I. Sự hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam
2. Sự hình thành và phát triển
Ngày 28/11/1996, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 75/1996/NĐ-CP về việc thành lập UBCKNN, cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ
chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK. Đây là những tiền đề quan trọng đầu tiên cho việc hình thành TTCK tại Việt Nam. UBCKNN có tư cách pháp nhân, có con dấu hình quốc huy, có tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, biên chế của UBCKNN thuộc biên chế quản lý Nhà nước. UBCKNN đã tiến hành những công việc cần thiết để thúc đẩy việc ra đời của TTCK như soạn thảo các văn bản và các hướng dẫn thi hành về chứng khoán và TTCK, cấp phép hoạt động cho các chủ thể trên thị trường, giám sát hoạt động của thị trường…Nhờ quá trình chuẩn bị tích cực này, ngày 11/07/1998, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 về việc thành lập TTGDCK Hà Nội và TP HCM.
Tháng 7/2000 đánh dấu một bước quan trọng đối với TTCK Việt Nam, Trung tâm giao dịch chứng khoán T.P. Hồ Chí Minh chính thức được khai trương và đi vào hoạt động, với hai công ty được niêm yết là Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE) và Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông (SAM).
Từ tháng 7/2000 đến tháng 3/2005, các chứng khoán ở Việt Nam được giao dịch trên hai thị trường, thị trường chính thức tại TTGDCK TPHCM đối với các chứng khoán niêm yết và thị trường tự do với các chứng khoán còn lại. Ngày 08/03/005, TTGDCK Hà Nội chính thức được khai trương và đi vào hoạt động, đánh dấu một bước phát triển mới đối với TTCK Việt Nam.
TTCK Việt Nam từ khi đi vào hoạt động cho tới nay đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy còn non trẻ nhưng TTCK bước đầu đã góp phần hình thành một mô hình thị trường vốn tương đối toàn diện, tạo lập và vận hành kênh huy đông vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế Việt Nam.
Bảng 1: Số liệu về TTCK trong giai đoạn 2000 - 2007
Chỉ tiêu 20/07/200 0 31/12/200 5 31/12/200 6 19/03/20 07
Công ty niêm yết 2 150 195
Tổng giá trị chứng khoán niêm yết (tỷ đồng)
2.000 23.758
thị trường (tỷ đồng)
VN - Index 100 536,02 750,42 1170,67
Số lượng tài khoản 28.300 106.000 200.000
% GDP 1,2% 19,6% 31%
(Nguồn: UBCKNN)
2.1. Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 11/07/1998, Thủ tướng Chính Phủ ký Quyết định số 127/1998/QĐ- TTg thành lập TTGDCK TPHCM (HoSTC), khánh thành vào ngày 20/07/2000 và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 28/07/2000. Sự ra đời của TTGDCK TPHCM đánh dấu một bước khởi đầu quan trọng trong sự phát triển của TTCK Việt Nam. Sự ra đời này đã tạo một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; là sản phẩm của chuyển đổi cơ cấu kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta.
TTGDCK TPHCM là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp. Trung tâm được Chính phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán tập trung tại VN. Đó là tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán; quản lý điều hành hệ thống giao dịch; thực hiện quản lý hoạt động niêm yết, công bố thông tin, giám sát giao dịch và một số hoạt động khác như đấu giá cổ phần.
Từ ngày 08/08/2007, HoSTC chuyển thành mô hình công ty TNHH một thành viên và được đổi tên thành Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ quan quản lý thị trường hiện nay, như khắc phục nhược điểm của mô hình TTGDCK để đáp ứng qui mô phát triển của thị trường; tăng quyền chủ động thực hiện các chiến lược Marketing để thu hút các nhà đầu tư và công ty đại chúng; tự chủ về tài chính, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước; nâng cao tính chuyên nghiệp của thị trường, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản lý thị trường, tạo điều kiện kết nối với thị trường khu vực và thế giới.
Theo thông báo từ Tập đoàn Reuters, kể từ ngày 12/06/2007, khách hàng sử dụng dịch vụ của hãng trên toàn thế giới có thể trực tiếp theo dõi giá trực tuyến của TTGDCK TPHCM, tiếp theo sự kiện tương tự của TTGDCK Hà Nội vào tháng 01/2007. Đây thực sự là một cơ hội để TTCK Việt Nam hội nhập thế giới, thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.
Về tình hình niêm yết tại TTGDCK HCM, ngày đầu có hai đơn vị được niêm yết, là Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE) và Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông (SAM); một tuần chỉ có hai phiên giao dịch. Nhưng tính đến ngày 10/10/2007 đã có 117 cổ phiếu được niêm yết, 2 chứng chỉ quỹ, và 407 trái phiếu với tổng giá trị niêm yết là 75.682.865,30 triệu đồng; VN- Index là 108,68 điểm; mỗi ngày có ba phiên giao dịch từ thứ hai đến thứ sáu.
2.2. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Ngày 11/07/998, Chỉnh phủ ra Quyết định 127/1998/QĐ-TTg thành lập TTGDCK Hà Nội cùng với TTGDCK TPHCM trực thuộc UBCKNN. Theo đó, TTGDCK Hà Nội là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do Ngân sách Nhà nước cấp, biên chế của TTGDCK Hà Nội thuộc biên chế của UBCKNN. Chức năng và nhiệm vụ của TTGDCK Hà Nội là tổ chức, quản lý, điều hành mua bán chứng khoán; quản lý, điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu ký chứng khoán; thực hiện đăng ký chứng khoán; thực hiện thanh toán bù trừ đối với các giao dịch chứng khoán.
Việc xây dựng mô hình hoạt động của TTGDCK Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng, vừa là giải pháp đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế, vừa phải phù hợp với quy mô và lộ trình phát triển TTCK Việt Nam.
Ngày 05/08/2003 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến 2010. Theo đó, xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội, chuẩn bị điều kiện để sau năm 2010 chuyển thành Thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC).
Tháng 6/004, Bộ tài chính ra Thông báo số 136/TB/BTC nêu kết luận về mô hình tổ chức và xây dựng TTCK Việt Nam. Trong đó, định hướng xây dựng TTGDCK Hà Nội thành một thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC) đơn giản, gọn nhẹ. Theo đó, TTGDCK Hà Nội sẽ phát triển theo hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, từ năm 2005 đến 2007, thực hiện đấu giá cổ phiếu các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa và đấu thầu trái phiếu chính phủ; đồng thời tổ chức giao dịch chứng khoán chưa niêm yết theo cơ chế đăng ký giao dịch.
Giai đoạn sau năm 2007, phát triển TTCK Hà Nội thành thị trường giao dịch
chứng khoán phi tập trung phù hợp với quy mô phát triển của TTCK Việt Nam. Ngày 08/03/2005, TTGDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của TTCK Việt Nam. Ngày 14/07/2005, TTGDCK Hà Nội khai trường Sàn giao dịch thứ cấp.
Tính đến thời điểm ngày 10/10/2007, trên TTGDCK Hà Nội có 91 mã cổ phiếu niêm yết với 1.136.055.987 cổ phiếu và 159 mã trái phiếu với 611.305.986 trái phiếu, tổng giá trị niêm yết của toàn sàn là 72.491,158 triệu đồng.
Hiện nay, TTGDCK Hà Nội cũng đã ký thỏa thuận hợp tác với SGDCK New York (NYSE) trong lĩnh vực đào tạo, kinh nghiệm quản lý, giám sát thị trường và xây dựng hệ thống giao dịch. Qua sự hợp tác này, TTGDCK Hà Nội sẽ học hỏi kiến thức và kinh nghiệm từ một trong những SGDCK uy tín nhất thế giới trong việc vận hành TTCK hiện đại và hiệu quả.
2.3. Thị trường tự do
Thực hiện chương trình cải cách kinh tế - xã hội, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp lý về phát hành trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Thêm vào đó, sự ra đời của Luật công ty (từ năm 2005 là Luật doanh nghiệp) đã tạo điều kiện cho sự thành lập của các công ty cổ phần. Đây là nguồn hàng hóa quan trọng cho TTCK.
Tuy nhiên, phải đến tháng 07/2000, Việt Nam mới có TTCK tập trung đầu tiên chính thức đi vào hoạt động và đến ngày 3/8/2005 TTGDCK Hà Nội mới
khai trương để tiến hành các hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán. Như vậy, trước khi thị trường tập trung đi vào hoạt động, các chứng khoán đã được giao dịch trên thị trường tự do.
Theo báo cáo của Chính phủ, kể từ khi thực hiện thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đến ngày 15/01/2007, đã có khoảng 2.935 doanh nghiệp được cổ phần hóa và hàng loạt các doanh nghiệp cổ phần được thành lập nhưng chỉ có 195 công ty niêm yết trên thị trường tập trung. Số chứng khoán còn lại được giao dịch ngoài thị trường tập trung. Thống kê từ http://sanotc.com.vn cho thấy, hiện có khoảng 1.418 doanh nghiệp đang có cổ phiếu giao dịch trên thị trường tự do, trong đó có cả cổ phiếu của các ĐCTC như NHTM, CTCK, công ty bảo hiểm…với những giá trị niêm yết khác nhau và rất khó để xác định được tổng giá trị giao dịch chứng khoán thực tế trên thị trường này.
Thị trường tự do hình thành không có sự quản lý; giao dịch diễn ra dưới nhiều hình thức và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư; thiếu tính minh bạch về thông tin; có thể xảy ra hiện tượng chứng khoán giả; các vấn đề về an toàn trong thanh toán và chuyển giao chứng khoán; hiện tượng đầu cơ, ép giá và thao túng thị trường là những điều không tránh khỏi.
Tuy nhiên, Luật chứng khoán cũng đã có một số quy định để bảo vệ các nhà đầu tư như quy định về công ty đại chúng và yêu cầu trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày trở thành công ty đại chúng, các công ty đại chúng phải đăng ký với UBCKNN…Và từng bước sẽ đưa thị trường này vào quản lý theo kế hoạch phát triển TTCK đến 2010.