Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập KTQT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách Quản lý Ngoại hối ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 58 - 61)

e/ Quản lý DTNH Nhà nước

3.1.1 Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập KTQT

* Toàn cầu hoá kinh tế: là đặc trưng cơ bản và xu thế chung trên thế giới chuyển các hoạt động kinh tế trong phạm vi một quốc gia hoặc khu vực sang phạm vi hoạt động trên toàn thế giới mà không có giới hạn về biên giới quốc gia.

Toàn cầu hoá, về góc độ kinh tế làm cho biên giới quốc gia các nước không còn ý nghĩa, biến động kinh tế ở một nước này có thể tác động lan truyền đến tình hình kinh tế các nước khác, lan truyền ra phạm vi toàn thế giới. Ví dụ mới nhất là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 lúc đầu xuất phát từ Thái Lan, sau đó lan truyền sang các nước Đông Nam á, tiếp đó lan truyền sang các nước Đông á, tác động lên TTCK Hoa Kỳ, Châu Âu... Hay việc cắt giảm lãi suất của Mĩ bắt đầu từ tháng 9/1998 đã kéo theo việc cắt giảm lãi suất của các nước công nghiệp Châu Âu, Trung Quốc và ngay cả ở Việt Nam thì lãi suất tiền gửi USD cũng giảm mạnh. Điều đó cho thấy trong xu hướng toàn cầu hoá, nền kinh tế các nước trên thế giới phụ thuộc lẫn nhau.

Trong xu thế toàn cầu hoá, các vấn đề suy thoái kinh tế, khủng hoảng TT tác động lên nền kinh tế thế giới làm phát sinh yêu cầu phối hợp hành động trên phạm vi toàn cầu. Cuộc khủng hoảng ở Thái Lan cho thấy một mình IMF không đủ khả năng đứng riêng giải quyết quy mô cuộc khủng hoảng mà cần có sự tham gia của các nước công nghiệp, đặc biệt là Mĩ, Nhật Bản và các nước Châu Âu. Tuy vậy, sự phối hợp của các nước này và các tổ chức quốc tế như IMF, WB, ADB chưa thể hiện tính thống nhất tập thể trong hành động nên hiệu quả chưa cao. Điều này cho thấy các nước kém phát triển trong quá trình toàn cầu hoá

phải tự mình đúc kết các kinh nghiệm và có biện pháp chủ động giải quyết các vấn đề khủng hoảng, không nên quá trông chờ vào sự trợ giúp bên ngoài.

Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu hoá kinh tế, đã tham gia các thoả thuận song phương và đa phương như khu vực mậu dịch tự do (AFTA), WTO, Diễn đàn hợp tác Châu á Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định Thương mại Việt-Mĩ. Trong bối cảnh đó, những thách thức mà hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đối mặt lại càng trở nên khốc liệt hơn, đòi hỏi phải thực hiện cải cách cùng với xây dựng một hệ thống quản lý tài chính và cơ chế phòng ngừa rủi ro tài chính quốc tế, công khai và minh bạch trong hoạt động ngân hàng, quy định chặt chẽ hơn về nguyên tắc an toàn vốn. Chính sách tỷ giá phải dần được thay đổi bằng chính sách tỷ giả thả nổi, trong đó tỷ giá GD bình quân trên TTTNTLNH sẽ được ấn định theo quy luật cung cầu, can thiệp của NHNN chỉ được phép thông qua các công cụ gián tiếp.

* Hội nhập KTQT: là việc các nước cùng cam kết hoạt động kinh doanh thương mại theo luật chơi chung, được gọi là thông lệ quốc tế, như tham gia vào Hiệp định Thương mại, Kinh tế, Văn hoá trong khu vực hoặc tổ chức quốc tế. Hội nhập giúp các nước thành viên tăng cường trao đổi thông tin, hưởng các đặc quyền của thành viên. Xu hướng hội nhập đi theo hai hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá.

Khu vực hoá được hình thành để tạo ra một khu vực có lợi ích riêng về thương mại, đầu tư. Như Liên minh Châu Âu (EU) thành lập nhằm nhất thể hoá Châu Âu; gồm tự do hoá thương mại giữa các nước trong vùng, bảo hộ thương mại trong quan hệ với các nước ngoài khu vực, thành lập NHTW Châu Âu với đồng tiền chung Châu Âu (đồng EURO). Hoặc Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) được thành lập nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư giữa các nước trong khu vực. Khu vực hoá được thể hiện vì lý do muốn vươn lên làm đối trọng kinh tế với các cường quốc kinh tế, thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào họ.

Xu thế hội nhập là xu thế nằm trong khuôn khổ của xu thế toàn cầu hoá với hai đặc trưng cơ bản, đó là xu thế đơn cực và xu thế đa cực đối kháng nhau.

Toàn cầu hoá, hội nhập KTQT luôn luôn tiềm ẩn hai mặt thời cơ và thách thức, hợp tác và đấu tranh, vươn lên hoặc tụt hậu... Các khả năng đó diễn ra như thế nào tuỳ thuộc vào môi trường kinh tế thế giới và sự nỗ lực của từng quốc gia. Đối với Việt Nam, hội nhập KTQT được thực hiện theo hai phương thức song phương và đa phương, với nhiều đối tác theo chủ trương đa phương hoá trong lĩnh vực trao đổi hàng hoá, đầu tư mở rộng quan hệ tài chính tín dụng, hợp tác khoa học kỹ thuật. Cụ thể, năm 1995 Việt Nam kí Hiệp định kinh tế với EU, bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mĩ, gia nhập ASEAN, AFTA & APEC, nộp đơn gia nhập WTO & kí Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2000. Trong khuôn khổ AFTA, Việt Nam đã vạch kế hoạch giảm thuế theo chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung, gọi tắt là CEPT-AFTA. Trong khuôn khổ APEC, chúng ta thực hiện chương trình hành động quốc gia và tham gia chương trình hành động tập thể, đặc biệt là chương trình hợp tác kinh tế kỹ thuật.

3.1.2 Chiến lược hội nhập KTQTtrong lĩnh vực ngân hàng

Để chủ động hội nhập, Đảng và NHNN ta đã xây dựng “Chương trình hành động của ngành ngân hàng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng IX” và ngành Ngân hàng đã đề ra “Chiến lược hội nhập KTQT của ngành ngân hàng”.

Việc tự do hoá thương mại và mở cửa hơn nữa nền kinh tế Việt Nam, nhìn chung sẽ được thực hiện trên những lĩnh vực sau:

- Cải cách chế độ tỷ giá hối đoái phù hợp với quan hệ cung cầu ngoại tệ và tiến trình tự do hoá TK vãng lai và TK vốn, từng bước tiến tới áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi.

- Nới lỏng điều kiện tham gia các hoạt động thương mại - Nới lỏng kiểm soát vốn đối với hoạt động XNK

- Xây dựng và hoàn thiện dần hệ thống XNK

- Thiết lập khuôn khổ pháp lý cho phép và khuyến khích đầu tư nước ngoài - Tham gia các tổ chức thương mại quốc tế và khu vực, kí kết các Hiệp định song phương và đa phương

3.1.3 Định hướng chính sách QLNH trong tiến trình hội nhập KTQT

* Vạch ra lộ trình tự do hoá QLNH cùng với việc nâng cao năng lực quản lý

thích hợp với lộ trình hội nhập kinh tế đã cam kết. Tự do hoá các GD vãng lai, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cho hoạt động của các chủ thể kinh tế. Từng bước tự do hoá có lựa chọn các GD vốn (đặc biệt là vay nợ nước ngoài của DN), xây dựng hệ thống các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế có hiệu quả, nhất là luồng vốn ngắn hạn.

* Xây dựng và điều hành tỷ giá linh hoạt phản ánh được mối quan hệ giữa cung cầu ngoại tệ trên TT, thúc đẩy XK, kiểm soát NK, tăng cường DTNH Nhà nước, đưa nền kinh tế đi đúng định hướng.

* Hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng đôla hoá, thực hiện tự do chuyển đổi VND một cách thận trọng, tiến tới trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng tiền Việt Nam.

* Thực hiện quản lý vĩ mô một cách linh hoạt và mềm dẻo, có tính đến quyền

lợi chính đáng của các đối tượng quản lý, tránh tình trạng mệnh lệnh hành chính một chiều, kém hiệu quả thực tế.

* Không nên quá phụ thuộc ý kiến của IMF và WB khi hoạch định và thực thi

chính sách QLNH mà nên căn cứ vào tình hình thực tế và đặc thù của kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách Quản lý Ngoại hối ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w