Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả bán hàng cty thép Vinh Đa (Trang 32)

Giám đốc: là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ công ty.Đảm nhận các trách nhiệm:

Tổ chức cán bộ, tổ chức bộ máy quản lý Trực tiếp ra các quyết định khen thưởng Trực tiếp phê duyệt các hợp đồng thương mại

Đề ra các chiến lược và biện pháp cho từng thời kỳ kinh doanh

Phó giám đốc : có chức năng hỗ trợ cho giám đốc làm tốt chức năng quản lý của mình như tham gia vào các quyết định thay giám đốc điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.

Các trưởng phòng: có chức năng tham mưu cho các cấp lãnh đạo về các nghiệp vụ chuyên môn nhằm giúp lãnh đạo đưa ra những quyết định tình huống đúng đắn cũng như góp ý kiến để lãnh đạo vạch ra kế hoạch và những giải pháp thực hiện tốt kế hoạch đề ra …. Các trưởng phòng chịu trách nhiệm trước cấp lãnh đạo về các hoạt động ở từng phòng ban do mình phụ trách.

Khối phòng ban:

Phòng kế toán tài vụ: theo dõi,hạch toán kế toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý toàn bộ nguồn tài chính của công ty, cân đối các nguồn vốn, phân tích và tính hiệu quả kinh tế xác định các chỉ tiêu giao nộp ngân sách.

Phòng kỹ thuật KCS: giải quyết các vấn đề kỹ thuật của sản phẩm, nghiên cứu các mẫu tính toán và quyết định các thông số kỹ thuật của sản phẩm,thiết kế mẫu đưa vào sản xuất.Nghiên cứu sử dụng các loại máy móc thiết bị,công nghệ,quản lý nâng cấp và đổi mới thiết bị công cụ,kiểm tra theo dõi thiết bị sản phẩm.điều chỉnh sản xuất, đảm bảo uy tín chất lượng sản phẩm công ty.

Phòng tổ chức lao động: có nhiệm vụ quản lý,phân bổ, điều động cán bộ công nhân viên phù hợp với năng lực của từng người nhằm phát huy hết khả năng của cán bộ công nhân viên vào những vị trí thích hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất.Thực hiện việc tuyển dụng, sa thải phù hợp với nhu cầu của công ty. Thực hiện đầy đủ chế độ tiền lương, tiền thưởng cho công nhân nhằm đảm bỏa cuộc

sống, tái tạo sức lao động và khuyến khích cán bộ công nhân viên tận lực cống hiến cho công ty cũng như xã hội.

Phòng hành chính: tổ chức thực hiện các chỉ đạo của ban giám đốc về vấn đề quản lý nhân sự. Tổ chức giám sát và lưu hồ sơ cán bộ công nhân viên, tổ chức đại hội, hội nghị nhân viên.

Phòng kỹ thuật công nghệ: tổ chức hệ thống quản lý kỹ thuật, ban hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho các chủng loại mặt hàng, tổ chức may mẫu, thiêt kế mẫu, nghiên cứu thiết kế thử các mẫu mới,nghiên cứu công nghệ mới …

Phòng cơ điện: lập lịch trình tu sửa máy móc, lập các quy trình về chế độ vận hành máy móc thiết bị và hướng dẫn người lao động thực hiện, có trách nhiệm mua sắm tổ chức lắp đặt máy móc phục vụ cho sản xuất.

Phòng Marketting: tổ chức triển khai, hướng dẫn việc thực hiện các chính sách chiến lược, kế hoạch, chương trình tiếp thị kinh doanh của Ban Giám Đốc, tham mưu cho ban giám đốc về thị trường, chính sách đối với khách hàng, về giá cả sản phẩm,phương thức mua bán , chuẩn bị mẫu mã để chào hàng,tổ chức các hệ thống cửa hàng đại lý…

Trạm y tế: có nhiệm vụ chăm só sức khỏe cho tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty.

Phòng bảo vệ: có trách nhiệm bỏa đảm an toàn trậ tự trong công ty, phòng chống chaý nổ,chống mất mát tài sản như máy móc thiết bị và nguyên vật liệu…

Sơđồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty Vinh Đa HỘIĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC KHỐI SẢN XUẤT KHU CÁN NÓNG KHU CÁN NGUỘI VĂN PHÒNG CÔNG TY PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KCS

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 2.1.3.1 Chức năng Của Công ty

Công ty trực tiếp sản xuất kinh doanh sản phẩm thép công trình. Công ty chuyên sản xuất các mặt thép cán nguội và thép tấm, trực tiếp phân phối đến khách hàng, đáp ứng mở rộng đầu tư phát triển, đồng thời giải quyết các vấn đề của người dân địa phương.

Tổ chức sản xuất kinh doanh, nhằm đáp ứng nhu cầu thép trong nước.

Công ty đảm bảo uy tín để giữ vững vị trí trên thị trường, luôn quan tâm về vấn đề mẫu mã, chất lượng sản phẩm, nâng cao tay nghề của công nhân và đội ngũ bán hàng ngày càng chuyên nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Lợi nhuận của công ty một phần giũ lại sử dụng cho tái đầu tư sản xuất, phần còn lai đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Hiện nay, sản phẩm của công ty đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước và đang từng bước thâm nhập thị trường các nước Đông Nam Á.

2.1.3.2 Nhiệm vụ của Công ty

Tổ chức sản xuất kinh doanh nhập khẩu thép nguyên liệu và sản xuất tạo ra thành phẩm.Các sản phẩm chủ yếu của công ty: thép tấm, thép lá, thép hình trụ, thép cán nguội.

Tổ chức nâng cao hệ thống sản phẩm thép cán nguội đến với khách hàng trong nước bằng cách mở rộng các chi nhánh bán hàng tại các trung tâm thương mại có uy tín, nâng cao sức cạnh tranh.

Căn cứ vào chủ trương phát triển trong từng thời kỳ, căn cứ vào nhu cầu thị trường và thông tin cần thiết, công ty củ trương nghiên cứu xây dựng phương thức kinh doanh trên cở sở định hướng cấp có thẩm quyền duyệt tiến hành xây dựng kế hoạch hàng năm trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh, áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ và công tác bảo vệ môi sinh môi trường.

Hạch toán kinh tếđộc lập trên cơ sở đảm bảo nguồn vốn của công ty.Tuân thủ các chính sách, các chếđộ, luật pháp có lien quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nghiêm chỉnh chấp hành các hoạt động kinh tế, hợp đồng gia công. Đảm bảo quyền lợi về lương bổng và các chếđộ khác có lien quan đến người lao động, luôn bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân viên

để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh khốc liệt ngày nay. Tham gia các hoạt động xã hội,ủng hộđường lối chính sách của công ty đối với nhà nước và tích cực bảo vệ tài sản Xã Hội Chủ Nghĩa.

2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty thép Vinh Đa

Có mặt vào đầu năm 2003, đến nay sản xuất thép của công ty Vinh Đa đã phát triển mạnh trên toàn quốc. Sản phẩm thép cũng phát triển đa dạng về mẫu mã, chất lượng ổn định.

Tinh hình thị trường khách hàng của công ty có nhiều thay đổi. Trước đây, thị trường miền nam là thị trường tập trung chính của công ty, nhưng nay đã có sự thay đổi vì công ty đã mở rộng thêm chi nhánh tại miền Bắc và miền Trung. Vì vậy hiện nay sau thị trường miền nam tỷ trọng của thị trường miền Bắc và miền Trung đã không ngừng tăng trưởng và tỷ trọng thay đổi như sau:

Thị trường miền nam : chiếm 49.02% thị phần Thị trường miền Bắc và miền trung : 37% thị phần Thị trường Malaysia, Trung Quốc : 13.08% thị phần

Thị trường công ty có sự thay đổi như trên là do một số nguyên nhân sau:

Với dân số gần 100 triệu dân thị trường trong nước đang là thị trường tiềm năng mà công ty đã và đang thể hiện sự quan tâm đúng mức. Do các sản phẩm của công ty trước đây chỉ được thăm dò ở thị trường miền nam, nhưng việc phát triển ở thị trường miền Bắc và miền Trung mang lại kết quả khả quan nên có sự thay đổi tỷ trọng thị trường.

2.2.1 Giới thiệu về sản phẩm thép công ty sản xuất

Trong xây dựng, thép đóng một vai trò quyết định đến chất lượng công trình, việc sử dụng đúng chủng loại cho từng hạng mục công trình sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để phục vụ một cách tốt nhất cho mọi yêu cầu của khách hàng, công ty thép Vinh Đa đã không ngừng cơ cấu sản phẩm đa dạng nhiều chủng loại

* Các loai thép chủ yếu :

- thép tròn đốt theo TCVN 6260:1997 - thép cuộn theo TCVN 6260:1997 -thép tấm lá đen theo TCVN 6067:2004

- Chất lượng cao và ổn định

- Thích hợp với khí hậu Việt Nam

- Đáp ứng thị hiếu khách hàng về: đa dạng về mẫu mã và chủng loại

- Có chính sách bán hàng linh hoạt, dịch vụ hậu đãi chu đáo với khách hàng.

2.2.2 Các nguồn lực sản xuất 2.2.2.1 Nguồn tài chính

Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán về tài sản ĐVT 1.000 đồng Năm So sánh 2009/2008 2010/2009 Chỉ Tiêu 2008 2009 2010 Mức % Mức % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 150.231.799,59 89.546.045,892 99.146.339,431 - 60.685.753,699 - 40,39 9.600.293,539 10,721 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 30.429.680,534 46.482.366,517 27.120.423,461 16.052.685,983 52,75 - 19.361.943,05 -41,654 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - -

III. Các khoản phải thu

ngắn hạn 102.061.060,90 22.797.275,625 53.346.725,032 -79.263.785,282 - 77,66 30.549.449,40 134,005 IV. Hàng tồn kho 17.260.561,373 19.890.544,742 18.367.336,987 2.629.983,369 15,23 -1.523.207,755 -7,658 V. Tài sản ngắn hạn khác 480.496,777 375.859,008 311.853,951 -104.637,769 - 21,77 -64.005,057 -17,029 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 133.847.495,43 187.933.513,68 187.824.724,174 54.086.018,255 40,40 -108.789,511 -0,058 I. Các khoản phải thu dài

hạn - - - - - - -

II. Tài sản cốđịnh 133.847.495,43 187.741.516,48 187.824.724,174 53.894.021,056 40,26 83.207,688 0,044

III. Bất động sản đầu tư - - - - - - -

IV. Các khoản đầu tư tài

chính dài hạn - - - - - - -

V. Tài sản dài hạn khác - 191.997,199 - 191.997,199 - -191.997,199 -100

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 284.079.295,02 277.479.559,57 2.86.971.063,60 - 6.599.735,444 -2,323 9.491.504,028 3,421

Nhận xét:

Trong 3 năm từ năm 2008-2010 giá trị tài sản của công ty có sự biến động, giá trị tái sản vào cuối năm 2009 giảm 6.599.735,444(1000đ) tương ứng với tỷ lệ giảm 2,323% so với năm 2006, đến cuối năm 2008 giá trị tài sản tăng 9.491.504,028 (1000đ) tương ứng tăng 3,421% so với năm 2007. Sự biến động này gắn liền với sự biến động của 2 loại tài sản:

- Đối với tài sản ngắn hạn (TSNH): Trong năm 2009 giá trị TSNH giảm 60.685.753,699(1000đ) tương ứng giảm 40,395% so với năm trước, nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn giảm 79.263.785,282(1000đ) tương ứng giảm 77,663% mặc dù các khoản tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho tăng nhưng tăng không đáng kể.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2010 giá trị TSNH tăng 9.600.293,539 (1000đ) tương ứng tăng 10,721% so với năm trước. Điều này do một số nguyên nhân sau: Công ty thực hiện chính sách gia tăng thời hạn tín dụng bán hàng cho khách hàng, làm cho khoản phải thu tăng hơn 30 tỷ so với năm trước tương ứng tăng 134,005%, tăng mức dư nợ để giải phóng hàng tồn kho (hàng tồn kho giảm 1.523.207,755 (1000đ) nhưng không đáng kể.

- Đối với tài sản dài hạn (TSDH): Trong năm 2008 giá trị TSDH tăng 54.086.018,255 (1000đ) tương ứng tăng 40,409% so với năm trước, quy mô gia tăng chủ yếu là do tăng cường mua sắm tài sản cốđịnh(TSCĐ). Điều này cho thấy Công ty đã chú trọng nhiều đến công tác mua sắm các loại TSCĐ chủ yếu là phương tiện vận tải. Tuy nhiên, đến cuối năm 2008 giá trị TSDH có xu hướng giảm, giảm 108.789,511(1000đ) tương ứng giảm 0,058% là do trong năm này công ty không chú trọng tới việc đầu tư vào các khoản TSDH khác, làm cho giá trị tài sản này giảm 191.997,199 (1000đ) tương ứng giảm 100% so với năm trước. Mặc dù giá trị TSCĐ trong năm này tăng 83.207,688 (1000đ) tương ứng tăng 0,044%. Tuy nhiên tốc độ tăng này không đáng kể so với tốc độ giảm của TSDH khác. Đây là nguyên nhân chính làm TSDH giảm.

Bảng 2.2: Bảng phân tích về nguồn vốn ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu 2008 2009 2010 A. NỢ PHẢI TRẢ 339.784.284,945 92.541.879.745 94.586.507,817 I. Nợ ngắn hạn 88.516.653,984 92.180.456,589 94.218.939,512 II. Nợ dài hạn 251.267.63,961 361.423,156 367.568,305 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU - 55.704.989,924 184.937.679,832 192.384.555,788 I. Vốn chủ sở hữu - 52.152.934,012 18.4937.679,832 190.585.980,926 II. Nguồn kinh phí. quỹ khác - 3.552.055,912 1.798.574,862

C.TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 284.079.295,021 277.479.559,577 286.971.063,605

Bảng 2.3: Phân tích tính ổn định và tự chủ về tài chính

ĐVT : 1000đ

CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH 2008 2009 2010

Nguồn vốn tạm thời 88.516.653,984 92.180.456,589 94.218.939,512 Nguồn vốn thường xuyên 195.562.641,037 185.299.102,988 192.752.124,093

Tỷ suất nợ (%) 119,609 33,351 32,960

Tỷ suất tự tài trợ (%) -19,609 66,649 67,040 Tỷ suất nguồn vốn tạm thời (%) 31,159 33,221 32,832 Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên(%) 68,841 66,779 67,168

Nhận xét:

Qua các chỉ tiêu phân tích cho thấy vào cuối năm 2010 toàn bộ tài sản của công ty được tài trợ 32,96% bằng nguồn vốn vay nợ và 67,04% bằng nguồn vốn chủ sở hữu, tỷ suất nợ có xu hướng giảm qua 3 năm, thể hiện tính tự chủ về tài chính của công ty là tương đối cao. Bên cạnh đó, tỷ suất nguồn vốn tạm thời qua 3 năm không quá 40% và tỷ suất nguồn vốn thường xuyên cao trên 60%. Điều này chứng tỏ công ty chưa chịu áp lực nhiều trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, và tính ổn định trong tự tài trợ cao.

2.2.2.2 Nguồn Nhân lực

Lao động là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng nhất trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, với trình độ và kỹ năng làm việc của mình người lao động góp phần quan trọng trong việc thay đổi diện mạo của doanh nghiệp mình. Khi quá trình cơ giới hoá đang diễn ra với tốc độ nhanh, máy

móc dần thay thế vào con người trong một số công đoạn sản xuất, tuy nhiên cho dù máy móc có hiện đại đến đâu chăng nữa vẫn cần có người điều hành và bảo dưỡng thì chúng mới hoạt động tốt được. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh doanh thương mại yếu tố lao động lại càng trở nên quan trọng trong việc lưu thông hàng hoá, đảm bảo việc kinh doanh diễn ra nhanh và liên tục. Chính vì tầm quan trọng đó nên vấn đề tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Bảng 2.4: Số lượng và cơ cấu lao động. Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Tiêu thức Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ lệ +% Tổng số lao động 385 100 378 100 -7 -1,818 LĐTT 249 65,013 243 64,286 -6 -2,41 Tham gia vào SX LĐGT 136 34,987 135 35,714 -1 -0,735 Nam 266 69,091 260 68,783 -6 -2,256 Giới tính Nữ 119 30,909 118 31,217 -1 -0,084 Trên ĐH 01 0,26 01 0,265 0 0 ĐH 78 20,26 78 20,635 0 0 CĐ 11 2,857 10 2,646 -1 -9,091 TC 30 7,792 30 7,937 0 0 CNKT 201 52,208 195 51,587 -6 -2,985 Trình độ Khác 64 16,623 64 16,930 0 0 Nhận xét:

Qua 2 năm tổng số lao động của Công ty có xu hướng giảm, điều này không phải do quy mô kinh doanh bị thu hẹp mà là do sựđiều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của Công ty. Đến cuối năm 2010 tổng số lao động của công ty là 378 người giảm 1,818% tương ứng giảm 7 người so với năm 2009, việc cắt giảm lao động ở những bộ phận, khâu không quan trọng là để phù hợp với tình hình kinh tế chung khi mà khủng hoảng kinh tế diễn ra vào cuối năm này. Sự biến động nhân sự này không lớn nên không ảnh hưởng nhiều đến các bộ phận của công ty. Cụ thể: lao động trực tiếp năm 2010 là 234 người giảm 6 người so với

năm 2009, trong khi đó lao động gián tiếp hầu như không có sự biến động chỉ giảm 1 người so với năm trước. Điều này cho thấy việc phân bổ lao động gián tiếp của công ty ở các bộ phận là hợp lý, tổ chức chặt chẽ, góp phần mang lại tính ổn định và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả bán hàng cty thép Vinh Đa (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)