Cơ hội và thách thức do tự do hoá đem lạ

Một phần của tài liệu Tụ do hóa trong EU và khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hóa VN (Trang 42 - 47)

III. CĂN CỨ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH QUỐC GIA VỀ NGOẠI THƯƠNG

2. Một số khía cạnh thực tiễn cần xem xét khi hoạch định chính sách ngoại thương

3.3. Cơ hội và thách thức do tự do hoá đem lạ

Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế mang tính tất yếu. Hội nhập mang lại cơ hội để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng từ hội sẽ phát sinh không ít những thách thức, khó khăn mà chúng ta phải quyết tâm vượt qua để bảo đảm xây dựng thành công nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

3.3.1. Cơ hội

* Khắc phục được tình trạng phân biệt đối sử, tạo dựng được thế và lực trong thương mại quốc tế .

Nhìn chung tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực chúng ta sẽ khắc phục được tình trạng bị các cường quốc lớn phân biệt đối xử, nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế . Đặc biệt, tiến trình này sẽ tạo cơ hội cho các nước nhỏ, nước chậm phát triển có cơ hội đối thoại chính sách với các nước phát triển hơn, hoặc phối hợp quan điểm với các nước khác trên các diễn đàn quốc tế nhằm loại bỏ các rào cản thương mại, đấu tranh đòi đối sử công bằng trong thương mại.

* Được hưởng những ưu đãi thương mại, mở đường cho thương mại phát triển .

Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện cần để chúng ta tranh thủ những ưu đãi về thương mại, đầu tư những lĩnh vực khác được áp dụng trong nội bộ mỗi tổ chức, góp phần mở rộng thị trường cho hàng hoá Việt Nam, tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam. Đặc biệt, trong WTO cũng như đại đa số các tổ chức khu vực khác đều có các chính sách ưu đãi đối với các nước đang phát triển và các nước trong thời kỳ chuyển đổi cho phép các nước này được hưởng các miễn trừ, ân hạn trong việc thực hiện các nghĩa vụ giảm thuế và, phi thuế quan và các nghĩa vụ khác.

*Tạo điều kiện cơ cấu lại sản xuất trong nước theo hướng có hiệu quả hơn.

Tham gia tiến trình tự do hoá thương mại, thực hiện giảm thuế và mở cửa thị trường sẽ tạo sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường nội địa, đòi hỏi các ngành sản xuất phải được cơ cấu lại cho phù hợp với xu hướng thế giới, nâng cao hiệu quả kinh doanh và sản xuất những sản phẩm được thị trường thế giới chấp nhận. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đôi với các nền kinh tế đang trong quá trình công nghiệp hoá như Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo điều kiện cho các ngành sản xuất có cơ hội lựa chọn nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào phù hợp, mở rộng hợp tác khoa học - kỹ thuật, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và vốn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

* Góp phần nâng cao năng lực quản lý và sản xuất.

Một trong những ưu điểm của việc tham gia hội nhập vào các tổ chức khu vực và quốc tế đối với các nước đang phát triển là các tổ chức này thường có các chương trình hợp tác kinh tế -kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực quản lý và sản xuất ch các nước thành viên. Ví dụ, ASEAN có các chương trình hợp tác về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển cơ sở hạ tầng, hợp tác phát triển xã

hội,...APEC có chương trình hợp tác kinh tế-kỹ thuật (ECOTECH) bao gồm 9 lĩnh vực hợp tác với trên 250 dự án đang triển khai. Những chương trình này đã tạo điều kiện cho các nước tham gia phát triển bồi dưỡng nguồn nhân lực và tiếp cận với công nghệ mới trong các lĩnh vực sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh kinh tế.

Như vậy, thông qua hội nhập kinh tế quốc tế ta có thể rèn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có bản lĩnh vững vàng và trình độ chuyên môn thành thạo, xây dựng đội ngũ các doanh nghiệp năng động, có kỹ năng quản lý sản xuất, kinh doanh giỏi, biết tổ chức tốt thị trường và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp góp phần chiến thắng trong cạnh tranh.

Thông qua hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta có thể tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước trên thế giới đối với sự nghiệp đổi mới kinh tế, xây dựng đất nước của Đảng và nhà nước ta, đồng thời học hỏi kinh nghiệm quốc tế, từng bước điều chỉnh hệ thống luật lệ. Chính sách thương mại phù hợp với tập quán quốc tế và các quy tắc chuẩn mực của WTO, Đảm bảo hình thành đòng bộ các yếu tố thị trường, bình đẳng khuyến khích tự do kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh nhưng vẫn giữ vững vai trò quản lý của nhà nước, bảo đảm phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ lợi ích quốc gia.

3.3.2. Khó khăn và thách thức

Một trong những thách thức lớn của tiến trình của tự do hoá là việc cắt giảm thuế quan (chủ yếu là thuế nhập khẩu)sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách và gia tăng cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu với nhiều ngành sản xuất còn non trẻ trong nước. Đây là khó khăn chung của tất cả các nước đang phát triển trong quá trình hội nhập. Đối với trường hợp Việt Nam, Hai thách thức cơ bản cần giải quyết trong quá trình hội nhập kinh tế là:

Việc giảm thuế quan và các biện pháp phi thuế, thông thoáng chính sách quản lý đối với các lĩnh vực đầu tư, dịch vụ,...sẽ làm phát sinh sức ép lớn,đòi hỏi nền kinh tế và các doanh nghiệp phải có năng lực cạnh tranh mới có thể trụ vững và khai thác được lợi thế của hội nhập. Xét về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, chúng ta có lợi thế về lao động và một số tài nguyên: nông-lâm- khoáng sản. Song các yếu tố khác, như công nghệ, trình độ quản lý, các sở hạ tầng, độ ổn định về chính sách và hệ thống tài chính-ngân hàng sau 15 năm đổi mới đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, nên xét về mặt tổng thể, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn tương đối thấp. Do vậy, để hội nhập có hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế chúng ta cần giải quyết một loạt các vấn đề liên quan dến cơ sở hạ tầng, cơ chế, chính sách, năng lực quản lý, hệ thống tài chính, ngân hàng...

Xét về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, gần đây năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam đã xuất hiện trong nhiều ngành sản xuất, nhưng nhìn chung còn tương đối thấp, thể hiện ở các điểm sau:

-Năng suất lao động chưa cao;

-Chất lượng và tính độc đáo của sản phẩm còn thấp;

-Trình độ công nghệ và khả năng tiếp cận với công nghệ mới còn hạn chế; -Chi phí đầu vào còn cao và chưa hợp lý dẫn đến nhiều trường hợp giá cả hàng hoá chưa cạnh tranh được với hàng nhập khẩu;

-Thị trường đầu ra cho sản phẩm chưa ổn định và bền vững.

Thực trạng về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hiện nay đòi hỏi nhà nước phải có chính sách bảo hộ hợp lý trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trường. Tuy nhiên, các cơ chế của các tổ chức khu vực và quốc tế mà chúng ta là thành viên không cho phép chúng ta bảo hộ vô thời hạn, bảo hộ tràn lan tất cả các ngành kinh tế. Mặt khác, theo nguyên tắc " có đi-có lại" các thành viên của các tổ chức này đòi hỏi chúng ta cũng phải có những hoạt động mở cửa thị trường ở mức độ nhất định thì họ mới có thể để chúng ta hưởng những ưu đãi thị

trường và mở cửa cho hàng xuất khẩu của ta. Vì vậy, việc phân loại ngành hàng bảo hộ theo năng lực cạnh tranh, từ đó đảm bảo có chính sách bảo hộ hợp lý, có trọng tâm, với thời hạn cụ thể giúp phần nào giải quyết khó khăn này. Các cấp bảo hộ: bảo hộ cấp 1 (bảo hộ cao nhất) đối với mặt hàng nhạy cảm, bảo hộ cấp 2 đối với những mặt hàng thuộc cân đối lớn của nền kinh tế và bảo hộ cấp 3 dành cho những mặt hàng trong nước có thể sản xuất. Những mặt hàng không thuộc các danh mục bảo hộ trên có thể bỏ ngay hàng rào thuế và phi thuế quan, thực hiện tự do hoá mậu dịch. Những mặt hàng cạnh tranh quá kém, không có tiềm năng phát triển cần mạnh dạn chuyển hướng sản xuất sang những ngành khác mà chúng ta có lợi thế hơn.

*Về cải cách hệ thống luật pháp và các chính sách kinh tế-thương mại Như đã trình bày ở trên, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay không chỉ liên quan đến việc giảm thuế và các hàng rào phi thuế mà còn liên quan đến việc cải cách luật pháp và các chính sách thương mại nhằm ngày càng tạo thuận lợi hơn cho xuất nhập khẩu, đầu tư,...trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi, yêu cầu này của hội nhập thực sự là một thách thức lớn đối với chúng ta. Hệ thống chính sách kinh tế-thương mại phải được diều chỉnh và hoàn thiện để một mặt từng bước thích ứng với nguyên tắc của WTO, mặt khác, còn tạo môi trường pháp lý vững chắc và thuận lợi cho doanh nghiệp, bảo vệ hợp lý những ngành sản xuất non trẻ.

Cho tới nay, hệ thống chính sách thương mại và các chính sách vĩ mô có liên quan khác của ta cũng còn nhiều bất cập và không đồng bộ: nhiều biện pháp chính sách tạo lợi thế cho kinh tế thương mại mà các tổ chức kinh tế thương mại thừa nhận thì ta lại chưa có (ví dụ, chế độ hạn ngạch thuế quan, biện pháp cân bằng thanh toán, quyền tự vệ, quy chế suất xứ, chống bán phá giá, chính sách cạnh tranh,...). Trong khi đó, ta lại áp dụng môt số biện pháp, chính sách không có trong thông lệ kinh doanh quốc tế, và nguyên tắc của các tổ chức quốc tế.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Tụ do hóa trong EU và khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hóa VN (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w