II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-
2. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam 2000-
Do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, nông dân chưa được tổ chức trong các hợp tác xã và hiệp hội ngành hàng, kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản chế biến như kho tàng, sân phơi, bến bãi,... còn kém phát triển, công nghiệp chế biến nông sản rất nhỏ bé nên chất lượng nhiều loại nông sản còn thấp. Vệ sinh an toàn thực phẩm trong nước và các hoạt động kiểm dịch và vệ sinh dịch tễ đối với hàng hóa chưa được quan tâm thích đáng. Mặt khác, người sản xuất và kinh doanh nông sản và ngay cả những người xuất khẩu ở Việt Nam còn xa lạ với phần lớn các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng phổ biến trên thị trường quốc tế như các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, về xuất xứ hàng hóa, về bảo vệ môi trường, về bảo vệ người lao động, về bảo hộ quyền tác giả, về đảm bảo tính đa dạng sinh học... ngoài ra các vấn đề về bao bì, nhãn mác, đăng ký thương hiệu, bản quyền, công nghệ,... cũng chưa được chú ý. Vì vậy, giá trị thu về từ hoạt động xuất khẩu nông sản thấp trong khi rủi ro lại rất cao.
Mặc dù là một nước xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản và cũng có vị thế tương đối cao trong số các nước sản xuất và xuất khẩu nông sản song thực trạng xuất khẩu có hiệu quả kinh tế thấp và triển vọng thị trường bị thu hẹp. Do các nguyên nhân sau: - Tính co giãn về thu nhập bình quân đầu người của cầu đối với những sản phẩm nông sản thực phẩm và nguyên liệu là thấp hơn so với hàng công nghiệp chế biến và nhiên liệu;
- Tỷ lệ tăng dân số của các nước phát triển trong thời gian gần đây đạt ở mức thấp, cho nên nhu cầu tăng thêm từ các thị trường này là không nhiều;
- Việc tăng cường bảo hộ hàng nông sản ở các nước phát triển đang gây cản trở rất đáng kể đến sự mở rộng xuất khẩu nhóm hàng nông sản của các nước đang phát triển.
Với những lý do trên, tăng trưởng xuất khẩu nông sản của Việt Nam thực tế đã không đem lại sự gia tăng tương ứng trong thu nhập cho người sản xuất cũng như các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thu mua và xuất khẩu khi rớt giá hay thị trường nhiều biến động bất ngờ như cuộc khủng hoảng giá lương thực vào năm 2008.
Xuất khẩu các loại nông sản trong giai đoạn 2000-2009 (Phụ lục 2) được mở rộng, một số ngành đã giành được thị phần lớn trong khu vực và thế giới như: gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, hạt điều,....
HÌNH 8: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHÍNH GIAI ĐOẠN 2000-2009 ĐOẠN 2000-2009
Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2009
Theo các số liệu của Bộ NN & PTNT (2009), giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản giai đoạn 2005-2009 đạt gần 32,07 tỷ USD, bình quân mỗi năm khoảng 6,14 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân 14,9%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 6,8 tỷ
USD, gấp 2,7 lần năm 2000 (với 2,5 tỷ USD). Đặc biệt năm 2008, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt mức cao nhất trong giai đoạn này với 8,894 tỷ USD; trong đó: cao su gấp 9,6 lần; hạt điều 5,9 lần; gạo gấp 4,3 lần; cà phê 4,2 lần; chè 2,1 lần; hồ tiêu 2,3 lần. Đã có 3 mặt hàng đạt mức trên 1 tỷ USD vào năm 2008 là cà phê, gạo, chè song đến năm 2009 chỉ còn hai mặt hàng gạo (2,48 tỷ USD) và cà phê (1,5 tỷ USD). Nguyên nhân chủ yếu là do trong những tháng đầu năm 2008, giá nông sản thế giới tăng cao, cùng với khối lượng các mặt hàng của Việt Nam cũng tăng dẫn đến kim ngạch xuất khẩu trong thời gian này tăng lên. Từ cuối năm 2008 và trong năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường nông sản thế giới biến động không ngừng, giá hầu hết các mặt hàng nông sản giảm mạnh so với những tháng đầu năm 2008 kéo theo giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung giảm sút rõ rệt (Hình 8).
Sau đây là những phân tích khái quát về hoạt động xuất khẩu hai mặt hàng gạo và cà phê của Việt Nam trong thời gian 2000-2009, đáng chú ý trong giai đoạn này là hai năm 2008 và 2009, khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra cùng với khủng hoảng giá nông sản đã làm cho hoạt động xuất khẩu hai mặt hàng này nói riêng và xuất khẩu nông sản tuy thu về giá trị lớn nhưng nhìn chung vẫn gặp nhiều khó khăn, bất ổn định.
Gạo
Giai đoạn 2000-2009, là thời gian mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định trong quá trình xâm nhập thị trường quốc tế. Năm 2003 đánh dấu một bước ngoặt khi lần đầu tiên Việt Nam vươn lên chiếm vị trí thứ 2 của Ấn Độ với sản lượng xuất khẩu đạt 4,25 triệu tấn. Đến năm 2005, với lượng xuất khẩu 5,25 triệu tấn, thu về giá trị hơn 1 tỷ USD (1,4 tỷ). Từ 2005 đến 2009, gạo Việt Nam luôn đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Trong giai đoạn 2003-2009, nước ta giữ vị trí xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới sau Thái Lan và giữ ổn định 15% thị phần gạo xuất khẩu thế giới.
Đặc biệt trong hai năm 2008, 2009 gạo xuất khẩu của Việt Nam đều thu về hơn 2 tỷ USD/năm vì cuộc khủng hoảng giá lương thực thế giới đầu năm 2008 đã làm giá
gạo tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nước ta.
Năm 2008, tổng lượng gạo xuất khẩu đạt 4,74 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2007 với giá bình quân cả năm là 610 USD/tấn, tăng 86,7% tương đương với tăng 283 USD/tấn, trị giá cả năm đạt 2,89 tỷ USD tăng 94,3% so năm 2007, gấp 4,3 lần năm 2000 và là mức giá trị lớn nhất từ trước tới nay của mặt hàng gạo xuất khẩu.
Năm 2009, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam lên mức kỷ lục kể từ năm 2000 với 6,05 triệu tấn, tăng 25,7% so với năm 2008. Tuy vậy, giá xuất khẩu bình quân giảm 26,8% (tương ứng giảm 163USD/tấn) nên trị giá là 2,46 tỷ USD giảm 8% so với năm trước.
Nguyên nhân của hiện tượng này là giá trị thu về từ xuất gạo của Việt Nam chủ yếu do số lượng và phụ thuộc vào giá. Giá tăng đột biến vào đầu năm 2008 đã giúp nước ta thu về giá trị lớn nhưng tới cuối năm 2008 và trong năm 2009 khi khủng hoảng kinh tế tác động lên thị trường nông sản thế giới kéo theo giá gạo cũng như các nông sản khác sụt giảm đã dẫn tới tình trạng mặc dù sản lượng xuất khẩu của Việt Nam 2009 rất cao nhưng giá trị thu về lại không bằng năm 2008. Một lý do khác là vì gạo Việt Nam có chất lượng không cao vì vậy giá thường ở mức thấp và dễ biến động.
Việt Nam có lợi thế trên thị trường gạo ở loại phẩm cấp trung bình, đối với gạo chất lượng cao và gạo thơm, nước ta đang thử nghiệm đưa vào sản xuất và xuất khẩu song vẫn chưa đạt kết quả tốt. Trong giai đoạn 2000-2009, các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam là châu Á (47%) trong đó, lớn nhất là Philippines, sau đó là Malaysia, Singapore, Đài Loan; châu Phi (26%), Trung Đông (11%).
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hiện có tới 205 doanh nghiệp đang tham gia xuất khẩu gạo. Trong số này, có 11 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất (chiếm tới 69%), 82 doanh nghiệp xuất dưới 1.000 tấn/năm, 41 doanh nghiệp xuất khoảng 200 tấn.
Cà phê
Theo số liệu thống kê của Tổ chức cà phê thế giới (ICO), từ năm 2000 lượng xuất khẩu của cà phê Việt Nam đã vượt Columbia để vươn lên trở thành nhà xuất
khẩu lớn thứ 2 cung cấp cà phê ra thị trường thế giới, chiếm tỷ trọng khoảng 15,3% thị trường cà phê thế giới trong giai đoạn 2000-2009. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân trong giai đoạn này là 25,4% cho mỗi năm. Trong đó, năm 2008, xuất khẩu cà phê đã đạt mức kỷ lục với kim ngạch 2,1 tỷ USD, gấp 4,2 lần so với năm 2000.
Tuy nhiên, là 1 trong 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp song đến nay, dù đã qua hàng chục năm phát triển, ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn trong tình trạng bán chuyên nghiệp, nhất là khi thị trường gặp khó khăn những yếu kém trong lĩnh vực này đã bắt đầu bộc lộ.
Là nước đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê nhưng Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài, với hơn 95% sản lượng được xuất khẩu, đặc biệt là phụ thuộc vào giá và tình hình giao dịch cà phê trên 2 sàn giao dịch ở London (Anh) và New York (Mỹ). Thị trường giao dịch hàng hóa nông sản trên thế giới có sự chi phối mạnh của các quỹ đầu tư và các nhà đầu cơ. Cà phê Robusta Việt Nam xuất khẩu chiếm thị phần lớn nhất và chủ yếu giao dịch ở thị trường London. Nhà đầu cơ ở London thường ép, không cho giá cà phê Việt Nam tăng lên. Hai năm 2008, 2009 khi thị trường nông sản thế giới nói chung và cà phê nói riêng xảy ra nhiều biến động thì giá trị xuất khẩu của cà phê Việt Nam cũng có những thay đổi đáng kể:
Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu 1,06 triệu tấn cà phê, giảm 13,8% so với năm 2007. Nhưng trị giá kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2008 đạt 2,11 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2007 (với 1,91 tỷ USD).
Năm 2009, tổng lượng xuất khẩu cả năm giảm đi 60 triệu tấn, chỉ giảm 6% so với năm 2008 nhưng do đơn giá xuất khẩu bình quân giảm 26,6% nên trị giá chỉ là 1,5 tỷ USD, giảm 29% so với năm trước.
Như vậy, trong hai năm 2008 và 2009, thị trường cà phê thế giới biến động bất thường khi tăng giá đột ngột vào năm 2008 và giảm nhanh chóng vào năm 2009 đã tác động trực tiếp lên xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn này.
Các nước nhập khẩu cà phê chính của Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2009 là Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Bỉ,…