Chính sách ngoại thương

Một phần của tài liệu Tụ do hóa trong EU và khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hóa VN (Trang 64 - 68)

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG EU

2. Các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU

3.2. Chính sách ngoại thương

Tất cả các nước thành viên EU cùng áp dụng một chính sách ngoại thương chung đối với các nước ngoài khối. Uỷ ban Châu Âu (EC) là người đại diện duy nhất cho Liên Minh trong việc đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này.

Chính sách ngoại thương của EUgồm: chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại dựa trên cơ sở Hiệp định, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau: không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.

EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hoá: đẩy mạnh tự do hoá thương mại. Hiện nay, 15 nước thành viên EU cùng áp dụng một biểu thuế quan chung đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Các chính sách phát triển ngoại thương của EU từ 1951 đến nay là những nhóm chính sách chủ yếu sau: Chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách thay thế nhập khẩu, chính sách tự do hoá thương mại và chính sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Việc ban hành và thực hiện các chính sách này có liên quan chặt chẽ đến tình hình phát triển kinh tế, tiến trình nhất thể hóa Châu Âu và khả năng cạnh tranh trong từng thời kỳ của các sản phẩm của Liên Minh trên thị trường thế giới. Ngoài các chính sách, EU có Quy chế nhập khẩu chung ( Phụ lục 2).

Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU đã thực hiện các biện pháp: Chống bán phá giá (Anti-dumping), chống trợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả. EU đã ban hành chính sách chống bán phá giá và áp dụng thuế “chống xuất khẩu bán phá giá” để ngăn chặn tình trạng hàng hoá xâm nhập ồ ạt từ bên ngoài vào cũng như để bảo vệ cho các nhà sản xuất trong nước.Trong khi đó, các biện pháp chống hàng giả của EU cho phép ngăn chặn không cho nhập khẩu những hàng hoá đánh cắp bản quyền.

Bên cạnh các biện pháp trên-mà chủ yếu là để chống cạnh tranh không lành mạnh và bảo hộ sản xuất trong nước, EU còn sử dụng một biện pháp để đẩy mạnh thương mại với các nước đang phát triển và chậm phát triển. Đó là Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP)- Một công cụ quan trọng của EU để hỗ trợ các nước nói trên. Bằng cách này, EU có thể làm cho nhóm các nước đang

phát triển (trong đó có Việt Nam) và nhóm các nước chậm phát triển dễ dàng thâm nhập vào thị trường của mình. Nhóm các nước chậm phát triển được hưởng ưu đãi cao hơn nhóm các nước đang phát triển.

Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EUmới đây nhất được quy định trong văn bản của Hội đồng (EC) số 2820 ngày 21/12/1998 về việc áp dụng một chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập trong nhiều năm kể từ 1/7/1999 đến 31/12/2001 đối với tất cả các sản phẩm có xuất xứ từ các nước đang phát triển. Theo chương trình này EU chia các sản phẩm được hưởng GSP thành 4 nhóm với 4 mức thuế ưu đãi khác nhau dựa trên mức độ nhậy cảm đối với bên nhập khẩu, mức độ phát triển của nước xuất khẩu và những văn bản thoả thuận đã ký kết giữa hai bên. ( phụ lục 3).

*Các biện pháp khuyến khích trong GSP của EU: So với ưu đãi mà các nước và khu vực khác dành cho các nước đang phát triển, mức ưu đãi của EU vào loại thấp nhất. Trong hệ thống GSP của EU qui định khuyến khích tăng thêm mức ưu đãi 10%, 20%, 35% đối với hàng nông sản và 15%, 25% và 35% đối với hàng công nghệ phẩm. Theo GSP của EU bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/1999 thì những trường hợp sau được hưởng ưu đãi thêm:

- Bảo vệ quyền của người lao động. - Bảo vệ môi trường.

Hàng của các nước đang và chậm phát triển khi nhập khẩu vào thị trường EU muốn được hưởng GSP thì phải tuân thủ các quy định của EU về xuất xứ hàng hóa và phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A (C/O form A) do cơ quan có thẩm quyền của các nước được hưởng GSP cấp.

*Quy định của EU về xuất xứ hàng hóa:

- Đối với các sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước hưởng GSP, như: khoáng sản, động thực vật, thủy sản đánh bắt trong lãnh hải và các hàng hóa sản xuất từ các sản phẩm đó được xem là có xuất xứ và được hưởng GSP.

- Đối với các sản phẩm có thành phần nhập khẩu: EU quy định hàm lượng trị giá sản phẩm sáng tạo tại nước hưởng GSP (tính theo giá xuất xưởng) phải đạt 60% tổng trị giá hàng liên quan. Tuy nhiên, đối với một số nhóm hàng thì hàm lượng này thấp hơn. EU quy định cụ thể tỷ lệ trị giá và công đoạn gia công đối với một số nhóm hàng mà yêu cầu phần trị giá sáng tạo thấp hơn 60% (điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh không dưới 40; tượng, đồ trang trí làm từ kim loại không dưới 30%; giày dép chỉ được hưởng GSP nếu các bộ phận như: mũi, đế,v.v... ở dạng rời sản xuất ở trong nước hưởng GSP hoặc nhập khẩu; v.v...).

EU cũng quy định xuất xứ cộng gộp, theo đó hàng của một nước có thành phần xuất xứ từ một nước khác trong cùng một tổ chức khu vực cũng được hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên quan. Thí dụ, Việt Nam xuất khẩu sang EU một mặt hàng trong đó thành phần xuất xứ của Việt Nam chiếm 20% trị giá, còn lại 15% nhập khẩu của Indonesia, 10% của Thái Lan, 15% của Singapore. Xuất xứ cộng gộp của hàng Việt nam sẽ là: 20% + 15% + 10% + 15% = 60%. Mặt hàng này lẽ ra không được hưởng GSP (vì hàm lượng trị giá Việt Nam chưa được 50%), nhưng nhờ cộng gộp (60%) đã đủ điều kiện hưởng GSP.

Hàng xuất khẩu của việt Nam vào thị trường EU được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) từ 1/7/1996 cho đến nay.

Trong việc quản lý nhập khẩu, EU phân biệt 2 nhóm nước: nhóm áp dụng cơ chế kinh tế thị trường (nhóm I) và nhóm có nền thương nghiệp quốc doanh (nhóm II) - State trading. Hàng hóa nhập khẩu vào EU từ các nước thuộc nhóm II (trong đó có Việt Nam) chịu sự quản lý chặt thường phải xin phép trước khi nhập khẩu. Sau khi Việt Nam và EU ký Hiệp định Hợp tác (1995) với điều khoản đối xử tối huệ quốc và mở rộng thị trường cho hàng hóa của nhau thì quy định xin phép trước đối với nhập khẩu hàng Việt Nam được hủy bỏ (trên thực tế). Tuy nhiên, cho đến trước ngày 14/5/2000 (ngày EU đưa ra quyết định “Công

nhận Việt Nam áp dụng cơ chế kinh tế thị trường”), EU vẫn xem Việt Nam là nước có nền thương nghiệp quốc doanh và phân biệt đối xử hàng của Việt Nam với hàng của các nước kinh tế thị trường khi tiến hành điều tra và thi hành các biện pháp chống bán phá giá.

Một phần của tài liệu Tụ do hóa trong EU và khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hóa VN (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w