Trước năm 1991, người cư trú chưa được phép sở hữu, mở TK gửi tiết kiệm ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng.
Từ năm 1991, với mục tiêu huy động ngoại tệ trôi nổi vào hệ thống ngân hàng, NHNN đã ban hành Quyết định 08/QĐ-NHNN cho phép người cư trú gửi ngoại tệ vào ngân hàng không kể nguồn gốc. Nhìn chung việc sử dụng ngoại tệ trong nước của công dân Việt Nam được mở rộng như: ngoại tệ không kể nguồn gốc đều có thể được sử dụng vào các mục đích như bán cho NHNT hoặc ngân hàng được uỷ quyền; mua hàng tại các cửa hàng được phép thu ngoai tệ hoặc chi trả dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân được phép thu ngoại tệ; được phép gửi vào ngân hàng dưới dạng tiền gửi không kì hạn, có kì hạn và được hưởng lãi bằng ngoại tệ; ngoại tệ gửi tại ngân hàng được sử dụng để thanh toán hoặc chuyển nhượng cho các tổ chức, cá nhân có TK ngoại tệ tại ngân hàng và khi cần thiết chủ TK có thể được rút tiền mặt ngoại tệ theo quy định của ngân hàng nơi mở TK.
Đặc biệt, năm 1995 Quyết định số 48/QĐ-NHNN cho phép dân cư được gửi tiết kiệm và rút ra bằng ngoại tệ tiền mặt hay chuyển đổi ra VND. Nhờ vậy, tiền gửi ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng tăng lên nhanh chóng. Điều này góp phần tăng nguồn cung ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng nhưng cũng làm nảy sinh vấn đề đôla hoá ở Việt Nam. Vào cuối những năm 90 Việt Nam có những biến đổi về tỷ giá và việc điều hành lãi suất VND và ngoại tệ chưa được phối hợp nhịp nhàng, tính hấp dẫn của ngoại tệ cao, sử dụng tiền gửi ngoại tệ của người cư trú tăng mạnh, vượt mức độ cho phép theo tiêu chuẩn của IMF. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế và việc điều hành chính sách tiền tệ. Liên quan đến việc sử dụng ngoại tệ trong nước còn phải nói đến dịch vụ thu đổi ngoại tệ. Để từng bước hạn chế việc sử dụng rộng rãi ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam, NHNN chỉ cho phép một số đối tượng hoạt động trong các lĩnh vực như bán hàng miễn thuế tại các hải cảng, sân bay; các tổ chức làm dịch vụ trong các lĩnh vực như hàng không quốc tế, hàng hải quốc tế, cung ứng tàu biển...
được phép thu ngoại tệ. Các tổ chức không thuộc đối tượng được phép phải bán hàng thu VND.
# Mở rộng các bàn thu đổi ngoại tệ:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đổi tiền, NHNN quy định các ngân hàng được uỷ quyền phải chủ động mở rộng mạng lưới các bàn thu đổi ngoại tệ, đặc biệt ở những nơi cần thiết như cửa khẩu, sân bay, hải cảng, khách sạn quốc tế,... cho phép ngân hàng được uỷ quyền có thể uỷ thác đơn vị làm nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ. Quy định số lượng ngoại tệ phải bán cho ngân hàng được uỷ quyền tối thiểu 50%.
Một số biện pháp QLNH trong Quyết định số 37/HĐBT ngày 25/10/1991 và Thông tư hướng dẫn số 203/NH-TT ngày 31/10/1991 đã nghiêm cấm tổ chức (trừ các ngân hàng và các TCTD được phép kinh doanh ngoại hối) không được thanh toán, mua bán cho vay hoặc chuyển nhượng trực tiếp cho nhau bằng ngoại tệ. Quy định này đã giúp cho ngân hàng kiểm soát tốt các GD ngoại tệ và điều hoà nguồn ngoại tệ cho các mục đích cần thiết trong tình hình khan hiếm ngoại tệ trên TT. Đây là điểm khác biệt cơ bản trong các quy định trước đây về việc mua bán ngoại tệ giữa các tổ chức và điều này giúp cho ngân hàng quản lý có hiệu quả các GD ngoại tệ trên TT.
Nghiêm cấm việc cho vay, mua bán trực tiếp với nhau của các đơn vị kinh tế, trừ những trường hợp đặc biệt theo quy định được phép thanh toán với nhau bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam.
Nêu rõ mục tiêu tiến tới trên lãnh thổ Việt Nam chỉ lưu hành VND và quy định một số tổ chức đặc thù được phép thu ngoại tệ trực tiếp của khách hàng như các cửa hàng miễn thuế, cửa hàng ở sân bay, hải cảng...
Tăng cường quản lý giám sát việc mở TK ngoại tệ ở nước ngoài, NHNN quy định về chế độ báo cáo định kỳ từng quý tình hình thu chi ngoại tệ trên TK và giới hạn số dư theo hạn mức nhất định; đồng thời quy định một số đối tượng được phép mở TK ngoại tệ ở nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
kinh doanh. Những đối tượng ngoài quy định phải tất toán TK ở nước ngoài và chuyển ngoại tệ về nước.