III. VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỐI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU
3. DỊCH VỤ SAU SẢN XUẤT
bón, giống, thuốc trừ sâu, công cụ,
máy móc nông nghiệp
Trồng trọt
Nhập khẩu Xuất khẩu
Người thu gom địa phương
Dự trữ
Sơ chế cơ bản nông dân, hội
nông dân Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Chế biến Xuất khẩu Chế biến Thành phẩm Sản phẩm trung gian
Kênh phân phối Nhà buôn nước ngoài/ quốc tế Người bán lẻ trong nước Người bán lẻ nước ngoài
Dự trữ Sản
phẩm
HÌNH 9: CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU MẶT HÀNG GẠO
1. DỊCH VỤ TRƯỚC SẢN XUẤT TRƯỚC SẢN XUẤT
2. SẢN XUẤT TẠI NÔNG TRẠI TẠI NÔNG TRẠI
3. DỊCH VỤ SAU SẢN XUẤT SẢN XUẤT Chuẩn bị Trồng trọt Thu hoạch Marketing & Phân phối Thị trường đích Nguồn: Institute for Food Studies and Agro-industrial Development (IFAO), [25;6]
Mỗi năm, Việt Nam sản xuất 38 triệu tấn gạo, trong đó xuất khẩu 4-5 triệu tấn gạo, góp phần đưa Việt Nam lên vị thế của một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới song giá trị thu về chưa cao. Một số lý do chính dẫn đến tình trạng trên là do việc quản lý chuỗi cung ứng gạo từ đầu vào đến đầu ra chưa hiệu quả, quản lý chất lượng từ đầu ra trở về đầu vào chưa tốt, chưa có phân tích chuỗi giá trị gạo cũng như một số chính sách điều tiết vĩ mô của chính phủ còn bất cập, chưa phù hợp và chưa kịp thời.
BẢNG 9: GIÁ GẠO VIỆT NAM VÀ THÁI LAN 2009
Đơn vị: USD
Gạo Thái Lan 100% B FOB Băng Cốc 900 - 960
5% 850 - 910
Gạo sấy 100% 860 - 920
Gạo Việt nam 5% tấm FOB Sài gòn 700
25% tấm 670
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ NN & PTNT, 2009
Hiện tại Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới chỉ sau Thái Lan. Nhưng hàng thứ hai này quá cách xa: năng lực xuất khẩu chỉ 5 triệu tấn so 10 triệu tấn của Thái Lan nhưng giá lại rẻ hơn Thái Lan rất nhiều: giá thành sản xuất và chất lượng hạt gạo làm ra còn kém sức cạnh tranh, giá bán thấp và chưa có nhãn hiệu cạnh tranh cao như gạo Thái Lan.
Bảng 9 cho thấy giá các loại gạo xuất khẩu chính của nước ta với Thái Lan có sự chênh lệch rõ ràng. Trong khi gạo Thái Lan cung ứng ra thị trường thế giới chủ yếu là các loại gạo chất lượng cao, phẩm chất tốt như gạo B 100% giá rất cao và ổn định (900 – 960 USD/tấn) thì các loại gạo chủ yếu của Việt Nam lại có chất lượng trung bình và thấp (5% tấm và 25% tấm). Ngay cả khi so sánh cùng một loại 5% tấm giữa hai nước cũng thấy sự khác biệt đáng kể (700 USD/tấn cho Việt Nam và 850 – 910 USD/tấn cho gạo Thái, tức là giá gạo Việt Nam thấp hơn 27 – 36%). Nguyên nhân là do sản phẩm của nước ta có chất lượng thấp, không đồng đều và không có thương hiệu.
Gần đây, Việt Nam bắt đầu chiếm thị phần của Thái Lan tại Ấn Độ và Pakistan, một nước xuất khẩu gạo chất lượng thấp chủ yếu đi Trung Đông, châu Phi. Tuy nhiên, những thị trường này chủ yếu là thị trường gạo có phẩm chất trung bình và
thấp trong khi đó các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc thì Thái Lan vẫn chiếm giữ vị trí hàng đầu.
Chuỗi giá trị thương mại lúa gạo của Việt Nam có hai kênh chính là xuất khẩu và thị trường nội địa. Kênh xuất khẩu từ người nông dân qua các nấc trung gian là thương lái, doanh nghiệp sơ chế và xuất khẩu. Đối với kênh thị trường nội địa sản phẩm qua các khâu từ người sản xuất (chủ yếu là nông hộ nhỏ lẻ; trang trại, hợp tác xã), các nấc trung gian là thương lái, doanh nghiệp kinh doanh chế biến, đến người tiêu dùng qua các kênh như chợ, siêu thị… (Hình 10)
HÌNH 10:CÁC TÁC NHÂN THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU MẶT HÀNG GẠO
Bộ NN&PTNT, 2005, [24]
Ta sẽ xem xét những mắt xích trong GVC được thực hiện tại Việt Nam: đầu vào, sản xuất; thu gom, bảo quản, sơ chế; và xuất khẩu:
- Đầu vào
Giống: yếu kém trong quy trình sản xuất lộ rõ nhất là ở khâu sử dụng giống, khi có khoảng 70% lúa không đạt tiêu chuẩn giống nhưng vẫn được dùng để xuống giống, đồng thời nhiều giống lúa đã thoái hóa, nhiễm sâu bệnh,… vẫn được sử dụng khiến chi phí sản xuất tăng cao, sản phẩm thiếu an toàn do phải dùng nhiều nông dược.
Theo Cục Trồng trọt, riêng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích gieo trồng trung bình hàng năm khoảng 3,8 triệu hecta, nhu cầu giống lúa cấp xác nhận hoặc tương đương đã lên đến 0,42 triệu tấn. Tuy nhiên, trong năm 2007-2008 có khoảng 40 đơn vị cung cấp và hệ thống sản xuất giống nông hộ chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu về giống để gieo trồng. Mặt khác, trong số lúa giống có thể đáp ứng cho nông dân, lượng giống chính quy chỉ đáp ứng khoảng 8% nhu cầu, 22% còn lại do hệ
Nông dân
Người thu mua địa phương
Đại lý thu mua
Người bán lẻ
Công ty
thu mua Người XK
Thị trường nội địa Công ty chế biến
thống sản xuất giống nông hộ cung cấp, nên chất lượng giống không đảm bảo. Việc sản xuất các loại giống nếp và lúa mùa đặc sản, hầu như không có được sự quan tâm thích đáng, dù nhu cầu rất cao.
Bên cạnh đó, có tới 70-80 loại giống lúa, nhưng hướng chọn dòng lại khác nhau ở từng nhà cung cấp nên hạt giống siêu nguyên chủng của cùng một giống cũng không đồng nhất. Cộng thêm việc chất lượng chênh lệch ở từng cơ sở sản xuất giống, không thể tránh khỏi việc các loại giống lúa kém chất lượng được đưa vào đồng ruộng khiến chất lượng hạt gạo Việt Nam luôn bị đánh giá thấp.
- Sản xuất
Hệ số bảo toàn hiệu quả-EPC (Effective Protection coefficient)
Hệ số này thể hiện lợi thế cạnh tranh và khả năng bảo đảm sản xuất trong nước, do vậy EPC tính ra càng cao (gần 1) càng tốt. Công thức tính:
EPC = Giá nội địa – chi phí đầu vào nội địa
Theo cách tính trên thì hệ số bảo toàn hiệu quả ngành hàng lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long là 49,3 % (= 100% – 50,7%). Điều này chứng tỏ lợi thế cạnh tranh và khả năng bảo đảm sản xuất lúa gạo trong nước đạt hiệu quả chưa cao. Để hệ số này càng tiến gần đến 100% cần phải tăng giá trị gia tăng của chuỗi theo mức giá nội địa. Khi đó thu nhập và lợi nhuận toàn chuỗi sẽ được cải thiện và phân bổ công bằng hơn giữa các tác nhân tham gia chuỗi nhất là giữa người trồng lúa và nhà xuất khẩu gạo.
Từ Bảng 10 ta thấy, Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị ngành gạo ở vị trí thấp nhất. Người nông dân tạo ra sản phẩm song chỉ thu được 23,9% so với giá suất khẩu lợi nhuận thấp hơn lợi nhuận những người tham gia vào hoạt động lưu thông và chế biến sản phẩm nhận được (25,4%).
BẢNG 10: CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ GIÁ BÁN GẠO TẠI ĐBSCL 2008-2009
Chi phí Lợi
nhuận
g
1. Sản xuất và lưu thông 3549 50,7 3451 49,3 7000 100
- Nông dân 2779 39,7 1673 23,9 3800 54,28
- Kênh lưu thông nội địa 770 11 1778 25,4 7000 100
2. Trong hệ thống lưu thông 7000 100
- Người thu mua, đại lý nhỏ 147 2,1 196 2,8 6923 98,9
- Nhà máy chế biến 210 3 840 12 6790 97
- Công ty vận tải 70 1 35 0,5 6916 98,8
- Công ty xuất khẩu 56 0,8 28 0,4 7000 100
Nguồn:Bộ NN & PTNT, 2009