CÁC NHÓM GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM XÂM NHẬP CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA NGÀNH NÔNG SẢN VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI (Trang 76 - 78)

Theo các nhà kinh tế, sau khủng hoảng 2007-2009 sẽ diễn ra quá trình cơ cấu lại nền kinh tế toàn cầu. Ðó có thể là quá trình cơ cấu lại nền sản xuất theo hướng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường do đi đôi với khủng hoảng kinh tế là khủng hoảng năng lượng, lương thực và khủng hoảng khí hậu, môi trường; quá trình cơ cấu lại hệ thống tài chính tiền tệ song song với quá trình cơ cấu lại cơ chế quản lý, giám sát trong từng quốc gia và trên toàn cầu; điều chỉnh lại mối tương quan giữa chính sách hướng mạnh ra xuất khẩu và chính sách coi trọng thị trường nội địa vì vừa qua những nước gắn quá sâu với xuất khẩu đều chịu tác động mạnh.

Trước tình hình mới đó, Việt Nam tất yếu phải tự nâng cao năng lực xâm nhập chuỗi giá trị nông sản nhằm đảm bảo một vị thế vững chắc, xứng tầm là quốc gia hàng đầu thế giới trong xuất khẩu một số mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hồ tiêu,

hạt điều,… Để tham gia sâu hơn vào GVC nông sản Việt Nam cần phải đáp ứng được các quy định hoặc tiêu chuẩn ngày càng cao và linh hoạt đặt ra đối với các tác nhân tham gia chuỗi. Đó là cung ứng hàng đúng khối lượng và thời điểm, đảm bảo yêu cầu chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định về bảo vệ môi trường, các quy định về bao gói và bảo quản theo từng loại thị trường và khách hàng. Tuỳ theo từng loại hàng nông sản mà lãnh đạo GVC đối với hàng nông sản có thể do nhà phân phối bán lẻ, nhà chế biến hoặc nhà đầu cơ đảm nhiệm. Vị thế đàm phán của nhà cung cấp và người mua tại Việt Nam luôn có sự thay đổi tuỳ theo tình hình cung - cầu trên thị trường cũng như tác động của mùa vụ, thời tiết và tình hình dịch bệnh trong sản xuất, do đó tính ổn định của chuỗi cung ứng nội địa không cao. Vì vậy, cần phải có sự liên kết, sự thống nhất trong chính sách hành động của các tác nhân trong chuỗi giá trị nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường một cách nhanh nhạy và đảm bảo phát triển chuỗi giá trị theo xu hướng chung của thế giới sau khủng hoảng toàn cầu.

Liên kết tạo điều kiện chia sẻ thông tin và trách nhiệm để giải quyết vấn đề thị trường, tạo cơ chế và chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững. Liên kết giúp thực thi các kế hoạch và chiến lược sản nông sản, đồng thời tạo ra sự đồng thuận không những giữa nguồn lực Nhà nước mà cả xã hội để sản xuất và tiêu thụ nhằm gia tăng thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp ở mức cao nhất, đảm bảo tính công bằng trong phân phối thu nhập giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị.

HÌNH 15: MÔ HÌNH LIÊN KẾT NHẰM NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ

Bốn tác nhân trong mô hình liên kết nhằm nâng cấp chuỗi giá trị nông sản Việt

NÔNG DÂN

DOANH NGHIỆP NHÀ KHOA HỌC

- Nhà nước: trong mô hình liên kết này, Nhà nước đóng vai trò trung tâm hỗ trợ và thúc đẩy việc nâng cấp chuỗi giá trị thông qua việc định hướng hoặc điều tiết sản xuất, cung cấp các dịch vụ công cộng bổ sung.

- Nhà khoa học: là những người nghiên cứu thuộc các viện nghiên cứu của chính phủ, các bộ ngành, các cục, các vụ và đại diện chính phủ ở mỗi vùng tham gia vào hoạt động phát triển kinh tế, đóng vai trò là các thể chế hỗ trợ chuỗi. Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu, và đưa các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong thực tiễn sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi giúp nâng cao năng suất, chất lượng nông sản hoặc họ cũng có thể hỗ trợ các tổ chức tiểu ngành, điều tiết khung luật pháp của chuỗi và cung cấp cơ sở hạ tầng.

- Doanh nghiệp: là những người vận hành chuỗi giá trị, thực hiện hoạt động sản xuất, chế biến, hậu cần và thương mại. Tăng trưởng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong dài hạn là điều kiện nền tảng cho sự thành công của việc thúc đẩy chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, các công ty đầu mối có nhiệm vụ tổ chức hoạt động phối hợp trong toàn bộ chuỗi giá trị - vì lợi ích của họ và vì lợi ích cạnh tranh tập thể của tất cả các nhà vận hành chuỗi (“tính hệ thống”) .

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM XÂM NHẬP CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA NGÀNH NÔNG SẢN VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w