bắt buộc phải tăng vốn điều lệ. Trong số các CTCK tiến hành tăng vốn điều lệ trong thời gian vừa qua, đáng chú ý nhất là CTCK Sài Gòn (SSI). Được thành lập năm 2000 với vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng, SSI đã tiến hành 4 lần tăng vốn điều lệ vào các năm 2001 (tăng lên 20 tỷ đồng), năm 2005 (tăng lên 52 tỷ đồng), năm 2006 (tăng lên 500 tỷ đồng), tháng 10/2007 (tăng lên 800 tỷ đồng).

Các chứng khoán do các ĐCTC phát hành được niêm yết trên SGDCK TP Hồ Chí Minh, TTGDCK Hà Nội, thị trường OTC, và thị trường chứng khoán nước ngoài.

Trên TTGDCK HN

Có 7 ĐCTC niêm yết chứng khoán với tổng giá trị niêm yết (theo mệnh giá) là 4.083.106,52 triệu đồng. Bao gồm các chứng khoán: cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu, CTCK Bảo Việt, CTCK Sài Gòn, Tổng công ty bảo hiểm dầu khí, Tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia; trái phiếu của Ngân hàng phát triển.

Trên SGDCK TP HCM

Có 5 ĐCTC niêm yết chứng khoán với tổng giá trị (tính theo mệnh giá) là 3.566.310,655 triệu đồng. Bao gồm: cổ phiếu NHTM CP Sài Gòn; trái phiếu Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển; chứng chỉ quỹ VF1 của Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam, chứng chỉ quỹ PRUBF1 của Công ty TNHH quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Prudentail Việt Nam.

Thị trường OTC

Có 74 mã chứng khoán của các ĐCTC trên thị trường phi tập trung OTC, trong đó, có 34 mã cổ phiếu, 1 quyền mua cổ phiếu và 4 mã trái phiếu của các NHTM CP, 24 cổ phiếu và một quyền mua cổ phiếu của các CTCK, 2 chứng chỉ quỹ đầu tư, 7 cổ phiếu và 1 trái phiếu của công ty tài chính.

Thị trường chứng khoán nước ngoài

Trong số các quỹ đầu tư đã phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư, chỉ có VFMVFI, VFMVFII, PRUBFI được niêm yết tại SGDCK Hồ Chí Minh, số còn lại được niêm yết tại các TTGDCK hoặc SGDCK nước ngoài. Ví dụ, VEIL niêm yết tại thị trường chứng khoán Dublin (Ireland), VF niêm yết tại SDGCK – Ireland…

Hoạt động huy động vốn của các ĐCTC trong thời gian qua đáng chú ý là sự có mặt của các cổ đông nước ngoài. Theo quy định tại Nghị định

69/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 20/04/2007, tổng mức sở hữu của cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả cổ đông nước ngoài và những người có liên quan tới nhà đầu tư nước ngoài đó) không vượt quá 30% vốn điều lệ của một NHTM Việt Nam (hủy bỏ hoàn toàn tỷ lệ sở hữu hạn chế đối với trái phiếu); tỷ lệ này đối với các doanh nghiệp cổ phần là 49%. Một số đối tác nước ngoài như: HSBC (20% vốn điều lệ của Techcombank), Paris national bank (10% vốn điều lệ của Ngân hàng phương Đông), Citygroup (cổ đông của EAB) … Khi có sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước ngoài, các ĐCTC không những trở thành một cầu nối giữ nguồn vốn nước ngoài rất dồi dào với nền kinh tế nước ta mà còn có thể tận dụng những ưu thế về kinh nghiệm, trình độ quản lý, công nghệ,... của các đối tác nước ngoài để nâng cao năng lực của chính các tổ chức này.

Việc thúc đẩy các ĐCTC huy động vốn trên TTCK là một giải pháp quan trọng trong chiến lược tăng vốn chủ sở hữu, tăng vốn hoạt động cho các tổ chức này, đồng thời cũng tạo ra một khối lượng hàng hóa có chất lượng cao cho TTCK, thu hút được nguồn vốn dồi dào từ nhiều nguồn khác nhau.

1.2. Kinh doanh chứng khoán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động kinh doanh chứng khoán được thực hiện bởi các NHTM và quỹ đầu tư, thực hiện vai trò cung vốn cho các đối tượng có nhu cầu về vốn, như chính phủ, các công ty... Đồng thời, đây cũng là một hoạt động tiềm năng nhằm tăng lợi nhuận cho các ĐCTC này.

Cùng với nền kinh tế trong quá tình hội nhập, TTCK phát triển sôi động và chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được đẩy mạnh là những cơ hội tiềm năng để phát triển hoạt động đầu tư. Bên cạnh tăng nhanh vốn điều lệ để đáp ứng nhu cầu cho hoạt động kinh doanh, các NHTM đã và đang thực hiện chính sách đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm dự trữ thanh khoản thứ cấp, phân tán rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận.

Với tiềm lực tài chính mạnh và khả năng sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn, các NHTM là nhà đầu tư quan trọng trên thị trường trái phiếu, đặc biệt là

trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phương. Theo thống kê, tại TTGDCK Hà Nội, năm 2006 có 13 ngân hàng tham gia vào đầu thầu trái phiếu. Ngoài ra, các NHTM còn đầu tư vào trái phiếu của các tổ chức tín dụng, cổ phần của các công ty con, công ty liên doanh, liên kết. Từ năm 2005 trở lại đây, danh mục đầu tư của các NHTM còn có một phần là cổ phiếu các công ty chưa và đã niêm yết và có tốc độ tăng trưởng khá cao trong các năm 2005 - 2006.

Bảng 7: Hoạt động kinh doanh chứng khoán của một số NHTM

(Đơn vị:tỷ đồng)

Ngân hàng Vốn chủ sở hữu

Chứng khoán kinh doanh

Đầu tư vào chứng khoán nợ

Đầu tư vào công ty liên doanh,

liên kết

Đầu tư vào các đơn vị khác 2005 2006 2005 2006 2005 2006 2005 2006 2005 2006 Ngân hàng A Châu 948 1.100 30,21 8 640,19 5 4.228 4.823 11,713 130,96 4 125,00 3 312,949 Ngân hàng Sacombank 1.71 0 2.429 96,60 2 263,63 1 1.51 4 1.87 3 9,387 110,60 4 325,21 1 669,973 Ngân hàng Ngoại Thương 8.41 6 11.12 7 95,97 1 568,6 4.08 5 4.58 3 382,12 1 487,71 7 260,82 0 476,970

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng)

Một phần của tài liệu Thực trạng và và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các định chế tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 60)