Giai đoạn từ 1990 đến 1993

Một phần của tài liệu 547 Đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước – điều kiện tất yếu để Việt Nam gia nhập WTO (Trang 31 - 34)

Đây là giai đoạn đầu tiên kiểm kê, đánh giá và rà sốt lại số DNNN cần thiết, xác định các doanh nghiệp cĩ thể tiếp tục tồn tại và hoạt động theo Quyết định 315 /HĐBT ngày 01/09/1990 và Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 về cơ chế thành lập, đăng ký và giải thể DNNN. Đồng thời, ở giai đoạn này cũng đã triển khai một bước việc cải cách cơ chế quản lý : Nhà nước trao quyền quản lý và sử dụng vốn, trách nhiệm bảo tồn vốn cho doanh nghiệp. Đáng chú ý trong giai đoạn này là đã cĩ chủ trương sơ bộ về cổ phần hĩa DNNN theo Quyết định số 202/CT ngày 08/06/1992, thí điểm cổ phần hĩa một số doanh nghiệp.

i) Về sắp xếp lại DNNN :

Như đã đề cập ở trên, Chính phủ đã ban hành Quyết định 315 /HĐBT về chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh. Quyết định này là văn bản đầu tiên của Chính phủ đề cập đến việc sắp xếp DNNN. Quyết định này yêu cầu các doanh nghiệp rà sốt lại chức năng hoạt động kinh doanh, rà sốt lại các yếu tố sản xuất kinh doanh : thị trường, cơng nghệ, vốn, tổ chức lao động, tổ chức bộ máy, sốt xét lại tình trạng tài chính doanh nghiệp, việc chấp hành kỷ luật tài chính, kế tốn, thống kê. Những doanh nghiệp khơng tiêu thụ được sản phẩm, khơng thực hiện được nhiệm vụ kinh doanh, liên tiếp thua lỗ trong thời gian dài, khơng cĩ khả năng thanh tốn và khơng thể khắc phục được bằng các biện pháp như : chuyển hướng sản xuất kinh

doanh, đầu tư trang bị lại, các biện pháp chấn chỉnh khác vơí sự giúp đỡ của cấp trên…cĩ thể bị tuyên bố giải thể.

Tuy nhiên, mục tiêu sắp xếp lại DNNN của Quyết định 315 /HĐBT chưa được xác định rõ nên bước đi, biện pháp và thủ tục sắp xếp thiếu cụ thể. Đặc biệt là chính sách xã hội sau khi sắp xếp chưa phù hợp cho nên nhiều DNNN đã cĩ chủ trương giải thể nhưng khơng thể thực hiện được.

Để tiếp tục chủ trương sắp xếp DNNN, ngày 20/11/1991 Chính phủ ban hành Nghị định 388/HĐBT qui định việc thành lập và giải thể DNNN. Theo Nghị định này, các doanh nghiệp phải được thành lập lại, đăng ký lại và điều này cĩ tác dụng loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, đồng thời kiểm sốt được số lượng các DNNN đã được thành lập một cách tràn lan trong những năm trước đây. Nghị định 388/HĐBT thể hiện một chủ trương lớn của Chính phủ trong việc sắp xếp DNNN. Đây là lần đầu tiên Nhà nước qui định các điều kiện tối thiểu về vốn pháp định, ngành nghề kinh doanh, qui mơ nhỏ nhất, luận chứng về thị trường tiêu thụ sản phẩm trong việc thành lập DNNN.

Riêng về việc cổ phần hĩa, Quyết định số 143/HĐBT ngày 10-5-1990 của HĐBT về tổng kết thực hiện Quyết định 217/HĐBT ngày 14-11-1987, các Nghị định 50/HĐBT ngày 20-3-1988 và 98/HĐBT ngày 2-6-1988 về việc tiếp tục đổi mới quản lí xí nghiệp quốc doanh đã đề ra yêu cầu thí điểm chuyển xí nghiệp quốc doanh thành cơng ty cổ phần đối với một số ít các xí nghiệp tiêu biểu cĩ đủ điều kiện.

Ngày 8-6-1992, Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ban hành Chỉ thị số 202/CT về việc thí điểm chuyển một số DNNN thành cơng ty cổ phần. Sau đĩ, ngày 4-3-1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành tiếp Chỉ thị số

84/TTg về việc xúc tiến thực hiện thí điểm CPH DNNN và giải pháp đa dạng hĩa hình thức sở hữu đối với DNNN.

Chỉ thị số 202/CT đã chọn bảy doanh nghiệp làm thí điểm, đồng thời giao nhiệm vụ cho mỗi bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chọn từ một đến hai doanh nghiệp để tổ chức thí điểm chuyển thành cơng ty cổ phần. Theo Chỉ thị số 202/CT và Chỉ thị 84/TTg đã chuyển được năm DNNN thành cơng ty cổ phần.

ii) Về cơ chế quản lý tài chính :

Năm 1990, Nhà nước thực hiện thí điểm trao quyền quản lý và sử dụng vốn, trách nhiệm bảo tồn vốn cho DNNN. Chỉ thị số 138/CT của Chủ tịch HĐBT ngày 25-4-1991 về việc mở rộng diện trao quyền sử dụng, trách nhiệm bảo tồn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh cho các đơn vị cơ sở kinh tế quốc doanh là một mốc quan trọng tạo ra sự thay đổi về chất trong việc quản lý vốn và tài sản DNNN. Trong thời kì này, Nhà nước đã chuyển từ phương pháp quản lí trực tiếp việc đầu tư vốn và tài sản ở DNNN sang hình thức giao cho tập thể cán bộ, cơng nhân viên chức và giám đốc trực tiếp quản lí, sử dụng để sản xuất kinh doanh.

iii)Về quan hệ giữa Nhà nước và Doanh nghiệp :

Theo nghị định 15/CP ngày 2-3-1993, Chính phủ đã qui định lại nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ trên từng lĩnh vực quản lí Nhà nước về kinh tế theo hướng giảm bớt chức năng chủ quản của các Bộ, chỉ cịn lại bốn nhiệm vụ chủ yếu:

-Quyết định thành lập, tách nhập, giải thể DNNN ; -Giao quyền sử dụng vốn và tài sản cho doanh nghiệp; -Bổ nhiệm giám đốc, phĩ giám đốc doanh nghiệp;

-Kiểm sốt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

* Sau giai đoạn này, số lượng các DNNN đã được thu hẹp đáng kể. Theo Quyết định 315/HĐBT và Nghị định 388/HĐBT, đã cĩ hơn 3000 DNNN được sáp nhập và gần 2000 DNNN bị giải thể. Đến giữa năm 1994, số DNNN chỉ cịn 6.264 doanh nghiệp, tức là giảm đi gần một nửa.

Một phần của tài liệu 547 Đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước – điều kiện tất yếu để Việt Nam gia nhập WTO (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)