II. Hệ thống các định chế tài chính trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
2. Các định chế tài chính tham gia trên TTCK Việt Nam
Thị trường tài chính Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những bước phát triển vượt bậc, được xếp vào là một trong những thị trường tài chính có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Đặc biệt, từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, thị trường tài chính Việt Nam nhanh chóng trở thành nơi hấp dẫn đầu tư của các tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính để huy động trong dân chúng của Việt Nam còn rất lớn vì hiện tại Việt Nam mới
chỉ có khoảng 8% dân số có tài khoản tại ngân hàng trên tổng số trên 84 triệu người.
Việt Nam, với quan điểm thiết lập hệ thống ĐCTC theo hướng đa dạng hóa, đa năng hóa, đã hình thành hệ thống ĐCTC đa dạng, gồm hai khối sau:
♠Các ngân hàng
Là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Căn cứ vào tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình NHTM hàng gồm:
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng đầu tư và phát triển
Ngân hàng chính sách
Ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng và các loại hình ngân hàng khác.
♠ Các tổ chức phi ngân hàng
Là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không được làm dịch vụ thanh toán. Loại hình này gồm các công ty tài chính, các công ty cho thuê tài chính, các công ty bảo hiểm, CTCK.
2.1. Các ngân hàng thương mại
Trong hệ thống các ĐCTC Việt Nam hiện nay, NHTM đóng vai trò quan trọng nhất đối với thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung.
NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, làm nghiệp vụ chiết khấu và làm các phương tiện thanh toán.
Hệ thống ngân hàng của Việt Nam trước đây là hệ thống ngân hàng một cấp, vừa làm nhiệm vụ của Ngân hàng trung ương, vừa thực hiện chức năng của Ngân hàng kinh doanh tiền tệ. Hoạt động, chức năng và nhiệm vụ của hệ thống ngân hàng nước ta thực sự được đổi mới căn bản và toàn diện khi Pháp lệnh ngân hàng nhà nước và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành. Hệ thống ngân hàng Việt Nam được phân chia làm hai cấp, trong đó NHTM thực sự trở thành tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ
và tín dụng. Để tiếp tục hoàn thiện hệ thống NHTM, Quốc hội đã thông qua Luật ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997, có hiệu lực ngày 01/10/1998 để tạo điều kiện cải cách mạnh mẽ hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Bảng 2: Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
STT Các ngân hàng Việt Nam Số
lượng
1 Ngân hàng thương mại quốc doanh 5
2 Ngân hàng chính sách 1
3 Ngân hàng phát triển 1
4 Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị 315 Ngân hàng thương mại cổ phần nông