II. Hệ thống các định chế tài chính trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
6 Côngty tài chính than khoáng sản 300 7Công ty tài chính prudential Việt
Nam
120
8 Công ty tài chính Tàu thủy 1.023
9 Côngty tài chính Việt - SG 320
(Nguồn: UBCKNN)
Hầu hết các công ty tài chính hiện nay, trừ công ty tài chính Prudential và công ty tài chính Việt - SG, đều là thành viên góp vốn của các tổng công ty hoặc tập đoàn Việt Nam, như tổng công ty dầu khí, than- khoáng sản, dệt may, tàu thủy, cao su, bưu điện, tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội và hoạt động với phương trâm vì sự phát triển vững mạnh của các tổng công ty, tập đoàn này. Trong đó, công ty tài chính của tập đoàn dầu khí và tập đoàn công nghiệp tàu thủy có số vốn điều lệ lớn nhất tương ứng là 3.000 tỷ và 1.023 tỷ đồng. Hoạt động mạnh nhất trên TTCK là công ty tài chính dầu khí thuộc tập đoàn dầu khí Việt Nam, được cổ phần hóa và tiến hành đấu giá cổ phần tại TTGDCK Hà Nội vào ngày 19/10/2007
Nhìn chung, các công ty tài chính có quy mô vốn nhỏ và do đều là các công ty trực thuộc doanh nghiệp Nhà nước nên kinh nghiệm hoạt động, đối tượng khách hàng còn hạn chế. Trong khi chưa có đủ năng lực cạnh tranh về vốn, nhân lực, công nghệ như ngân hàng thì các công ty tài chính chỉ tập trung vào những dịch vụ truyền thống, đơn giản, an toàn trên thị trường tài chính. Vì thế, các tổ
chức và dân cư vẫn chỉ nghĩ tới các NHTM trong các giao dịch tài chính, điều này lại càng khiến cho các công ty tài chính khó khăn trong huy động vốn, mở rộng tín dụng và phát triển các dịch vụ tài chính khác.
Tuy nhiên, với tính chất là một tổ chức hoạt động như một ngân hàng, trừ hoạt động nhận tiền gửi dưới một năm và hoạt động thanh toán, việc thu hút được lực lượng các công ty tài chính vào TTCK có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển thị tài chính nói chung và TTCK nói riêng.
2.2.5. Công ty kiểm toán
Tính đến tháng 12/2006, trên thị trường Việt Nam có 120 công ty kiểm toán được cấp giấy phép hành nghề kiểm toán, với 4 công ty kiểm toán nước ngoài và 116 công ty kiểm toán trong nước.
Sự bùng nổ của TTCK Việt Nam trong thời gian qua với làn sóng lên sàn của các công ty cổ phần, thành lập mới các CTCK và các quỹ đầu tư đã tạo ra một nhu cầu rất lớn cho ngành kiểm toán Việt Nam. Kiểm toán cho các công ty niêm yết đặc biệt có tính chất quan trọng vì chứng nhận kiểm toán là một trong những căn cứ để nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư, đồng thời là một nguồn thông tin cho các cơ quan quản lý thị trường.
Theo Quyết định 76/2004/QĐ-BTC, điều kiện lựa chọn công ty kiểm toán để kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, quỹ đầu tư và các tổ chức kinh doanh chứng khoán là công ty kiểm toán phải có vốn điều lệ hoặc vốn chủ sở hữu từ 2 tỷ đồng trở lên (doanh nghiệp kiểm toán trong nước) hoặc có vốn điều lệ tối thiểu là 300.000 USD (doanh nghiệp kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài); có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 10 người trở lên đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện; đã thành lập và hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu 5 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký tham gia kiểm toán trong lĩnh vực này; có số lượng khách hàng kiểm toán hàng năm tối thiểu là 30 đơn vị.
Tính đến tháng 7/2007, cả nước có 11 công ty kiểm toán được phép kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán theo quyết định số 726/QĐ-UBCK ban hành ngày 30/11/2006 (do cuối tháng 3/2007, công ty TNHH dịch vụ kiểm toán và tư vấn kế toán BHP đã mất
quyền này do không đủ số lượng kiểm toán viên theo yêu cầu). Trong đó, 7 công ty kiểm toán trong nước và 4 công ty kiểm toán nước ngoài (với việc công ty kiểm toán Việt Nam -VACO chính thức trở thành thành viên của Deloite khu vực Đông Nam Châu Á).
Bảng 5: Danh sách các công ty kiểm toán được phép kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, quỹ đầu tư và các công ty kinh doanh chứng khoán tính
đến tháng 7/2007
STT Tên công ty kiểm toán