* Về việc XNK vàng
Công dân nước ngoài và công dân Việt Nam được mang, chuyển vào Việt Nam kim loại quý, đá quý với số lượng không hạn chế nhưng phải khai báo hải quan.
Việc mang, chuyển kim loại quý, đá quý ra nước ngoài phải có giấy phép của NHNN và khai báo hải quan cửa khẩu. Trường hợp mang tư trang với khối lượng không hạn chế không phải có giấy phép của NHNN.
Các TCKT có nhu cầu NK kim loại quý, đá quý để phục vụ sản xuất kinh doanh phải được NHNN cho phép.
* Về việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh vàng và góp phần ổn định TT vàng, hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ, ngày 24/9/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/CP về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng và Thông tư hướng dẫn số 07/NH-TT ngày 29/10/1993. Nội dung cơ bản của các văn bản quy định về quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh vàng đã mở rộng hơn rất nhiều so với tinh thần Nghị định 38/CP ngày 9/2/1979 của HĐBT về quản lý vàng, bạc, đá quý. Cụ thể Nhà nước đã công nhận quyền sở hữu hợp pháp về vàng của mọi tổ chức, cá nhân; quy định các điều kiện cụ thể để được kinh doanh XNK vàng bạc, đá quý và đồng thời cũng quy định trách nhiệm của DN và Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Phân định rõ chức năng, quyền hạn của các cơ quan liên quan trong việc xử lý những hành vi vi phạm QLNH.
2.2.2 Chính sách tỷ giá và hoạt động của TT ngoại hối
* Giai đoạn 1989-1992 : áp dụng tỷ giá cố định có điều chỉnh.
Trong thời kỳ đầu đổi mới, NHNN đã uỷ quyền cho NHNT Việt Nam công bố tỷ giá chính thức. Sau khi triển khai Pháp lệnh ngân hàng với sự hình thành hệ
thống ngân hàng hai cấp, NHTW trực tiếp ấn định tỷ giá chính thức giữa VND và USD. Tỷ giá vẫn được ấn định theo ý chí chủ quan, không phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ trên TT nhưng hầu như được điều chỉnh liên tục theo sự biến động của TT tự do. Tuy vậy, tỷ giá trên TT tự do thường cao hơn tỷ giá chính thức nên hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hút các luồng ngoại tệ vào ngân hàng và thực tế vẫn tồn tại TT ngoại tệ tự do sôi động, gây khó khăn cho công tác QLNH. Mức độ biến động của tỷ giá không phù hợp với mức độ mất giá của VND (năm 1989 tỷ giá tăng khoảng trên 50% trong khi lạm phát tăng khoảng 34%).
Để phù hợp với điều kiện TT ngày 13/9/1990 Chủ tịch HĐBT đã ban hành Chỉ thị số 330/CT về tăng cường QLNH và NHNN đã có Thông tư hướng dẫn số 222-NH/TT ngày 20/10/1990. Theo đó, tỷ giá kinh doanh của NHTM được thiết lập trên cơ sở tỷ giá chính thức do NHNN công bố và dao động trong biên dộ +/-5% và tỷ giá mua bán không được quá 0.5%. Đồng thời để có đủ năng lực tài chính trong tay giúp NHNN sẵn sàng can thiệp, ổn định TT, tháng 4/1991 Chính phủ đã thành lập Quỹ điều hoà ngoại tệ giao cho NHNN.
Đặc biệt, để tăng cường kinh nghiệm quản lý, điều hành TT ngoại tệ, NHNN đã thành lập hai Trung tâm GD ngoại tệ tại Hà Nội (11/1991) và Thành phố Hồ Chí Minh (8/1991). Thông qua sự quản lý điều hành các Trung tâm GD ngoại tệ, NHNN đã bước đầu thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Chính phủ. Tỷ giá đã phản ánh phần nào khách quan cung cầu trên TT tiền tệ bởi sự tham gia vào các Trung tâm GD ngoại tệ của các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ, các DN XNK trực tiếp và NHNN. Sự ra đời của hai Trung tâm GD ngoại tệ đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cơ chế QLNH. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các Trung tâm còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong giai đoạn mới khai trương, đồngViệt Nam liên tục mất giá và NHNN đã phải can thiệp bằng việc bán ngoại tệ để cân bằng TT đồng thời điều chỉnh tỷ giá chính thức. Tháng 1/1991 tỷ giá được điều chỉnh lên
7 000 VND/USD và tháng 9/1991 là 9 200 VND/USD, tháng 9/1998 lên tới 12 065 VND/USD.
* Giai đoạn 1993-1998:
Nhằm ổn định TT và nâng cao vai trò quản lý điều hành của NHNN trên TT ngoại hối, năm 1993 NHNN đã dùng tỷ giá trần và tỷ giá sàn để kiểm soát hoạt động của các Trung tâm GD ngoại tệ. NHNN quy định tỷ giá chính thức và cho phép các NHTM xác định tỷ giá kinh doanh trong biên độ nhất định. Đồng thời ngày 20/9/1997 NHNN đã ban hành Quyết định số 203/QĐ-NH13 để chuyển Trung tâm GD ngoại tệ thành TTNTLNH. Thành viên TT bao gồm các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ và NHNN. NHNN khi cần thiết thì sử dụng ngoại tệ từ Quỹ điều hoà ngoại tệ thông qua TTNTLNH để can thiệp TT.
Sự ra đời của TTNTLNH đã góp phần tích cực điều hoà cung cầu ngoại tệ và duy trì ổn định tỷ giá trong giai đoạn 1993-1995. Ngoài ra phải kể đến các nhân tố quan trọng khác như tốc độ tăng trưởng XK cao, lượng kiều hối chuyển về và VĐT trực tiếp vào Việt Nam ngày càng tăng góp phần đáng kể làm tăng nguồn cung ngoại tệ và làm cho cán cân thanh toán được cải thiện đáng kể.
* TT ngoại hối rất nhạy cảm với các biến động về kinh tế trong khu vực và thế giới. Thời điểm giữa năm 1997, do tác động của cuộc khủng hoảng Tài chính Đông Nam á, XK vào các TT này giảm sút, dòng VĐT trực tiếp từ các nước bị khủng hoảng cũng bị ảnh hưởng và TT ngoại hối của Việt Nam rơi vào tình trạng mất cân đối về cung cầu ngoại tệ, đồng Việt Nam liên tục mất giá. Trước tình hình này, ngày 16/2/1998, NHNN buộc phải phá giá đồng Việt Nam từ 11 175 VND/USD lên 11 800 VND/USD (đồng Việt Nam giảm khoảng hơn 5%) và đồng thời tăng biên độ mua bán của các NHTM từ +/-5% lên +/-10%. Sau quyết định của NHNN, tỷ giá của các NHTM lập tức được điều chỉnh lên kịch trần (tăng 10% so với tỷ giá chính thức). Tuy nhiên, việc điều chỉnh này cũng không làm giảm áp lực về nhu cầu ngoại tệ trên TT. Ngày 7/8/1998, NHNN lại ban hành Quyết định số 265/1998/QĐ tiếp tục điều chỉnh tuỷ giá từ 11 815 VND/USD lên 12 998 VND/USD và giảm biên độ mua bán từ +/-10% xuống
còn +/-7%; đồng thời NHNN chỉ công bố tỷ giá VND/USD, tỷ giá VND so với các ngoại tệ khác giao cho các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ ấn định dựa vào tỷ giá VND/USD và tỷ giá các ngoại tệ này so với USD trên TT quốc tế. Bên cạnh đó cho phép các TCTD tự quyết định mức chênh lệch tỷ giá mua bán. Các quyết định đồng bộ nêu trên đã phần nào khắc phục hậu quả của chế độ tỷ giá cố định.
2.2.3 Thành công của chính sách QLNH giai đoạn 1988-1998