Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị 31 5Ngân hàng thương mại cổ phần nông

Một phần của tài liệu Thực trạng và và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các định chế tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 49 - 53)

II. Hệ thống các định chế tài chính trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

4 Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị 31 5Ngân hàng thương mại cổ phần nông

thôn

4

6 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 37

7 Ngân hàng liên doanh 5

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Ngành ngân hàng Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, mức đóng góp tăng từ 25% GDP trong năm 2000 lên 63% hiện nay. Ngành ngân hàng là một ngành có tiềm năng phát triển cao trong nền kinh tế nước ta.

Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và của người tiêu dùng ngày càng cao. Hiện nay các NHTM có bốn khó khăn lớn cần phải vượt qua, đó là: các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng (Luật ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng), năng lực tài chính, công nghệ ngân hàng và khó khăn cuối cùng là nhân lực. Ví dụ, năm 2005, hai luật (Luật ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng) đã được sửa đổi, bổ sung nhưng trên thực tế, vẫn chưa theo kịp với tiến trình hội nhập. Hai luật này được xây dựng từ năm 1997, năm mà khủng hoảng tài chính diễn ra tại Châu Á, nhiều NHTM cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng. Những quy định lúc đó phù hợp với các luật khác như Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp nhưng hiện các luật đó đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, cởi mở và thông thoáng hơn rất nhiều.

2.2. Các ĐCTC phi ngân hàng 2.2.1. Công ty chứng khoán

Luật chứng khoán được ban và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã thay thế cho các văn bản pháp lý trước đó nhằm điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của các CTCK.

Năm 1999 chỉ có duy nhất 1 CTCK được thành lập là CTCK Bảo việt. Sang năm 2000, khi TTGDCK Thành phố Hồ chí Minh chính thức đi vào hoạt động, đã có thêm 6 CTCK được thành lập, gồm CTCK Ngân hàng đầu tư và phát triển, CTCK Ngân hàng công thương, CTCK Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, CTCK Ngân hàng Á châu, CTCK thăng Long, CTCK Sài Gòn.

Triển vọng phát triển nhanh của TTCK đã tạo điều kiện cho hàng loạt các CTCK ra đời trong vài năm gần đây. Năm 2006 chứng kiến sự ra đời của 39 CTCK. Và tính đến ngày 10/10/2007, TTCK có 59 CTCK đang hoạt động, trong đó có 58 CTCK đã trở thành thành viên chính thức của SGDTP HCM và TTCK HN (CTCK VNS mới chỉ đăng ký làm thành viên tại TTCK Hà Nội). Hiện nay còn có khoảng 80 hồ sơ đang chờ được cấp phép thành lập CTCK (Phụ lục 1).

Trong số 59 CTCK đang hoạt động, có 8 CTCK được tổ chức theo mô hình công ty TNHH, 51 công ty còn lại được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần. Trong đó, CTCK Sài Gòn và CTCK Bảo Việt đã niêm yết cổ phiếu trên TTGDCK Hà Nội vào tháng 12/2006.

Trong số các CTCK đã được thành lập, đáng chú ý nhất là nhóm các CTCK trực thuộc ngân hàng. Khối các công ty này thường có thế mạnh về năng lực vốn, kỹ thuật, công nghệ, mạng lưới chi nhánh, nhân lực và mối quan hệ mật thiết với khách hàng có được từ ngân hàng mẹ.

2.2.2 Quỹ đầu tư

Quỹ đầu tư là một trung gian tài chính khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam, bắt đầu xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX. Khi TTCK Việt Nam phát triển một cách đều đặn, chỉ số chứng khoán không có nhiều biến động thì xu hướng là các nhà đầu tư sẽ tự tiến hành đầu tư trên thị trường. Tuy nhiên, khi

TTCK bắt đầu lên xuống thất thường và gây những thiệt hại đáng kể do không có chiến lược đầu tư hợp lý cũng như không có đủ nguồn lực để tìm kiếm và phân tích thông tin đã khiến cho các nhà đầu tư phải tìm cách đầu tư khác để giảm thiểu rủi ro. Và điều này đã tạo cơ hội cho sự ra đời và phát triển của các quỹ đầu tư trên TTCK trong thời gian vừa qua và trong thời gian tới.

Hiện nay, theo thống kê của Viet Nam Investment Review, số các quỹ đầu tư đang tiến hành hoạt động tại Việt Nam vào khoảng 46 quỹ với tổng số vốn hơn 6.277 tỷ USD, trong đó có 10 quỹ đầu tư trong nước và 36 quỹ đầu tư nước ngoài. Công ty quản lý quỹ lớn nhất là Dragon Capital với số vốn lên tới 1,91 tỷ USD, quản lý 3 quỹ đầu tư. Tiếp theo là Vina Capital và Indochina Capital với số vốn lần lượt là 1.015 tỷ USD và 0,57 tỷ USD (Phụ lục 2).

Hoạt động của các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ được điều chỉnh theo Quyết định 35/2007/QĐ-BTC ban hành ngày 15/05/2007 của Bộ tài chính về việc tổ chức và quản lý các quỹ đầu tư tại Việt Nam.

Các quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam chủ yếu là quỹ đóng, có thời gian hoạt động từ 5 đến 10 năm, với mục tiêu xây dựng danh mục tăng trưởng ở cả ba khía cạnh: tăng trưởng lợi nhuận, tăng trưởng giá trị tài sản và tăng trưởng về vốn. Ngoài ra, các quỹ đầu tư trong nước hầu hết là quỹ thành viên, ngoại trừ VFMVF1, VFMVFII và PRUBF1. Thành viên của các quỹ này là các ngân hàng, các CTCK hoặc tổng công ty có tiềm lực tài chính. Ví dụ, thành viên của Quỹ đầu tư chứng khoán Bảo việt bao gồm tổng công ty Bảo việt Việt Nam, Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam, Bảo hiểm Việt Nam, tổng công ty cổ phần Bảo Minh, công ty cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng, công ty cổ phần liên doanh bảo bảo hiểm quốc tế.

2.2.3. Công ty bảo hiểm

Nền kinh tế - xã hội Việt Nam tiếp tục phát triển, tốc độ tăng GDP cao, thu nhập của người dân được cải hiện, đặc biệt là tầng lớp trung lưu giàu có ngày một tăng là cơ hội để phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển mạnh trong những năm gần đây đã thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của các công ty bảo hiểm trong nước và ngoài nước.

Bảng 3: Tốc độ tăng GDP, thu nhập của người dân và doanh thu bảo hiểm

Năm GDP Thu nhập/đầu người (USD/năm) Tổng doanh thu bảo hiểm

phi nhân thọ (tỷ đồng)

Tổng doanh thu bảo hiểm

nhân thọ (tỷ đồng) 2004 7.7% 400 4.790 7.710 2005 8,4% 619 5.678 8.130 2006 8,2% 720 6.360 8.500 6 tháng đầu năm 2007 7,78% 4.036 702(4.426)

(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)

Tính đến tháng 12/2006, thị trường bảo hiểm có 22 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và 7 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Một số doanh nghiệp lớn trên thị trường bảo hiểm Việt Nam có thể kể đến như: Bảo việt Việt Nam, Prudential, Dai – Ichi (vừa mua lại Bảo minh CMG), Manulife…

Việc thu hút các tổ chức bảo hiểm tham gia vào TTCK có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thị trường. Doanh thu từ phí bảo hiểm hàng năm của các doanh nghiệp bảo hiểm là rất cao và đây chính là nguồn đầu tư của các công ty này. Với tính chất là các tổ chức tiết kiệm, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể lượng hóa được nhu cầu thanh toán cho các hợp đồng bảo hiểm nên có thể sử dụng một phần vốn để đầu tư kinh doanh chứng khoán như trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ và cổ phiếu.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng phát triển và mang tính cạnh tranh cao sẽ hứa hẹn một khả năng lớn của các tổ chức bảo hiểm trên TTCK.

2.2.4. Công ty tài chính

Hiện nay có 9 công ty tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Việc tổ chức và hoạt động của các công ty tài chính được điều chỉnh theo Luật các tổ chức tín dụng. Theo đó, công ty tài chính được xem là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, được thực hiện một số hoạt động của ngân hàng như nội

dung kinh doanh thường xuyên, không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không được làm dịch vụ thanh toán. Do đó, sự ra đời của các công ty tài chính sẽ là một thách thức lớn đối với hoạt động của các NHTM.

Bảng 4: Danh sách các công ty tài chính tại Việt Nam hiện nay

STT Tên công ty

Vốn điều lệ (tỷ đồng)

1 Công ty tài chính bưu điện 500

2 Công ty tài chính cao su 500

3 Công ty tài chính dầu khí 3.000

4 Công ty tài chính dệt may 70

5 Công ty tài chính Handico 50

6 Công ty tài chính than - khoáng sản 3007 Công ty tài chính prudential Việt

Một phần của tài liệu Thực trạng và và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các định chế tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w