Vị thế và tiềm năng của một quốc gia trên thị trường quốc tế

Một phần của tài liệu Tụ do hóa trong EU và khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hóa VN (Trang 32 - 35)

III. CĂN CỨ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH QUỐC GIA VỀ NGOẠI THƯƠNG

2. Một số khía cạnh thực tiễn cần xem xét khi hoạch định chính sách ngoại thương

2.2. Vị thế và tiềm năng của một quốc gia trên thị trường quốc tế

Ảnh hưởng này biểu hiện rất rõ ở chính sách ngoại thương của các nước phát triển và đang phát triển.

Tại sao trong vòng đàm phán Seatle về mở rộng tự do hoá thương mại, các nước lại không thể thống nhất với nhau? Đó là vị thế của các nước đang phát triển và các nước công nghiệp phát triển khác biệt nhau, do đó họ không thể áp

dụng chung một chính sách ngoại thương. Đối với các nước mạnh (Mỹ, EU) thì một chính sách ngoại thương thiên về mậu dịch tự do sẽ có lợi cho họ bởi họ có các công ty lớn, hàng hoá có chất lượng, giá rẻ và đang cần thị trường tiêu thụ. Chính sách mậu dịch tự do của các nước khác sẽ đem lại lợi thế cho họ về mọi mặt. Ngược lại, đối với các nước đang phát triển, năng lực sản xuất thường nhỏ hơn, công nghệ lạc hậu hơn, chi phí cao nên khó đánh bại được đối thủ cạnh tranh để tìm được thị trường ở các nước phát triển . Vì lợi ích quốc gia, vì công ăn việc làm, các nước đang phát triển không thể mở cửa hoàn toàn cho mọi hàng hoá của các nước phát triển. Vì thế chính sách ngoại thương của hai khối nước này luôn trong tình trạng vừa phụ thuộc vừa mâu thuẫn nhau. Có thể có ngoại lệ khi xét riêng về lợi ích từng quốc gia thì một sự khôn khéo, linh hoạt khai thác tốt mâu thuẫn này có thể đem lại cơ hội phát triển cho một quốc gia dù nhỏ yếu (Thuỵ Điển là một ví dụ cho chính sách ngoại thương linh hoạt đó). Nhưng nhìn chung chính sách ngoại thương của hai khối nước này không thể giống nhau. Các nước công nghiệp phát triển có xu hướng thi hành một chính sách ngoại thương bành trướng nhằm mở rộng tối đa thị trường tiêu thụ sản phẩm cho họ nhằm tăng sức mạnh xuất khẩu tăng dự trữ ngoại tệ và trên hết là tăng ảnh hưởng kinh tế, chính trị, ngoại giao trên thế giới. Đi liền với chính sách bành trướng ngoại thương đương nhiên là sự nhượng bộ có điều kiện trong việc mở cửa của thị trường nội địa cho hàng hoá của nước khác. Về phương diện này các nước công nghiệp phát triển triển khai khá dè dặt so với hoạt động đa diện để mở rộng xuất khẩu của họ. Và chính lập trường dựa trên lợi ích quốc gia này, mặc dù là họ hết sức che dấu, là nguồn gốc tái sinh mâu thuẫn không dễ giải quyết giữa các quốc gia khác nhau khi đàm phán về chính sách ngoại thương.

Các nước đang phát triển nghiêng nhiều hơn về thi hành chính sách ngoại thương mở cửa có điều kiện. Điều kiện thứ nhất là phải phát triển bằng được ngành sản xuất nội địa non trẻ của họ. Trải qua hàng trăm năm thuộc địa, phụ thuộc các nước đang phát triển thấu hiểu sâu sắc vai trò tiềm năng sản xuất tạo

nên tiềm năng ngoại thương. Đặc biệt ngày nay khi khoa học và công nghệ đã phát triển đến trình độ cao làm cho các thế mạnh về tài nguyên có vai trò ngày càng giảm trong TMQT thì một sự mở cửa tự do thiếu thận trọng, thiếu cân nhắc sẽ dần đến hậu quả làm phá sản hàng loạt cơ sở sản xuất trong nước và đẩy nhân dân ra hè phố. Vì những lý do hiển nhiên như vậy nên ngay trong các văn bản hợp tác TMQT như "Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch" (GATT) cũng cho phép các nước đang phát triển có đặc quyền đơn phương bảo hộ cần thiết cho sản xuất trong nước (điều 18). Điều kiện thứ hai là đòi một sự công bằng và trật tự mới trong trao đổi thương mại giữa các nước, đặc biệt là giữa các nước phát triển và đang phát triển. Bởi vì về mặt lịch sử, tích luỹ nguyên thuỷ của các nước tư bản phát triển thời kỳ đầu công nghiệp hoá là dựa nhiều vào vơ vét và bóc lột các nước thuộc địa. Do vậy, viện trợ, giúp đỡ, trao đổi nghiêng về có lợi cho các nước đang phát triển (đặc biệt là vấn đề nợ) không phải là sự cho không của các nước phát triển mà chỉ là sự "trả nợ cũ" mà thôi. Hơn nữa không thể áp dụng cùng một thứ "nguyên tắc thị trường tự do" như nhau với cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Không những cần chống độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh của các công ty lớn từ các nước phát triển, mà còn phải có những ưu đãi nhất định cho các công ty của các nước đang phát triển khi các công ty này đang gắng sức mở đường vào thị trường các nước phát triển, một sự ưu đãi như vậy phải được coi như là nghĩa vụ của các nước phát triển. Ngoài ra các nước đang phát triển còn phải tranh đấu chống lại sự phân biệt đối xử giữa hàng công nghiệp chế tạo và sản phẩm sơ chế, đấu tranh bảo vệ lợi thế so sánh về tiền công rẻ trước vũ khí tự do, dân chủ, nhân quyền giả hiệu của các nước lớn. Tóm lại, trước một vấn đề ngoại thương, nếu không nhận thức sâu sắc ảnh hưởng chi phối của vị thế và tiềm lực quốc gia, choáng ngợp trước sự cám dỗ của tự do mậu dịch sẽ dẫn đến nhiều hậu quả kinh tế - xã hội, chính trị khó lường.

Ngày nay, xu hướng liên kết khu vực mạnh mẽ, vị thế lớn hay nhỏ của một quốc gia có thể ít ảnh hưởng hơn đến chính sách ngoại thương so với trước kia. Nhưng ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh tế, công nghệ, chất lượng hàng hoá vẫn còn nguyên giá trị. Biểu hiện rõ nhất của ảnh hưởng này là sự chênh lệch giá tương đối giữa sản phẩm công nghiệp chế tạo và nguyên liệu, nông sản, khai khoáng thô suốt những năm qua chưa được giảm đi mà còn có xu hướng tăng lên, hoặc một cuộc khủng hoảng nợ của các nước Châu Mỹ la tinh thập niên 80 của thế kỷ 20 hay cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á gần đây cũng chứng minh rằng một nước nhỏ mạo hiểm mở cửa hoàn toàn sẽ hứng chịu tai hoạ như thế nào.

Một phần của tài liệu Tụ do hóa trong EU và khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hóa VN (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w