Khái quát tình hình triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN Việt Nam

Một phần của tài liệu biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI (Trang 33 - 39)

Nam giai đoạn 1988-2002:

Tính đến hết năm 2002, tất cả các KCN trên lãnh thổ Việt Nam đã thu hút đợc 1.349 dự án với tổng số vốn đăng ký là 11.336 triệu USD. Trong số các dự án FDI đầu t vào các KCN trên cả nớc tính đến nay, ngoài một số dự án đã bị giải thể trớc thời hạn, các dự án còn lại đều đang trong giai đoạn triển khai thực hiện. Tình hình hoạt động của các dự án FDI trong KCN tính đến hết năm 2002 đợc thể hiện qua bảng sau.

Bảng 1: Khái quát tình hình hoạt động của các dự án FDI KCN ở Việt Nam giai đoạn 1988-2002. STT Tình trạng dự án Số dự án Số vốn đầu t dự án (%) tr USD (%) 1 Số dự án còn hiệu lực 1.262 93,55 10.284 90,72 2 Số dự án hết hạn 0 0,00 0 0,00 3 Số dự án giải thể 87 6,45 1.052 9,28 Σ Tổng số 1.349 100,00 11.336 100,00

(Nguồn: Vụ Quản lý KCN, KCX - Bộ Kế Hoạch & Đầu t )

Qua bảng trên, có thể thấy rằng hoạt động của các dự án FDI trong các KCN tỏ ra khá hiệu quả. Điều đó thể hiện qua tỷ lệ dự án và tỷ lệ vốn đăng ký còn hiệu lực

của các dự án FDI KCN(1) đạt ở mức khá cao, tơng ứng là 93,55% và 90,72% (các tỷ lệ tơng ứng của các dự án FDI chung(2) là 79,89% và 77,22%). Đối với các dự án FDI KCN, số lợng và tỷ trọng các dự án bị giải thể là rất nhỏ, thấp hơn nhiều so với các chỉ tiêu tơng ứng của các dự án FDI chung. Trong khi chỉ có 6,45% số dự án và 9,28% số vốn FDI đầu t vào KCN bị giải thể thì có tới 19,33% số dự án và 21,46% số vốn đăng ký của các dự án FDI chung bị giải thể. Những con số này bớc đầu cho thấy tính hiệu quả trong hoạt động của các dự án FDI trong các KCN cũng nh trong việc triển khai các dự án FDI KCN, so với các dự án FDI chung.

Tình hình triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam:

Trớc tiên, ta sẽ xem xét sự biến động của lợng vốn triển khai của các dự án FDI KCN qua các năm trong tơng quan so sánh với lợng vốn đăng ký của các dự án FDI KCN và với lợng vốn triển khai thực hiện của các dự án FDI chung trên cả nớc nhằm phác hoạ sơ lợc thực trạng triển khai thực hiện dự án FDI KCN trong những năm qua.

Xét trong mối tơng quan với lợng vốn FDI KCN thu hút đợc, trong khi hoạt động thu hút vốn FDI vào KCN bắt đầu từ năm 1988 thì phải đến năm 1992, hoạt động triển khai các dự án FDI KCN mới bắt đầu. Lý do của sự chậm trễ này là vì đây là lần đầu tiên chúng ta tiến hành xây dựng một mô hình khu kinh tế với nhiệm vụ chính là thu hút các luồng vốn FDI phục vụ cho việc phát triển công nghiệp trong n- ớc, nâng cao trình độ, năng lực công nghệ, tiến tới thực hiện CNH & HĐH đất nớc nên chúng ta phải mất một khoảng thời gian đầu cho việc tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu kinh nghiệm của các nớc đã, đang xây dựng và phát triển thành công mô hình KCN ở nớc họ để có thể hiểu và vận dụng thành công mô hình KCN vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong 5 năm đầu (1988-1992), lợng vốn FDI mà các KCN thu hút đợc không nhiều, chỉ thu hút đợc 457,7 triệu USD, cho nên trong giai đoạn này, hoạt động triển khai dự án trong KCN cha đợc thực hiện. Nhng đến năm 1993, khi mà hoạt động thu hút vốn FDI KCN có sự tăng mạnh (lợng vốn FDI KCN năm 1993 so với năm 1992 tăng hơn 700%) thì lợng vốn FDI triển khai trong KCN mới bắt đầu hình thành và có sự tăng trởng nhanh chóng. (Hình 1)

(1): là dự án FDI đầu t vào các KCN.

Hình 1 : Tình hình triển khai các dự án FDI KCN ở Việt nam (giai đoạn 1988-2002)

Có một thực tế khá lý thú đó là lợng vốn FDI triển khai trong KCN có xu hớng biến động tơng tự nh xu hớng biến động của lợng vốn FDI mà các KCN thu hút đợc (dới đây gọi là FDI KCN) nhng “chậm pha” hơn. Độ trễ của pha cũng có sự thay đổi, từ khoảng 3-4 năm trong những năm đầu giảm xuống còn trung bình khoảng 2-3 năm trong những năm gần đây. Ta có thể thấy đợc xu hớng này qua hình 1 ở trên. Nếu nh lợng vốn FDI KCN đăng ký đạt đỉnh cao vào năm 1996 và tụt dốc nhanh chóng trong những năm sau đó do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á thì l- ợng vốn FDI KCN triển khai lại đạt đỉnh cao vào năm 1998 và cũng có sự suy giảm trầm trọng trong những năm tiếp theo. Đến năm 2001, với sự “chạm tới đáy” và bắt đầu phục hồi, vốn FDI triển khai trong KCN đã lặp lại xu hớng biến động của lợng vốn FDI KCN đăng ký trong năm 1999.

Tuy nhiên, mặc dù có xu hớng biến động tơng tự nh của lợng vốn FDI KCN thu hút đợc nhng có thể thấy rằng những sự thay đổi của lợng vốn FDI triển khai trong

KCN có biên độ hẹp hơn so với của lợng vốn FDI đăng ký trong KCN. Điều đó có nghĩa là các yếu tố tác động tới lợng vốn FDI đăng ký trong KCN cũng ảnh hởng tới hoạt động triển khai các dự án FDI KCN nhng với mức độ ảnh hởng nhỏ hơn. Nguyên nhân của hiện tợng này xuất phát từ bản chất của hoạt động triển khai. Đó là một hoạt động chỉ đợc thực hiện sau khi đã thu hút đợc các dự án FDI. Nó không phụ thuộc vào địa điểm tiếp nhận đầu t là trong hay ngoài KCN.

Nếu xét trong mối tơng quan với lợng vốn FDI triển khai trên cả nớc, nhìn chung xu hớng biến động qua các năm của lợng vốn FDI triển khai của cả nớc và của lợng vốn FDI triển khai trong KCN cũng khá tơng đồng nhng không hoàn toàn trùng lặp. Qua hình 1 ở trên, có thể thấy rằng đối với các dự án FDI chung trên cả nớc, l- ợng vốn triển khai tăng nhanh từ năm 1991 và đạt đỉnh cao vào năm 1997. Trong suốt giai đoạn này, lợng vốn triển khai chung tăng với tốc độ chóng mặt, đạt tốc độ tăng trởng trung bình hàng năm là 154,8%. Đến năm 1998, do tác động “bị làm trễ” của cuộc khủng hoảng Châu á, lợng vốn triển khai chung bị giảm đáng kể (giảm đi 26,97%). Sau năm 1998, không có sự biến động lớn nào của lợng vốn triển khai trên cả nớc. Còn đối với các dự án FDI KCN, lợng vốn triển khai tăng đều trong giai đoạn 1992-1998 nhng với tốc độ tăng trởng trung bình hàng năm lớn hơn nhiều so với các dự án FDI chung, đạt tốc độ gần 200% mỗi năm. Điều này có đợc là nhờ những thuận lợi về chính sách, cơ sở hạ tầng, về các mặt tài chính, lao động... mà các KCN mang lại cho các nhà đầu t.

Nh vậy là, qua các phân tích ở trên, một trong những kết luận có thể rút ra đợc đó là hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI KCN có khá nhiều điểm chung với hoạt động triển khai thực hiện các dự án FDI chung. Điều đó cũng có nghĩa là đối với các dự án FDI KCN, thực tiễn hoạt động triển khai dự án không hẳn là dễ dàng, thuận lợi và đạt hiệu quả cao nh những phân tích ban đầu. Có thể thấy rõ điều này khi xem xét tỷ lệ triển khai vốn trung bình của các dự án FDI KCN.

Tính đến hết năm 2002, lợng vốn triển khai của các dự án FDI KCN còn hiệu lực đạt con số 4.551 triệu USD trong tổng số 10.284 triệu USD vốn đăng ký. Nh vậy, tỷ lệ triển khai vốn trung bình của các dự án FDI KCN Việt Nam là 44,25%. Đây là một tỷ lệ thấp nếu so sánh với các nớc trong khu vực và không tơng xứng với những thuận lợi và những u đãi mà các KCN và các doanh nghiệp KCN đợc hởng. Ngay cả khi so sánh với tỷ lệ triển khai của các dự án FDI chung đầu t vào Việt Nam (54,77%), tỷ lệ triển khai vốn của các dự án FDI KCN vẫn thấp hơn. Đây là một thực

tế mà ít ai có thể ngờ tới bởi vì từ trớc tới nay, trong quan niệm của chúng ta, các dự án FDI đầu t vào KCN chắc chắn sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong hoạt động của dự án nói chung và trong quá trình triển khai nói riêng.

Một đặc điểm nổi bật nữa của hoạt động triển khai vốn FDI KCN đó là các dự án FDI KCN trong tình trạng tạm ngừng triển khai chiếm tỷ trọng lớn do phát sinh nhiều khó khăn, vớng mắc trong quá trình triển khai thực hiện vốn FDI KCN. Theo thống kê, trong số các dự án phải tạm ngừng triển khai thuộc khối sản xuất, số các dự án trong KCN nhiều gấp 4 lần so với các dự án ngoài KCN còn số vốn đầu t tạm dừng triển khai của các dự án trong KCN nhiều hơn gấp 7,5 lần so với của các dự án ngoài KCN. Thực trạng này đòi hỏi phải có những biện pháp đúng đắn, thích hợp để các dự án FDI KCN đợc triển khai một cách hiệu quả hơn.

Nguyên nhân của thực trạng trên là do:

Thứ nhất là do các nhà đầu t nớc ngoài cũng nh các cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền đã không đánh giá đúng khả năng tiếp nhận vốn đầu t của các KCN cũng nh cha lờng trớc đợc những khó khăn, trở ngại đối với hoạt động triển khai dự án FDI trong các KCN. Điều này dẫn đến thực trạng là có không ít các KCN thu hút ồ ạt các dự án FDI, mải chạy theo số lợng mà không chú ý tới khả năng triển khai thực hiện các dự án đó. Còn đối với các nhà đầu t nớc ngoài, nhiều ngời do bị loá mắt trớc những thành tựu rực rỡ ban đầu nên đã tiến hành đầu t một cách tràn lan, thiếu căn cứ, cơ sở kinh tế-kỹ thuật chắc chắn. Và kết quả là sự kém hiệu quả trong triển khai thực hiện các dự án FDI KCN.

Thêm vào đó, các điều kiện phát triển của nớc ta hiện nay còn thấp. Sự thiếu thốn về vốn, sự lạc hậu về trình độ khoa học công nghệ cũng nh sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế-kỹ thuật là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng kém hiệu quả trong triển khai thực hiện các dự án FDI KCN. Những nguyên nhân này, một mặt gây ra những khó khăn, trở ngại trực tiếp cho hoạt động triển khai dự án FDI trong KCN, một mặt nó lại làm giảm và làm hạn chế các u đãi, thuận lợi mà các KCN dành cho các dự án FDI.

Tình hình giải thể của các dự án FDI đầu t trong KCN ở Việt Nam:

Trên thực tế, nhìn chung các dự án bị giải thể là tơng đối ít, chỉ có 87 dự án với số vốn đăng ký là 1.052 triệu USD, chiếm tỷ trọng tơng ứng là 6,45% và 9,28% (Bảng 1). Đây là một tỷ trọng thấp nếu so với tỷ trọng của các dự án FDI bị giải thể

chung trên cả nớc (19,33% số dự án và 21,46% số vốn đăng ký). Bên cạnh đó, do các dự án FDI đầu t vào KCN đều là các dự án có vòng đời dài nên cho tới nay vẫn cha có dự án FDI KCN nào hết hạn. Số lợng dự án và vốn FDI đầu t vào KCN bị giải thể cũng có sự biến động qua các năm nh ta có thể thấy qua biểu đồ sau.

(Nguồn: Vụ Quản lý KCN, KCX - Bộ Kế Hoạch & Đầu t )

Hình 2: Tình hình giải thể của dự án FDI KCN ở Việt Nam qua các năm (giai đoạn 1988-2002).

Qua hình 2 ở trên, có thể thấy rằng các dự án FDI KCN bị giải thể chỉ mới xuất hiện từ năm 1994 trở lại đây còn trong giai đoạn 1988-1993, không hề có một dự án nào phải giải thể. Nguyên nhân không phải do trong giai đoạn đó hoạt động triển khai đợc thực hiện tốt hơn mà là do lúc đó chỉ có rất ít dự án FDI đầu t vào KCN (mới chỉ thu hút đợc 457,7 triệu USD). Sau năm 1994, cùng với sự gia tăng lợng vốn FDI vào KCN, lợng vốn FDI giải thể cũng tăng theo với quy mô khá lớn. Lợng vốn giải thể năm 1994 gần bằng 1/10 lợng vốn đầu t thu hút đợc năm đó và còn tăng hơn trong năm sau đó. Sự gia tăng lợng vốn FDI giải thể trong hai năm 1994, 1995 là do chúng ta khi đó còn rất bỡ ngỡ và cha có kinh nghiệm với hình thức thu hút FDI thông qua các KCN. Mặc dù có sự giảm bớt vào năm 1996 nhờ những cố gắng của

các Ban quản lý KCN cũng nh các cơ quan quản lý Nhà nớc có thẩm quyền nhng trong các năm sau đó, từ 1997 đến 1999, lợng vốn FDI đầu t vào KCN bị giải thể lại tăng vọt do tác động của cuộc khủng hoảng Châu á. Trong những năm gần đây, mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực từ phía các nhà đầu t cũng nh các cơ quan quản lý Nhà nớc trong việc tạo lập môi trờng đầu t với các u đãi hấp dẫn hơn nhằm thực hiện thu hút và triển khai hiệu quả hơn các dự án FDI vào Việt Nam nói chung và vào KCN nói riêng, nhng lợng vốn FDI KCN bị giải thể vẫn có xu hớng tăng lên phản ánh môi tr- ờng đầu t của Việt Nam đang dần xuống cấp, xét về mặt tuyệt đối và tơng đối (trong tơng quan với các quốc gia thu hút FDI khác).

Còn nếu xét theo số dự án thì lại không có sự biến động đáng kể qua các năm. Số dự án giải thể hàng năm chỉ dao động trong khoảng từ 8-11 dự án một năm. Trong khi đó, nh trên đã nêu, lợng vốn giải thể hàng năm lại có sự biến động mạnh. Do đó, kết quả tất yếu là có sự biến động tơng ứng trong quy mô vốn bình quân của các dự án bị giải thể. Quy mô vốn bình quân của các dự án FDI bị giải thể là 12,09 triệu USD/dự án, tuy nhiên trong những năm đầu cũng nh trong những năm chịu ảnh hởng của khủng hoảng, quy mô bình quân của một dự án bị giải thể tăng cao hơn so với các năm khác. Sở dĩ nh vậy là do trong những thời điểm đó, hoạt động triển khai gặp khó khăn, các dự án có quy mô lớn vừa khó thích nghi đợc với những biến động của môi trờng đầu t, vừa đòi hỏi lợng lớn vốn, lao động hay trình độ khoa học công nghệ hiện đại. Đây là những nhu cầu khó có thể đáp ứng đợc trong những thời kỳ có biến động hoặc trong thời gian đầu khi còn bỡ ngỡ cha có đủ kinh nghiệm. Chính vì vậy, trong những thời kỳ này, các dự án có quy mô vốn cao thờng gặp nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng không thể tiếp tục triển khai đợc và phải giải thể.

Một phần của tài liệu biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI (Trang 33 - 39)