HÌNH 14: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN VÀ VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP 2001-2008 (triệu USD)

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM XÂM NHẬP CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA NGÀNH NÔNG SẢN VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI (Trang 64 - 67)

- Thu gom, bảo quản và chế biến

3. Tác động của khủng hoảng kinh tế tới chuỗi giá trị nông sản Việt Nam

HÌNH 14: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN VÀ VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP 2001-2008 (triệu USD)

(triệu USD)

Nguồn: Tổng cục Hải qua, 2008

+ Hoạt động thu mua: các doanh nghiệp thu mua cũng chịu tác động không nhỏ, do đầu ra chủ yếu là xuất khẩu, khi cầu giảm thì hàng hóa không bán được dẫn tới tồn kho lớn trong khi các ngân hàng yêu cầu trả nợ cũ với lãi suất cao mới cho vay mới.

- Đầu tư:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng suy giảm do các nhà đầu tư thiếu hụt nguồn tài chính để thực hiện dự án. Tuy vốn đã cam kết lớn, nhưng lượng vốn thực hiện giảm do ngân hàng thắt chặt cho vay và khó huy động được từ các nguồn vốn khác. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2009 có 15 dự án FDI cho ngành nông nghiệp được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là 78,9 triệu USD, trong khi năm 2008 có 17 dự án được cấp phép tương ứng với 203,2 triệu USD. Tức là lượng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trong năm 2009 đã giảm 124,3 triệu USD, ứng với 61,2% .

Không những đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mà đầu tư trong nước cũng sụt giảm do các nhà đầu tư có xu hướng bảo toàn vốn, không mở rộng rộng sản xuất hoặc chờ đợi tình hình.

Như vậy, tuy không ở trong tâm của suy thoái kinh tế thế giới 2007-2009 song

Việt Nam cũng phải chịu những tác động tiêu cực không nhỏ. Ngành nông sản tuy đã góp phần ổn định nền kinh tế khi các ngành khác gặp khó khăn vào đầu năm 2008 nhưng khi khủng hoảng lan truyền tới thị trường nông sản thế giới thì những yếu kém trong các quy trình của chuỗi giá trị tại Việt Nam bộc lộ một cách rõ ràng cho thấy. Đó là:

- Sức cạnh tranh thấp về chất lượng sản phẩm, thương hiệu cũng như hoạt động phân phối chưa được quan tâm phát triển;

- Mối liên hệ và hợp tác còn lỏng lẻo của các tác nhân dọc theo chuỗi;

- Người sản xuất thường không chú ý tới thị trường và chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn của thị trường; chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của các nhà phân phối bán lẻ;

- Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, không tập trung do đó khó kiểm soát quy trình và chất lượng cũng như đảm bảo tính đồng bộ trong các hoạt động sản xuất cũng như thu gom và xuất khẩu sản phẩm;

- Những tác động và cản trở tới môi trường chưa được xem xét tới;

- Bất cập trong công tác quản lý tài nguyên phục vụ sản xuất nông nghiệp; tích tụ ruộng đất diễn ra chậm, thể chế chưa rõ ràng;

- Kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng sản xuất nông sản công nghệ cao;

- Rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ do việc sản xuất nông sản chịu sự chi phối của thời tiết, tình trạng sâu bệnh,…

- Đầu tư cho khoa học trong nông nghiệp hạn chế, cơ cấu hỗ trợ đào tạo nghiên cứu và phát triển lạc hậu;

- Đặc biệt, phần lớn nông sản Việt Nam không được tiêu thụ dưới nhãn mác của Việt Nam mà là đầu vào để chế biến các sản phẩm có chất lượng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế và do vậy người tiêu dùng sẽ chỉ biết đến các thương hiệu nổi tiếng của TNCs tại các nước phát triển.

Theo thống kê của Hội Nông dân Việt Nam năm 2009, trong số 173 doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp mới có 36 doanh nghiệp đăng ký thương hiệu trong nước và 5 doanh nghiệp đăng ký thương hiệu tại nước ngoài.

Với 90% nông sản xuất khẩu của Việt Nam phải mang thương hiệu nước ngoài nên hình ảnh thương hiệu Việt Nam thường mờ nhạt đối với khách hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, việc xây dựng chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam rất kém, chỉ có 32% doanh nghiệp trong tổng số các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản có chiến lược cụ thể, 45% không có chiến lược cụ thể, 49% không quan tâm với lý do hàng vẫn bán và doanh số vẫn tăng. Một điểm yếu nữa của doanh nghiệp Việt Nam là tính đoàn kết trong chia sẻ lợi nhuận yếu, vì thế không liên kết được với nhau trong xây dựng chiến lược tạo thương hiệu lâu dài.

Nắm bắt được những yếu điểm đó của chuỗi giá trị nông sản Việt Nam sẽ giúp cho các chủ thể kinh tế, tại các vị trí, cấp bậc khác nhau tìm được hướng giải quyết cho riêng mình nhằm đưa nông sản Việt Nam xâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng nông sản – hàng hóa vốn là thế mạnh của Việt Nam.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM XÂM NHẬP CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA NGÀNH NÔNG SẢN VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w