Tập trung nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng và thu hút nguồn ngoại tê nước ngoài góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại và

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách Quản lý Ngoại hối ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37 - 38)

ngoại tê nước ngoài góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Trong bối cảnh nền kinh tế trong thời kỳ đầu đổi mới, nhu cầu ngoại tệ đáp ứng cho NK máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, trong khi cung ngoại tệ còn hạn chế, để các ngân hàng có thể huy động nguồn ngoại tệ, NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng mở rộng hoạt động của các bàn thu đổi ngoại tệ, tạo điều kiện cho các ngân hàng tham gia công tác huy động và chi trả kiều hối, mở rộng mạng lưới chi trả kiều hối bằng các quy định cho phép kí các hợp đồng đại lý chi trả kiều hối với các TCKT. Trong những năm qua, lượng ngoại tệ thu đổi và chi trả kiều hối là nguồn ngoại tệ quan trọng góp phần tăng cung ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.

Ngoài ra, việc liên tục tăng cường chỉ đạo thực hiện triệt để kết hối nguồn thu ngoại tệ từ XK, khuyến khích các tổ chức có ngoại tệ chưa sử dụng đến bán cho ngân hàng và được quyền mua lại số ngoại tệ đã bán khi có nhu cầu chi ngoại tệ, cho đến việc quy định phải tính toán sát sao kế hoạch chi tiêu ngoại tệ trong quý và phần dư thừa phải bán cho ngân hàng,... đã giúp hệ thống ngân hàng điều hoà nguồn ngoại tệ trong nền kinh tế một cách có hiệu quả trong bối cảnh khan hiếm ngoại tệ và sự mất cân đối nghiêm trọng của cán cân thanh toán quốc tế và cũng đáp ứng cho các nhu cầu cấp thiết để NK hàng hoá thiết bị cho sản xuất.

Bên cạnh các biện pháp tập trung nguồn ngoại tệ trong nước vào hệ thống ngân hàng thì các chính sách QLNH đối với vay nợ nước ngoài, chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần quan trọng trong việc huy động tối đa nguồn lực để tăng cường nguồn VĐT cho sản xuất phát triển kinh tế. Cùng với cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt trên cơ sở cung cầu TT có tác động khuyến khích XK, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách Quản lý Ngoại hối ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37 - 38)