Giai đoạn từ 1997 đến 2003

Một phần của tài liệu 547 Đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước – điều kiện tất yếu để Việt Nam gia nhập WTO (Trang 37 - 41)

Giai đoạn này, Chính phủ tập trung giải quyết hai vấn đề:

Một là, sắp xếp DNNN theo phương án tổng thể từng vùng, ngành, tổ chức

lại TCT theo hướng thí điểm thành lập tập đồn kinh tế theo Chỉ thị 20/1998/CT- TTg ngày 21-4-1998 của Thủ tướng Chính phủ.

Hai là, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi các hình thức sở hữu của DNNN như:

đẩy mạnh CPH DNNN kết hợp phương án tổng thể sắp xếp DNNN theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29-6-1998 (và sau đĩ là Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19-6-2002); thực hiện giao, bán, khốn, cho thuê DNNN theo Nghị định 103/1999/NĐ-CP ngày 10-9-1999.

i) Về sắp xếp DNNN :

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư (khĩa VIII) năm 1997 đã nêu: “ Phân định loại DNCI và doanh nghiệp kinh doanh; xác định danh mục loại doanh nghiệp cần giữ 100% Nhà nước; loại DNNN cần nắm tỉ lệ cổ phần chi phối; loại DNNN chỉ cần giữ tỉ lệ cổ phần ở mức thấp…”

Theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 20/1998/CT-TTg ngày 21-4-1998. Nội dung trọng tâm của Chỉ thị là tổ chức phân loại DNNN dựa trên sự nắm vững và phân tích tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong ba năm gần nhất để tổ chức lại sản xuất kinh doanh cho phù hợp với từng loại. DNNN được phân thành ba nhĩm:

+ Nhĩm một, gồm những doanh nghiệp quan trọng cần duy trì hoạt động

theo Luật DNNN để phát huy vai trị nịng cốt và dẫn dắt trong quá trình CNH, HĐH và những doanh nghiệp thuộc nhĩm này duy trì 100% vốn Nhà nước.

+ Nhĩm hai, gồm những doanh nghiệp cần chuyển đổi cơ cấu sở hữu, là

+ Nhĩm ba, gồm những doanh nghiệp bị thua lỗ kéo dài mà khơng cần thiết duy trì sở hữu Nhà nước, cần được xử lý thích hợp như : CPH, đấu thầu, cho thuê, khốn kinh doanh, sáp nhập, giải thể, phá sản và doanh nghiệp. Trong đĩ, DNNN thuộc nhĩm thứ ba là đối tượng đầu tiên của việc sắp xếp lại DNNN.

Ngày 10-9-1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/1999/NĐ-CP về giao, bán, khốn kinh doanh, cho thuê DNNN quy mơ nhỏ. Nghị định đã đưa ra bốn giải pháp sắp xếp, đổi mới DNNN quy mơ nhỏ gồm : giao DNNN cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp; bán, khốn kinh doanh, cho thuê DNNN cho tập thể, cá nhân người lao động trong DN, cá nhân, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (trừ doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi) theo phương thức đấu thầu hoặc trực tiếp, trong đĩ ưu tiên tập thể người lao động trong doanh nghiệp.

Để tiếp tục tiến hành việc CPH DNNN, ngày 29-6-1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP về việc chuyển DNNN thành cơng ty cổ phần. Nghị định này ra đời thay thế Nghị định số 28/CP ngày 07-5-1996 và Nghị định 25/CP ngày 26-3-1997 của Chính phủ. Đây là văn bản qui định cụ thể hơn vấn đề CPH trong tình hình mới. Theo Nghị định này, mục tiêu CPH được xác định rõ hơn. Cùng với Chỉ thị 20, Nghị định này đã khắc phục một số điểm cịn hạn chế trong nghị định trước, tạo ra hành lang pháp lí khá thơng thống, thay đổi một cách căn bản cơ chế, chính sách CPH hiện hành theo hướng mở rộng ưu đãi, đơn giản hĩa thủ tục, bảo đảm thỏa đáng chính sách xã hội đối với người lao động nhằm khuyến khích cả doanh nghiệp và người lao động tham gia cổ phần hĩa DNNN.

Tiếp đĩ, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19-6- 2002 về việc chuyển DNNN thành cơng ty cổ phần. Nghị định này ra đời thể

hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy cải cách DNNN nĩi chung và cổ phần hĩa DNNN nĩi riêng. Ngồi ra cịn cĩ một loạt các nghị định, nghị quyết, thơng tư của Nhà nước và các Bộ, ngành đã được ban hành nhằm quy định, hướng dẫn những vấn đề cĩ liên quan đến việc tiến hành cổ phần hĩa DNNN.

Sau giai đoạn này, số lượng DNNN đã được chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc được sắp xếp lại như sau : (Bảng 2.1; Bảng 2.2)

Bảng 2.1: Số lượng DNNN cổ phần hĩa.

Đơn vị tính : doanh nghiệp.

Thời gian Số DNNN được CPH Cộng dồn

Trước 1999 - 116 1999 249 365 2000 212 577 2001 258 835 2002 217 1.052 2003 535 1.587 (Nguồn : Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp TW)

Theo số liệu của Bộ Tài chính, cuối năm 2003 cĩ 4.789 DNNN. Như vậy, so với lộ trình sắp xếp lại DNNN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau khi hồn thành sắp xếp vào năm 2005, Nhà nước chỉ giữ vốn tại 1.866 DNNN, nghĩa là 2.923 doanh nghiệp sẽ phải chuyển đổi sở hữu, trong đĩ CPH 2.143 doanh nghiệp, chiếm 73,3% tổng số doanh nghiệp.

Bảng 2.2 : Số lượng DNNN giao, bán, khốn kinh doanh và cho thuê Đơn vị tính : doanh nghiệp.

Hình thức Cộng 1999 2000 2001 2002 2003 Giao x 0 17 43 x x Bán x 4 21 12 x x Khốn kinh doanh x 0 0 4 x x Cho thuê x 0 0 0 x x Tổng số 196 4 38 59 39 56 x : Chưa cĩ số liệu.

(Nguồn : Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp TW & http://

www.mof.gov.vn )

* Về các Tổng cơng ty Nhà nước :

Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập 17 TCT 91 và ủy quyền cho các Bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập TCT 90, các TCT này cĩ mặt ở hầu hết các ngành kinh tế then chốt (xem phụ lục 2). Các TCT Nhà nước cĩ 1.392 DN thành viên hạch tốn độc lập, chiếm 24% tổng doanh nghiệp cả nước, nắm giữ 66% về vốn, 61% về lao động. Riêng 17 TCT 91 cĩ 532 DN thành viên, chiếm 9% số DNNN, 56% tổng vốn kinh doanh và 35 % lao động. Về qui mơ của các TCT, so sánh với các DN Việt Nam thì 17 TCT 91 là những doanh nghiệp lớn nhất (xem phụ lục 3).

Ngày 20 tháng 04 năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 27/1999/NĐ-CP để sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/CP ngày 3-10-1996. Theo đĩ, qui định quy chế quản lí tài chính và hạch tốn kinh doanh đối với DNNN.

Nhà nước chuyển từ hình thức cấp vốn (vốn cố định và vốn lưu động) sang hình thức giao vốn cho doanh nghiệp, sang hình thức xác định vốn điều lệ cho doanh nghiệp. DNNN được quyền sử dụng vốn, quỹ và thay đổi cơ cấu vốn, tài sản để phục vụ phát triển kinh doanh theo nguyên tắc hiệu quả; được quyền sử dụng vốn, tài sản thuộc sở hữu của mình đầu tư ra ngồi doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp khơng thuộc sở hữu Nhà nước); được quyền huy động vốn dưới các hình thức : phát hành trái phiếu, cổ phiếu, nhận vốn gĩp và các hình thức khác nhưng khơng được thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp. DNNN được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố, nhượng bán tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp DNNN kinh doanh thua lỗ thì ngân sách Nhà nước khơng cấp bù như trước đây mà doanh nghiệp phải lấy lãi của các kỳ kế tiếp để bù lỗ. Việc phân phối thu nhập của DNNN cũng đã thay đổi theo nguyên tắc gắn với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và hài hịa giữa quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.

Một phần của tài liệu 547 Đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước – điều kiện tất yếu để Việt Nam gia nhập WTO (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)