Mục tiêu phát triể n

Một phần của tài liệu 576 Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 59 - 61)

Mục tiêu tổng quát và lâu dài của nơng nghiệp, nơng thơn vùng ĐBSCL là xây dựng một nền nơng nghiệp sản xuất hàng hố lớn, hiệu quả bền vững, cĩ cơ cấu kinh tế

hợp lý, cĩ sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, cơng nghệ

tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Mục tiêu của sự phát triển này

được thực hiện trên cơ sở ba nền tảng cơ bản:

ƒ Phát triển thể chế thị trường: Phát triển kinh tế thị trường, thể chế thị trường

được coi là nội dung quan trọng nhất của quá trình tạo nên những chuyển biến về kinh tế - xã hội. Khi mà nơng nghiệp, nơng thơn cịn trong trạng thái của nền sản xuất hàng

hố nhỏ, trình độ kỹ thuật và phân cơng lao động cịn thấp kém, thì việc phát triển kinh tế thị trường và thể chế thị trường vừa là động lực, vừa là cơng cụ để thúc đẩy cơng cuộc cơng nghiệp hĩa, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn. Phát triển thể chế thị

trường địi hỏi phải giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và các chủ thể kinh tế ở nơng thơn theo hướng: Nhà nước và các chủ thể kinh tế phải nhận thức và hành động đúng theo yêu cầu các quy luật khách quan của thị trường; Nhà nước sử dụng các quan hệ thị trường trong định hướng phát triển các hoạt động kinh tế ở nơng thơn, cũng như trong huy động và phân bổ các nguồn lực; Nhà nước tạo mơi trường thuận lợi cho phát triển các hoạt động kinh doanh ở nơng thơn, phát huy tính chủđộng và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể kinh tếở nơng thơn.

ƒ Phát triển nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học, cơng nghệ tiên tiến:

Nâng cao trình độ KH - CN là điều kiện để khai thác lợi thế của nơng nghiệp, nơng thơn vùng ĐBSCL; đồng thời là cơ sở để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành kinh tế nơng thơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đĩ, phát triển cơng nghệ sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuơi và chế biến phải được coi là hướng trọng điểm; việc thực hiện thuỷ lợi hố, cơ giới hố, điện khí hố phải được coi là phát triển cơng nghệ cĩ tính chất điều kiện để phát triển nơng nghiệp, nơng thơn.

ƒ Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế: Trong bối cảnh thời đại, hội nhập kinh tế

quốc tế là quá trình mang tính tất yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều quan trọng hàng đầu là sự năng động và nhạy cảm để tranh thủđược những cơ hội, chủđộng vượt qua những thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Đểđạt được điều này địi hỏi phải cĩ sự nỗ lực đồng bộ từ Nhà nước và các chủ thể kinh tếở nơng thơn. Sự hỗ

trợ và bảo hộ của Nhà nước với các chủ thể kinh tếở nơng thơn là điều kiện cần, song cần thực hiện một cách hợp lý để tránh những tác động tiêu cực, khơng phù hợp với cam kết và thơng lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu 576 Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)