Thuế Tỷ giá hối đoá

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM XÂM NHẬP CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA NGÀNH NÔNG SẢN VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI (Trang 34 - 38)

- Thuế - Tỷ giá hối đoái - Tỷ giá hối đoái - Hàng rào phi thuế quan

Nhu cầu tại nước nhập khẩu

Con người Động vật Dự trữ

Sản xuất nội địa Nhập khẩu

Giá thành tại nước nhập khẩu

Chi phí đầu vào, thời tiết, chính sách của chính phủ

Dân số, thu nhập, thị hiếu, giá sản phẩm bổ sung, giá sản phẩmthay thế, giá xăng dầu, chính sách của chính phủ…

tăng. Giai đoạn 2000-2009 thế giới đã chứng kiến sự biến động đột ngột và không ổn định của nông sản, đặc biệt là trong hai năm 2008 và 2009.

Theo FAO, chỉ số giá hàng nông sản danh nghĩa 2008 đã tăng gấp đôi so với 2002. Chỉ số giá nông sản bắt đầu tăng từ năm 2002 sau bốn thập niên sụt giảm và tăng mạnh hơn vào năm 2006, 2007; đến giữa năm 2008, giá nông sản thực tế đã tăng 64% so với năm 2002. Trong đó, giá các loại thực vật cho dầu như vừng, lạc, cọ… đã tăng gấp đôi kể từ năm 2000, lúa mì tăng 61%, ngô tăng thêm 32%, và gạo tăng 29%.

Có thể thấy một số nguyên nhân chính của việc giá nông sản tăng trong thập niên đầu của thế kỷ XXI như sau:

- Sản xuất và dự trữ giảm so với nhu cầu:

Do các ảnh hưởng của thời tiết và sâu bệnh và các yếu tố ngoại sinh khác, xuất

khẩu ngũ cốc của các nước xuất khẩu chính trên thế giới đã giảm rõ rệt trong hai năm 2005-2006, với mức giảm 4-7%. Năm 2007, Mỹ đã tăng xuất khẩu ngô khi giá mặt hàng này tăng; tuy nhiên do đất canh tác bị hạn chế nên sản lượng đậu nành lại giảm xuống rõ rệt.

Ngoài ra, dự trữ đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp cân bằng thị trường và ổn định giá cả. Dự trữ giảm sẽ hạn chế khả năng phản ứng của thị trường khi cầu tăng lên mà mức cung lại giảm. Lượng dự trữ nông sản thế giới bắt đầu giảm từ giữa những năm 1990, với mức giảm trung bình 3,4% mỗi năm. Đến năm 2008 dự trữ ngũ cốc của thế giới là 19,6%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 24% trong vòng 5 năm từ 2002-2007 và là mức thấp nhất trong vòng 25 năm kể từ năm 1973 tới 2008.

Mặt khác, kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ tăng trưởng mạnh làm tăng nhu cầu tiêu thụ nông sản của hai quốc gia đông dân nhất thế giới này (với gần 1/4 dân số thế giới), đặc biệt là đối với các sản phẩm chứa nhiều dinh dưỡng như thịt và dầu thực vật.

- Tỷ giá hối đoái: trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây, sự sụt giá đồng USD so với

Euro và những đồng tiền chính khác đã kích thích tăng xuất khẩu nông sản, do các nước xuất khẩu nông sản chủ yếu thu về bằng đồng USD. Ngoài ra, đồng USD giảm

làm cho các nhà đầu cơ có xu hướng chuyển đầu tư từ nắm giữ đô la sang nắm giữ các hàng hóa trong đó có nông sản.

- Giá nhiên liệu: giá dầu tăng mạnh làm cho chi phí sản xuất tăng, gây sức ép

tăng giá. Giá dầu tăng cũng kéo theo xu hướng tăng cường sản xuất ethanol để thay thế dầu mỏ gây sức ép lên sản xuất lương thực.

- Nhiên liệu sinh học: chính sách sản xuất ethanol từ ngô ở Mỹ (và nhiên liệu

sinh học từ dầu thực vật ở châu Âu) làm tăng nhu cầu tiêu dùng lương thực bù đắp cho một phần sản lượng ngô chuyển sang sản xuất ethanol. Trong năm 2007, trong 40 triệu tấn ngô tăng thêm so với năm 2006 thì có tới 30 triệu tấn được dùng để sản xuất ethanol.

- Hoạt động đầu cơ: các nhà đầu cơ tìm thấy cơ hội từ một số mặt hàng nông sản mang lại lợi nhuận cao hơn là đầu tư và chứng khoán hay bất động sản. Từ những năm đầu thế kỷ XXI, sự sụp đổ của các công ty dot.com khiến cho một lượng không nhỏ các nhà đầu cơ chuyển sang thị trường nông sản nhằm đảm bảo thu lợi nhuận một cách an toàn, làm dòng tiền chảy vào thị trường này tăng lên. Trong vòng 10 năm trở lại đây kết cấu thị trường giao dịch nông sản đã có những chuyển mình mạnh mẽ, các quỹ đầu tư tham gia thị trường ngày càng sâu rộng. Hoạt động giao dịch toàn cầu của các loại chứng khoán options và futures tăng lên gấp đôi trong vòng 5 năm từ 2002 đến 2007. Riêng năm 2007, hoạt động giao dịch tại các sàn giao dịch nông sản trên thế giới đã tăng 30% so với 2006. Luồng tài chính từ các quỹ này đã dần lớn đến mức chi phối cung cầu trên thị trường góp phần làm cho giá nông sản tăng lên trong vòng 10 năm từ 2000 đến 2009.

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tới thị trường nông sản

Giá các mặt hàng nông sản thế giới giảm một cách nhanh chóng bắt đầu từ tháng 9-2008 sau một thời gian dài tăng vọt và trở về gần bằng mức giá năm 2007. Nguyên nhân của việc giá nông sản giảm là do sự kết hợp của hai nhân tố cung và cầu. Giá cao thúc đẩy các nước xuất khẩu mở rộng sản xuất các mặt hàng ngũ cốc. Bên cạnh đó, cầu giảm là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu mang lại, khiến cho các hoạt động thương mại bị hạn chế. Cầu giảm

sút đã trực tiếp ảnh hưởng đến thị trường và giá cả của ngũ cốc và các loại nông sản là nguyên liệu phục vụ công nghiệp như cao su.

Kể từ tháng 9/2008 giá nông sản trên thị trường thế giới giảm đột biến. Điển hình nhất là giá cao su RSS2 cuối tháng 9 còn ở mức 4.100 USD/tấn đã giảm xuống còn 3000 USD/tấn, giảm 26,8% trong vòng một tháng.

Đến giữa tháng 10/2008, giá cà phê thế giới sụt giảm xuống thấp nhất, thấp hơn cả mức giá của tháng 1.Tại thị trường London là khoảng 1700 USD/tấn, là mức thấp nhất kể từ đầu năm (ngày 1/1/08 giá thế giới là 1903 USD/tấn).

Bên cạnh đó, giá các loại ngũ cốc cũng giảm nhanh chóng tuy với tốc độ chậm hơn giá các loại nông sản từ cây công nghiệp.

Sự suy giảm giá trong năm 2008 có một số nguyên nhân chính sau với mức độ ảnh hưởng tùy theo mặt hàng:

- Đối với các mặt hàng cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều do suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính làm cho các quỹ đầu cơ rút tiền khỏi các hoạt động đầu tư dẫn đến giảm cầu tức thời trên các thị trường kỳ hạn, làm cho giá giảm đột ngột. Đây chính là nguyên nhân chính tác động đến sự giảm sút tức thời của thị trường hàng nông sản thế giới.

- Đối với các mặt hàng lương thực thiết yếu như lúa gạo do các yếu tố cung cầu cơ bản về sản lượng, tồn kho và tiêu dùng quyết định.

Ngoài ra, đồng USD gần trong thời gian đó mạnh trở lại, gây áp lực giảm giá xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Mỹ như thịt, dầu ăn, lúa gạo… Trong khi đó, đồng Euro giảm mạnh so với USD làm cho nhu cầu tiêu thụ của các nước châu Âu giảm, gây áp lực giảm giá hàng nhập khẩu vào thị trường châu Âu trong đó có nông sản. Các quỹ đầu tư chuyển sang nắm giữ đô la thay vì đầu tư vào nông sản gây áp lực giảm giá.

Như vậy, thị trường nông sản trong gần một thập niên đầu thể kỷ XXI có những biến chuyển theo hướng tăng nhu cầu và nguồn cung với hầu hết các mặt hàng, làm cho giá cả tăng lên qua từng năm. Đến đầu năm 2008, thế giới đã chứng kiến một cuộc khủng hoảng giá lương thực và các mặt hàng nông sản chính như cao su, cà phê,

suy thoái toàn cầu đã lan sang rộng thị trường nông sản vào tháng 9-2008, khiến cho thị trường này biến động đột ngột, giá hầu hết các mặt hàng giảm nhanh nhanh và mạnh, gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng như các quốc gia xuất khẩu nông sản chính trên thế giới.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM XÂM NHẬP CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA NGÀNH NÔNG SẢN VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w