hoạt động trong các lĩnh vực cĩ sức cạnh tranh cao :
Theo các chuyên gia kiểm tốn quốc tế, để tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của các DNNN, Chính phủ nên chuyển giao vai trị điều tiết ngành của các TCT sang cho các Bộ ngành quản lý. Như vậy sẽ tránh được xung đột do vai trị điều tiết của TCT với lợi ích kinh tế của các DNNN thành viên. Chính phủ cần phải yêu cầu các DNNN tập trung vào các mục tiêu thương mại vì điều này sẽ giúp họ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn và giúp cho Nhà nước tái phân bổ những khoản lợi nhuận lớn một cách minh bạch, đáp ứng yêu cầu phúc lợi xã hội.
Ngồi ra, nên trao cho lãnh đạo các TCT và các DNNN tồn quyền quyết định và chịu trách nhiệm giải trình đầy đủ. Lãnh đạo DN phải cĩ đủ thẩm quyền quyết định chi xây dựng cơ bản, bố trí cán bộ, định giá sản phẩm, tiếp thị, cho phép DNNN phát hành cổ phiếu mới như một hình thức huy động thêm vốn, sử đổi các qui định về lao động, bao gồm cả qui định hạn chế mức lương của cán bộ trong DNNN. Theo các chuyên gia kinh tế, hệ thống lương, thưởng hiện nay khơng khuyến khích nhân viên làm việc tốt vì sự khác biệt giữa nhân viên làm việc tốt và nhân viên làm việc khơng tốt là khơng đáng kể. Thang lương qui định chỉ nên xác định các mức lương tối thiểu. Các DNNN cũng phải cĩ quyền sa thải những nhân viên cĩ năng lực kém, giảm bớt lượng lao động dư thừa và đưa ra các mức lương phù hợp để khuyến khích người lao động. Bên cạnh đĩ, Chính phủ cũng cần phải sửa đổi các tiêu chí phân loại DNNN. Mặc dù những tiêu chí này được ban hành nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động của DN nhưng trên thực tế những qui định này khơng khuyến khích nỗ lực và tinh thần kinh doanh của các DN.
Điều chỉnh cơ cấu đầu tư vào những DNNN theo hướng chú trọng vào những DN hoạt động trong những lĩnh vực cĩ tính cạnh tranh cao (xem phụ lục 12), cụ thể như sau :
+Khuyến khích phát triển mạnh những sản phẩm cĩ năng lực cạnh tranh hiện nay và trong tương lai; bảo hộ cĩ chọn lọc để phát triển một số sản phẩm, dịch vụ thuộc nhĩm cĩ khả năng cạnh tranh cĩ điều kiện.
+Xác định những sản phẩm, dịch vụ trọng điểm, sản phẩm mới, độc đáo, cĩ thị trường, cĩ năng lực cạnh tranh ở các vùng kinh tế trọng điểm, xây dựng chương trình đồng bộ nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung đầu tư cho các sản phẩm, dịch vụ này và đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu, linh kiện, phụ tùng, phát triển các ngành hỗ trợ sản xuất : thiết kế, bao bì, sửa chữa …
+ Khơng đầu tư vào những mặt hàng chưa cĩ năng lực cạnh tranh, khơng cĩ thị trường tiêu thụ hoặc năng lực sản xuất của các khu vực kinh tế khác đã đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Giảm đầu tư vào những ngành mà các nước trong khu vực cĩ thế mạnh và cĩ thị phần lớn hoặc hiện Việt Nam đã dư thừa cơng suất như : thép, đường…