Những giải pháp cần thực hiện sau khi cổ phần hóa

Một phần của tài liệu 5 Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 81)

Mục tiêu tài chính quan trọng nhất của công ty cổ phần là tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp và tối đa hoá giá trị cổ phần cho các cổ đông.Để đạt được điều đó các giải pháp cần thực hiện là:

3.2.1 Gii quyết mi quan h gia các bên có quyn li liên quan vi công ty c phn:

Xuất phát từ đặc điểm của công ty cổ phần là có sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý . Do đó để công ty cổ phần hoạt động hiệu quả, vấn đề đầu tiên là phải giải quyết được mối quan hệ giữa các bên có quyền lợi liên quan với công ty cổ phần.

Mt là, Quan h gia thành viên HĐQT và BKS vi công ty:

Điều lệ cần quy định khuôn khổ cho các mối quan hệ giữa các bên có quyền lợi liên quan của công ty, đồng thời phản ánh các mục tiêu thành lập. Các bên có quyền lợi liên quan chủ yếu bao gồm cổ đông, người quản lý, người lao

động và Hội đồng quản trị. Giao dịch với bên có liên quan có thể được chấp nhận nếu được thực hiện công khai và trên nguyên tắc bình đẳng. Tuy nhiên, giao dịch với bên liên quan, nếu không được thực hiện theo cách thức phù hợp, lại là nguồn rủi ro đối với các cổ đông thiểu số vì các giao dịch này về mặt tổng thể có thể gây bất lợi cho công ty và do đó làm mất giá trị cổ phiếu của cổ đông.

Để giảm thiểu rủi ro này các giao dịch phải được kiểm soát một cách đúng đắn.

Điều lệ công ty cần quy định cụ thể về việc thông qua các giao dịch với bên liên quan. Điều lệ nên nêu rõ cấp thẩm quyền nào có đủ quyền hạn thông qua một giao dịch loại này, loại biểu quyết nào là cần thiết để thông qua một giao dịch và quy định tỷ lệ tham dự khi thông qua các giao dịch này.

giao dịch với bên có liên quan không được quyền biểu quyết đối với mọi vấn đề

về từng giao dịch đó.

Một phương thức đơn giản để giảm thiểu rủi ro của giao dịch với bên liên quan là công bố thông tin đầy đủ về giao dịch và những xung đột lợi ích có thể

xảy ra. Một khi việc đó được thực hiện, nhiều khả năng là các bên sẽ thực hiện giao dịch theo nguyên tắc thị trường hơn là có lợi nghiêng về một trong các bên.

Điều lệ công ty cần quy định chi tiết việc thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát phải công bố về những lợi ích cá nhân lớn của họ trong mọi hợp

đồng hay giao dịch của công ty mà họđược yêu cầu tham gia biểu quyết.

Hội đồng quản trị có thể lập ra các tiểu ban hỗ trợ cho hoạt động của mình. Các tiểu ban có thể bao gồm: Tiểu ban chính sách phát triển, tiểu ban lương thưởng, tiểu ban nhân sự, tiểu ban kiểm toán nội bộ,...quy định rõ những hạn chế đối với thành viên Hội đồng quản trị. Mặc dù tập thể Hội đồng quản trị

có quyền đại diện cho công ty trong hầu hết các trường hợp, nhưng không một cá nhân thành viên Hội đồng quản trị nào có quyền đại diện bảo đảm hoặc thực hiện bất kỳ cam kết nào thay cho công ty. Việc đại diện một cá nhân nào đó nếu cần thiết phải được quy định rõ trong Điều lệ công ty, trong Biên bản họp HĐQT hoặc Đại hội đồng cổđông.

Hai là, Quan h gia người lao động vi công ty:

Người lao động là người trực tiếp thực hiện các định hướng, chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Để công ty hoạt động hiệu quả thì phải có chính sách hợp lý đối với người lao động. Cụ thể:

- Phải tạo môi trường làm việc ít “sâu bệnh” bằng giải pháp tăng cường tính minh bạch, mọi người làm việc với nhau cảm thấy vô tư, thoải mái, giảm sự

đố kỵ, ganh ghét, thay vào sự đoàn kết, thương yêu, chia sẻ học hỏi những kinh nghiệm của nhau từ các yếu tố dẫn đến thành công, thất bại trong quá trình làm việc.

- Phải xây dựng cơ chế trả lương công bằng động viên được người lao

động từ những chuyên gia cao cấp đến lao động phổ thông trong doanh nghiệp. - Có chính sách đãi ngộ để thu hút và giữ chân người tài phục vụ lâu dài cho doanh nghiệp.

- Quan tâm đến công tác đào tạo. Phải xem việc cập nhật kiến thức, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động là công việc thường xuyên của doanh nghiệp.

- Quan tâm đến các hoạt động đoàn thể trong doanh nghiệp như tổ chức

Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên,… Bởi vì hoạt động của các tổ chức này giúp cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp hơn.

Ba là, Quan h gia cổđông nhà nước vi công ty:

Cần làm rõ cơ chế đại diện sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, xóa bỏ

cơ chế chủ quản. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, tuy nhiên Tổng công ty cũng chỉ là người “canh” vốn, có nhiệm vụ

“bảo toàn vốn nhà nước” chứ không phải là người “đem lại hiệu quả”. Những vướng mắc về quản lý hành chính đã cơ bản được tháo gỡ, còn lại vẫn phụ thuộc vào việc tuyển chọn cũng như năng lực quản lý của cán bộ được cử diện sở hữu vốn nhà nước. Để việc quản lý cổ phần của nhà nước tại doanh nghiệp chuyên nghiệp, chấm dứt tình trạng tản mạn như hiện nay đề nghị:

- Nhà nước sớm ban hành cơ chế dành cho người giữ phần vốn nhà nước

Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ( SCIC) đã tiếp nhận vai trò chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa . Tuy nhiên vẫn chưa có cơ chế làm việc giữa Tổng công ty và người giữ phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thực tế Tổng công ty chỉ tiếp nhận người đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cử giữ phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Do đó những người này làm việc theo suy nghĩ của họ, chưa có cơ chế kiểm soát.

- Đề nghị nhà nước bán phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần:

Hiện nay, một số công ty cổ phần theo tiêu chí không thuộc diện nhà nước nắm cổ phần chi phối, có phần vốn nhà nước tham gia ít ( dưới 1 tỷ đồng) đề

nghị bán đấu giá để nhà nước thu hồi vốn về tập trung đầu tư các dự án trọng

điểm có sinh lời của nền kinh tế. Việc đầu tư dàn trãi như hiện nay làm giảm hiệu quả đồng vốn nhà nước.

3.2.2 Kim toán Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm:

Kiểm toán là công việc kiểm tra và xác nhận các thông tin tài chính được thực hiện bởi các kiểm toán viên chuyên nghiệp, độc lập nhằm nâng cao giá trị

pháp lý của các báo cáo tài chính giúp cho người sử dụng thông tin tài chính đã

được kiểm toán yên tâm hơn.

Đa số các công ty cổ phần trên địa bàn là công ty chưa niêm yết. Theo quy định hiện hành nhà nước chỉ khuyến khích các DN này kiểm toán Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm chớ không thuộc diện bắt buộc. Do đó đa số công ty cổ phần chưa kiểm toán. Mặt khác các thành viên ban kiểm soát lại kiêm nhiệm không có điều kiện giám sát toàn bộ hoạt động của công ty cũng như giám sát Báo cáo quyết toán tài chính của công ty.Từ đó các báo cáo của HĐQT trình

- Bắt buộc tất cả các công ty cổ phần phải kiểm toán Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm trước khi tổ chức Đại hội đồng cổđông thường niên.

- Báo cáo kiểm toán hàng năm là cơ sở pháp lý để cổ đông giám sát kết quả hoạt động của Ban điều hành và tình hình tài chính của công ty. Do đó nhà nước cần quy định nghiêm khắc tiêu chuẩn kiểm toán viên, điều kiện để thành lập và cơ chế giám sát của nhà nước đối với các Công ty kiểm toán độc lập,...

3.2.3 Công khai minh bch tình hình tài chính công ty c phn:

Báo cáo tài chính của công ty sau khi được kiểm toán phải được công khai minh bạch tại Đại hội đồng cổđông thường niên. Theo Luật Doanh nghiệp chưa quy định rõ các chỉ tiêu tài chính bặt buộc phải công khai minh bạch. Từ đó việc công khai minh bạch tình hình tài chính hàng năm của các công ty cổ phần ( nhất là các công ty cổ phần chưa niêm yết) chỉ mang tính hình thức. Do đó cổ đông cũng không thể hiểu được thực chất tình hình tài chính của công ty, không giám sát được hoạt động của ban điều hành và HĐQT. Từ đó dẫn đến mâu thuẫn về

lợi ích có thể xảy ra giữa nhà quản lý và cổ đông, các nhà quản lý có thể hành

động không vì lợi ích của cổ đông làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty cổ

phần.

3.2.4 V phân phi li nhun hàng năm ca công ty c phn:

Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành vấn đề phân phối lợi nhuận hàng năm do HĐQT trình Đại hội đồng cổ đông thường niên quyết định. Để bảo vệ quyền lợi cho tất cả các cổđông - đặc biệt là các cổđông nhỏ lẻ và cổđông là người lao

động nhà nước cần quy định mức khung để trích các quỹ từ lợi nhuận sau thuế

hàng năm để DNNN chủđộng đưa vào khi xây dựng khi dự thảo điều lệ. Bởi vì nếu không quy định tỷ lệ khung thì sẽ xảy ra tình trạng các cổ đông lớn biểu

quyết không chia cổ tức hàng năm trong vài năm liền nhằm thôn tính công ty và cổ đông nhỏ lẻ sẽ không chịu đựng nổi buộc lòng phải bán số cổ phần mà họ đang sở hữu. Phần lợi nhuận còn lại sau thuế: Đề nghị trích :

- Quỹ dự phòng tài chính : 5%.

- Quỹ Khen thưởng phúc lợi : 5%

- Chia cổ tức và trích quỹđầu tư phát triển: 90%. Trong đó:

Các công ty cổ phần có chiến lược mở rộng sản xuất kinh doanh có nhu cầu bổ sung vốn nhưng do quy mô vốn còn nhỏ khó phát hành cổ phần ra công chúng để huy động vốn thì nên chi cổ tức tối đa 30% lợi nhuận sau thuế, trích quỹđầu tư phát triển tối thiểu 60% lợi nhuận sau thuế. Các công ty cổ phần chưa có chiến lược mở rộng sản xuất kinh doanh nên chưa có nhu cầu bổ sung vốn thì nên chi cổ tức tối thiểu 60% lợi nhuận sau thuế, trích quỹđầu tư phát triển tối đa 30% lợi nhuận sau thuế.

3.2.5 V b sung vn điu l t các qu DN:

Các quỹ DN được trích từ lợi nhuận sau thuế là thuộc nguồn vốn của chủ

sở hữu ( cổ đông). Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp chưa quy định DN được tích luỹ các Quỹ DN gồm Quỹ dự phòng tài chính và QuỹĐầu tư phát triển đến mức nào. Do đó đa số các DN cứ trích và tích luỹ các quỹ mà không quan tâm đến việc bổ sung vốn điều lệ và bổ sung vốn góp cho các cổđông vì 2 lý do:

Mt là, Trong quá trình hoạt động Doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm về

tài sản tương ứng với mức vốn điều lệđã đăng ký.

Hai là, Doanh nghiệp trì hoãn việc bổ sung vốn cho các cổđông để không phải chịu áp lực về cổ tức phải trả cho cổđông hàng năm.

Ba là, Trong quá trình điều hành có gặp sự cố thì DN có thể dùng các quỹ

này để bù đắp.

Vì vậy cần quy định rõ mức tối đa mà DN được trích và tích luỹ từ lợi nhuận sau thuế. Trường hợp DN đã trích và tích luỹ quá mức tối đa theo quy

định thì phải bổ sung vốn điều lệ và phân phối cho các cổ đông theo tỷ lệ số cổ

phần họđang nắm giữ tương ứng.

Kết lun chương 3:

Để DNNN hoạt động hiệu quả sau cổ phần hoá thì nhà nước và doanh nghiệp phải có sự phối hợp tốt từ khâu xử lý tài chính DNNN trước cổ phần hoá, tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp, lập phương án cổ phần hóa đến khi phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng để huy động vốn.

Sau khi xử lý tài chính, DNNN phải đảm bảo là đã có tình hình tài chính lành mạnh. Việc đánh giá doanh nghiệp phải đảm bảo khách quan và tính đúng tính đủ các yếu tố cấu thành giá trị doanh nghiệp. Khi phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng để huy động vốn phải chọn Tờ báo được đông đảo công chúng quan tâm để có nhiều người tham gia đấu giá mua cổ phần.

Cuối cùng, Mục tiêu quan trọng nhất của công ty cổ phần là tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp và tối đa hoá giá trị cổ phần cho các cổ đông. Do đó, sau khi cổ phần hoá DNNN, doanh nghiệp cần xây dựng được cơ

chế hoạt động hợp lý, linh hoạt, đúng luật và hiệu quả nhằm giúp DNNN sau cổ

phần hoá nâng cao hiệu quả hoạt động.

Trong khuôn khổ của Luận văn, Học viên đề nghị 10 giải pháp cần thực hiện trước và sau cổ phần hoá.

Cổ phần hóa DNNN là một chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước Việt Nam, là giải pháp hữu hiệu nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả họat động của DNNN do xác định rõ chủ sở hữu đích thực của doanh nghiệp.

Quá trình cổ phần hoá các DNNN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã thực hiện đúng lộ trình theo Đề án sắp xếp và cổ phần hoá DNNN trên địa bàn đã được Chính phủ phê duyệt.

Các DNNN sau cổ phần hoá đã có những chuyển biến tích cực. Các doanh nghiệp đã huy động được nguồn vốn từ người lao động và nhà đầu tư bên ngoài vào hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua hình thức góp vốn cổ phần. Với cơ chế hoạt động linh hoạt của công ty cổ phần giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với khi còn là DNNN. Doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách và thu nhập của người lao động năm sau đều cao hơn năm trước.

Song cổ phần hóa không phải là “ liều thuốc bổ ” có thể làm “ hồi sinh” tất cả các DNNN. Thực tế vẫn còn một vài công ty cổ phần chưa thật sự chuyển biến, doanh nghiệp hoạt động như thời kỳ còn là DNNN.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN sau cổ phần hoá thì Nhà nước và doanh nghiệp cần phải có những giải pháp hữu hiệu trước và sau cổ phần hóa.

Chính trị Quốc gia.

2. PTS. Đòan Văn Hạnh (1998),“ Công ty c phn và chuyn DNNN thành Công ty c phn”, NXB Thống kê

3. Ngô Thắng Lợi (2004), Doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội

ở Việt Nam đến năm 2010, NXB Chính trị Quốc gia.

4.PGS.TS Ngô Quang Minh (2001), “Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mi DNNN”, NXB Chính trị Quốc gia.

5. PGS.TS Lê Văn Tâm (2004), “ C phn hoá và qun lý doanh nghip nhà nước sau c phn hoá ”, NXB Chính trị Quốc gia

6. Trần Ngọc Thơ (2005), “ Tài chính doanh nghip hin đại ”, NXB thống kê. 7.Quốc hội (2005) Luật Doanh nghiệp.

8. Hồ sơ xác định Giá trị doanh nghiệp của 24 DNNN được chuyển đổi sang công ty cổ phần trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Điều lệ 24 Công ty cổ phần trên địa bàn 9. Các văn bản pháp luật:

- Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần.

- Thông tư 104/1998/TT-BTC ngày 16/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính khi chuyển DNNN thành công ty cổ phần.

- Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ Về việc chuyển

Một phần của tài liệu 5 Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)