Đối với các mặt hàng xuất khẩu mớ

Một phần của tài liệu Tụ do hóa trong EU và khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hóa VN (Trang 136 - 137)

I. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU

1. Định hướng phát triển mặt hàng xuất khẩu vào thị trường EU

1.2. Đối với các mặt hàng xuất khẩu mớ

- Thực phẩm chế biến: Thị trường EU có nhu cầu lớn về thực phẩm chế biến, như thịt gia súc và gia cầm, nông sản và thuỷ sản chế biến. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này thì vấn đề an toàn thực phẩm phải đặt lên hàng đầu mà hiên nay chúng ta mới chủ yếu xuất khẩu thực phẩm nguyên liệu nên hiệu quả kinh tế thu được rất nhỏ. Để khắc phục tình trạng này và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chế biến sang EU, chúng ta cần phải chú trọng công tác nghiên cứu nắm bắt thị hiếu tiêu dùng của thị trường EU và đầu tư vốn, công nghệ vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng và thoả mãn 5 tiêu chuẩn của sản phẩm theo quy định của EU. Chúng ta nên đầu tư sản xuất mặt hàng này cung cấp cho thị trường EU theo hai hướng: (1) Sản phẩm phục vụ cộng đồng người Việt Nam sống ở EU, như mì ăn liền, dầu thực vật, gia vị, nước chấm,v.v...; (2) Sản phẩm phục vụ người dân EU.

- Hàng điện tử- tin học là mặt hàng đang rất có triển vọng xuất khẩu sang EU. Hiện nay, chúng ta chủ yếu nhập linh kiện về lắp ráp và xuất khẩu. Vì vậy, hiệu quả xuất khẩu thấp. Do đó, để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng này, ta phải tăng tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, nhu cầu hàng điện tử- tin học trên thị trường thế giới sẽ hồi phục và phát triển mạnh trong giai đoạn 2001-2010, đặc biệt là thị trường EU đang có nhu cầu rất lớn về mặt hàng này. Đây là một thuận lợi cho ngành điện tử- tin học Việt Nam và cho xuất khẩu hàng điện tử- tin học của ta sang thị trường EU trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu Tụ do hóa trong EU và khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hóa VN (Trang 136 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w