Thực trạng tài chính của DNNN sau CPH được thể hiện qua rất nhiều chỉ tiêu. Trong phạm vi của Luận văn, học viên chỉ tập trung phân tích đánh giá những chỉ tiêu tài chính có liên quan đến mục tiêu cổ phần hoá DNNN. Trong đó tập trung phân tích mục tiêu huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh; sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước; bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, người lao động và việc phân phối lợi nhuận hàng năm của công ty cổ phần.
2.3.1 Về huy động vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh :
Trong quá trình hoạt động, việc huy động thêm vốn xã hội để tăng quy mô về vốn của các công ty cổ phần còn nhiều hạn chế.
vốn để tăng vốn điều lệ. Tổng mức huy động vốn là 50.374 triệu đồng, làm cho tổng vốn điều lệ tại các công ty cổ phần tăng 27,69% so với thời điểm thành lập. Chưa có doanh nghiệp cổ phần hóa tham gia huy động vốn trên sàn giao dịch chứng khoán. Chưa có doanh nghiệp nào giảm quy mô vốn. Có 18 doanh nghiệp giữ nguyên quy mô vốn.
- Vốn nhà nước tại các công ty cổ phần giảm do nhà nước bán tiếp phần vốn nhà nước để tạo điều kiện cho người lao động, các nhà đầu tư bên ngoài tham gia mua thêm cổ phần. Tổng số vốn nhà nước bán tiếp trong 2-3 năm sau cổ phần hoá là 18.283 triệu đồng, làm cho vốn nhà nước tại các doanh nghiệp giảm 27,13% so với thời điểm thành lập.
- Trong tổng 6 doanh nghiệp có huy động thêm vốn sau cổ phần hoá có đến 4 doanh nghiệp không còn vốn nhà nước.
Bảng 2.4: Huy động vốn trong quá trình hoạt động:
ĐVT: Triệu đồng Vốn điều lệ Công ty cổ phần Thời điểm thành lập (1/1/2007) Chỉ tiêu Số lượng DN Tổng Vốn NN Tổng Vốn NN 1.Tăng quy mô vốn 6 45.921 15.878 96.295 12.270
2.Giảm quy mô vốn 0 0 0 0 0
3.Giữ nguyên quy mô vốn 18 136.000 51.491 136.000 36.816
Tổng cộng 24 181.921 67.369 232.295 49.086
Kết quả huy động vốn 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 Tổng Vốn nhà nước Tổng Vốn nhà nước Theo thời gian Q u y m ô v ố n Series1 2.3.2 Về sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước tại DN :
Sau cổ phần hóa, tiền vốn và tài sản của Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp dưới dạng cổ phần. Hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp được thể hiện qua kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nhìn chung, các DNNN sau CPH đều hoạt động hiệu quả. Đa số các công ty đều đổi mới phương thức quản lý buộc từng phòng ban phải làm việc cực lực hơn. Cơ chế khoán lương và chi phí hoạt động đến từng bộ phận là cơ chế được nhiều công ty cổ phần áp dụng rất hiệu quả.Thể hiện:
- Tổng doanh thu tại các công ty cổ phần năm 2006 là 1.898 tỷ đồng, tăng 0,92% so với trước cổ phần hoá. Trong khi đó, lợi nhuận đạt 39,446 tỷđồng tăng 125,11% so với trước cổ phần hoá.
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bình quân tại các công ty cổ phần năm 2006 là 2,08%, tăng hơn 2 lần so với năm trước cổ phần hoá.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân tại các công ty cổ phần năm 2006 là 19,55%, tăng hơn 2 lần so với năm trước cổ phần hoá.
còn thấp. Trong 24 DNNN đã CPH trong năm 2006 có 1 doanh nghiệp hòa vốn, 1 doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trên vốn dưới 5%, 4 doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trên vốn từ 6-8% ( thấp hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng). Đó là những doanh nghiệp chưa tìm được mặt hàng sản xuất kinh doanh chiến lược, chậm thay đổi phương thức quản lý.
Bảng 2.5: Kết quả sản xuất kinh doanh ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm trước CPH Năm 2006 Tăng/giảm 1. Doanh thu: 1.880.498 1.897.889 0,92% + DN còn vốn NN 833.292 859.301 3,12% + DN hết vốn NN 1.047.206 1.038.588 -0,82% 2. Lợi nhuận: 17.523 39.446 125,11% + DN còn vốn NN 15.006 20.386 35,85% + DN hết vốn NN 2.517 19.060 657,25% 3. Vốn chủ sở hữu: 188.308 201.795 7,16% + DN còn vốn NN 136.273 122.395 -10,18% + DN hết vốn NN 52.035 79.400 51,80% 4.Tỷ suất LN/DT: 0,93% 2,08% 123,05% + DN còn vốn NN 1,8% 2,37% 31,74% + DN hết vốn NN 0,24% 1,84% 663,53% 5. Tỷ suất LN/VCSH 9,31% 19,55% 110,06% + DN còn vốn NN 11,01% 16,66% 51,26% + DN hết vốn NN 4,84% 24,01% 398,84%
DNNN sau CPH được chính xác hơn ta cần phân tích các chỉ tiêu trên theo 2 nhóm doanh nghiệp gồm những DNNN còn vốn nhà nước và những DNNN hết vốn nhà nước.Trong tổng 24 DNNN được cổ phần hóa đến năm 2006 có 15 doanh nghiệp còn vốn nhà nước, 9 doanh nghiệp hết vốn nhà nước.
Qua bảng số liệu cho thấy các DNNN sau cổ phần hóa hết vốn nhà nước hoạt động có hiệu quả vượt trội so với DNNN sau cổ phần hóa còn vốn nhà nước.Thể hiện mặc dù doanh số của các Doanh nghiệp này giảm 0,92% so với trước cổ phần hóa nhưng lợi nhuận tăng đến 657,25%, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng 663,53% và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng 398,84%. Trong khi đó doanh thu của các Doanh nghiệp còn vốn nhà nước tăng 3,12% so với trước cổ phần hóa nhưng lợi nhuận chỉ tăng 35,85%, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chỉ tăng 31,74% và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chỉ tăng 51,26%.
Trong công ty cổ phần có sự phân định giữa người chủ ( cổđông ) và nhà quản lý (Giám đốc) do đó các cổđông tại các DNNN cổ phần hóa không thể tin tưởng hoàn toàn vào các báo cáo tài chính hàng năm của công ty cổ phần do Ban Giám đốc công ty báo cáo. Câu hỏi đặt ra là tại sao các DNNN sau cổ phần hóa hết vốn nhà nước hoạt động hiệu quả vượt trội; tại sao các DNNN sau cổ phần hóa còn vốn nhà nước hoạt động hiệu quả không bằng. Thực tế, các cổ đông thì không thể tham gia tìm hiểu và phân tích hiệu quả hoạt động của Công ty, Ban kiểm soát được bầu ra hoạt động kiêm nhiệm là chủ yếu thường chỉ giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và HĐQT, báo cáo quyết toán tài chính của công ty thì đa phần chưa được kiểm toán ( do Luật pháp chưa bắt buộc).Từ đó làm phát sinh quyền của nhà quản lý quá lớn và cổđông không
của công ty.
2.3.3 Về bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người lao động:
Quá trình cổ phần hoá DNNN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đạt được mục tiêu bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.
- Người lao động : Công ty cổ phần có cơ chế hoạt động linh hoạt, người lao động được khoán lương, chi phí và có chế độ đãi ngộ thích đáng nên luôn phấn đấu tăng năng suất lao động để tăng thu nhập.
- Doanh nghiệp: Vốn hoạt động của công ty cổ phần là do các cổđông góp nên công ty luôn chịu áp lực về chi trả cổ tức hàng năm và bảo tồn và phát triển vốn cho các cổđông. Do đó doanh nghiệp phải phấn đấu hoạt động hiệu quả cao.
- Nhà nước: Hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả, người lao động tăng thu nhập là 2 nhân tố dẫn đến tăng nguồn thu ngân sách từ các doanh nghiệp.
Từ năm 2000 đến nay, Tỉnh Tiền giang đã cổ phần hoá được 24 DNNN, đa số các công ty cổ phần đều hoạt động hiệu quả. Doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách và thu nhập của người lao động năm sau cao hơn năm trước.
Bảng 2.6: Lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động
Chỉ tiêu Tỷ lệ tăng trưởng 1. Doanh thu tăng bình quân:
2. Lợi nhuận trước thuế tăng bình quân
3. Tỷ suất Lợi nhuận trên vốn/năm tăng bình quân 4. Nộp ngân sách tăng bình quân
5. Năng suất lao động tăng bình quân 6. Thu nhập người lao động tăng bình quân
8,83% /năm 27,08%/năm 10,21% 9,66%/năm 16,39%/năm 12,96%/năm
Theo Điều lệ hoạt động của các Công ty cổ phần thì việc phân phối lợi nhuận còn lại sau thuế phải được thông qua Đại hội đồng cổ đông thường niên. Lợi nhuận sau thuế được dùng để chia cổ tức cho các cổ đông và trích lập các quỹ doanh nghiệp.Công ty cổ phần có chính sách phân phối lợi nhuận hợp lý sẽ tạo động lực tích cực cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động.
* Chia cổ tức hàng năm:
Đa số các công ty cổ phần chưa đưa ra tiêu chí cụ thể cho việc phân chia cổ tức hàng năm.Hình thức chia cổ tức là chi bằng tiền mặt,chưa có doanh nghiệp chia cổ tức dưới hình thức chia cổ phiếu cho cổđông.
Trong năm 2006, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty dao động với biên độ khá lớn từ 0% đến 60% . Tuy nhiên các công ty cổ phần chỉ chia cổ tức ở mức từ 0% đến 25% là tối đa. Các công ty cổ phần thường chọn tỷ lệ chi cổ tức từ 12%-15% ( cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng một chút).
* Trích lập các quỹ doanh nghiệp:
Phần lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế và chia cổ tức cho cổ đông, công ty dùng để trích các quỹ doanh nghiệp như quỹ Dự trữ bắt buộc, quỹĐầu tư phát triển, quỹ Khen thưởng phúc lợi. Đa số các doanh nghiệp không quy định tỷ lệ phân chia cho từng loại quỹ. HĐQT căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị để đề xuất mức trích của từng quỹ.
Quỹ khen thưởng và phúc lợi được dùng để chi khen thưởng và phúc lợi cho người lao động. Nguồn quỹ này được trích và sử dụng hết trong năm. Riêng quỹ Dự trữ bắt buộc và quỹ Đầu tư phát triển thì doanh nghiệp trích và dùng để bổ sung nhu cầu vốn hoạt động. Tại một số doanh nghiệp có vốn điều lệ thấp thì số dư 2 quỹ này đã hơn vốn điều lệ nhưng các công ty vẫn sử dụng mà không phải tốn phí ( vì không phải trả cổ tức cho khoảng vốn được bổ sung này).
Trong chương này, học viên phát thảo bức tranh tổng thể về công tác cổ phần hoá DNNN và hoạt động của DNNN sau cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Rà soát lại các vấn đề có liên quan về xử lý tài chính DNNN trước cổ phần hoá, xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án cổ phần hóa và phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng khi cổ phần hoá DNNN. Tiến hành phân tích đánh giá những chỉ tiêu tài chính có liên quan đến mục tiêu cổ phần hóa DNNN. Trong đó tập trung phân tích mục tiêu huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh; sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước; bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, người lao động và cuối cùng là việc phân phối lợi nhuận hàng năm.
Nhìn chung, Tiến trình cổ phần hóa các DNNN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là thành công. Các tồn đọng về tài chính của doanh nghiệp được xử lý, kết quả xác định giá trị doanh nghiệp được thị trường chấp nhận và thu hút được người lao động và các cổ đông bên ngoài hưởng ứng mua cổ phần. Sau cổ phần hóa đa số các DNNN đều hoạt động hiệu quả hơn trước. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số trường hợp DNNN sau cổ phần hóa hoạt động có hiệu quả thấp. Trong đó có những nguyên nhân phát sinh từ trước cổ phần hóa từ khâu xử lý tài chính, đến khâu xác định giá trị doanh nghiệp và phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng để huy động vốn. Sau cổ phần hóa một số công ty cổ phần chưa xây dựng được cơ chế hoạt động và kiểm soát hợp lý làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là cơ sở thực tiễn để Học viên đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN sau cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ở chương 3.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HOÁ
Tiến trình cổ phần hóa các DNNN trên địa bàn Tiền Giang đã đạt được kết quả ban đầu khá khả quan, đến cuối năm 2007 toàn tỉnh đã cổ phần hóa được 25 DNNN trên tổng số 30 DNNN phải cổ phần hoá theo Đề án sắp xếp DNNN trên
địa bàn đã được Chính phủ phê duyệt.
Nhìn chung, sau cổ phần hóa các doanh nghiệp đều hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn so với khi còn là DNNN. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt
động của một số công ty cổ phần còn thấp.
Qua phân tích ở chương 2 cho thấy hiệu quả hoạt động của DNNN sau cổ
phần hoá phụ thuộc nhiều nhân tố. Trong đó có những nhân tố phát sinh từ tiến trình cổ phần hoá DNNN, có những nhân tố phát sinh sau khi DNNN chuyển sang công ty cổ phần. Để rút kinh nghiệm cho các DNNN chuẩn bị cổ phần hóa và tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN sau cổ
phần hoá trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Học viên đề nghị 10 giải pháp cần thực hiện trước và sau cổ phần hoá như sau:
3.1 Những giải pháp cần thực hiện trước khi cổ phần hóa:
Trong giai đoạn này sau khi hoàn chỉnh các bước và tiến hành bán cổ phần lần đầu ra công chúng yêu cầu đặt ra là doanh nghiệp phải thu hút được nhà đầu tư mua cổ phần lần đầu và đạt được cơ cấu cổ đông hợp lý, phù hợp với điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để đạt được yêu cầu trên thì quá trình cổ phần hoá DNNN phải đảm bảo
đạt được các vấn đề sau:
- Doanh nghiệp phải có vốn điều lệ, tỷ trọng vốn nhà nước tham gia và thời hạn hoạt động hợp lý.
- Doanh nghiệp phải lựa chọn đúng nhà đầu tư chiến lược.
- Cuối cùng là Tổ chức bán cổ phần lần đầu ra công chúng thành công. Các giải pháp cần thực hiện trong giai đoạn này là:
3.1.1 Hoàn thiện công tác xác định giá trị doanh nghiệp:
Xác định giá trị doanh nghiệp chính xác là nhân tố quan trọng ảnh hưởng
đến việc bán cổ phần lần đầu cho người lao động và nhà đầu tư bên ngoài.
Để công tác định giá được nhanh chóng và chính xác cần quan tâm :
* Tầm quản lý vĩ mô:
Một là, Nhà nước sớm ban hành bổ sung hệ thống các văn bản hướng dẫn việc xác định chất lượng còn lại của tài sản để làm cơ sở cho việc định giá như
các phương pháp hoặc tiêu chuẩn cụ thể hơn để xác định hao mòn tài sản cố định, phương pháp xác định giá trị quyền sử dụng đất, đặc biệt là giá trị hao mòn vô hình của các thiết bị, lợi thế doanh nghiệp, giá trị thương hiệu.Bởi vì thời gian qua khi định giá DN các yếu tố trên còn mang tính chất định tính.
Hai là, Nhà nước sớm ban hành cơ chế giám sát các tổ chức định giá bởi các lý do:
- Giá trị doanh nghiệp là giá để người mua và người bán đều có thể chấp nhận và phụ thuộc yếu tố khách quan của người định giá.
- Quá trình cổ phần hóa DNNN nhà nước cho phép Giám đốc công ty thành lập tổ giúp việc cho Ban đổi mới doanh nghiệp, họ là người được hưởng lợi trực tiếp từ việc định giá vì họ cũng là người tham gia mua cổ phần và trực tiếp làm việc tại công ty sau cổ phần hóa. Do đó họ sẽ có khuynh hướng đưa giá trị doanh nghiệp xuống thấp. Đa số các doanh nghiệp lựa chọn Giá trị doanh