Trong Công ty cổ phần có sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý. Sự mâu thuẫn giữa mục tiêu của các cổ đông và các nhà quản lý đã tạo nên những vấn đề về người chủ- người đại diện. Các cổ đông là người chủ, các nhà quản lý chuyên nghiệp là người đại diện cho họ. Các cổđông sẽ yêu cầu các nhà quản lý làm sao để gia tăng giá trị của công ty nhưng các nhà quản lý có thể tự
rút lui khỏi những công việc nặng nhọc này hoặc có thể thu vén cho cá nhân để
làm giàu.
* Các chi phí đại diện xuất hiện khi:
+ Các nhà qủan lý không cố gắng thực hiện nhiệm vụ tối đa hóa giá trị
công ty.
+ Các cổđông sẽ gánh chịu phí tổn để kiểm sóat ban quản lý . * Chi phí đại diện bao gồm:
+ Chí phí ràng buộc: Là tiền lương, thưởng phải chi trả cho nhà qủan lý để
phục vụ chủ sở hữu.
+ Thiệt hại phụ trội: Nhà qủan lý không có cổ phần nên trong quá trình
điều hành hoạt động của công ty không tránh khỏi khả năng nhà quản lý sẽ tạo thu nhập cho chính họ .
Dĩ nhiên sẽ không có chi phí nào khi các cổ đông đồng thời cũng là nhà quản lý. Đây cũng chính là thuận lợi của lọai hình công ty tư nhân: người chủ và người quản lý không có mâu thuẫn về lợi ích. Trong công ty cổ phần được cổ
phần hoá từ DNNN chắc chắn sẽ phát sinh chi phí đại diện.Các công ty cổ phần còn phần vốn nhà nước thì chi phí đại diện sẽ cao hơn chi phí đại diện tại các công ty cổ phần không còn vốn nhà nước. Bởi vì tại các công ty cổ phần không còn vốn nhà nước thì cổđông đồng thời cũng là nhà quản lý, các công ty cổ phần còn vốn nhà nước thì phải tốn chi phí đại diện - nhất là khoản thiệt hại phụ trội do nhà quản lý không có cổ phần hoặc có cổ phần nhưng quá ít không đáng kể
nên trong quá trình điều hành họ sẽ thu vén cho cá nhân họđể làm giàu.
1.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN sau CPH: * Về huy động vốn:
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thì yếu tố không thể thiếu
được là vốn. Vốn là nhân tố quan trọng là chìa khóa của sự thành công của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có cơ cấu huy động vốn hợp lý sẽ có chi phí sử
dụng vốn thấp nhất và mang lại hiệu quả cao nhất.
Các hình thức huy động vốn trong công ty cổ phần là phát hành cổ phần
để huy động vốn, phát hành trái phiếu.
* Về tỷ suất lợi nhuận:
- Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu:Chỉ tiêu này nói lên 1 đồng doanh thu tạo ra
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận ròng/ Doanh thu thuần
- Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần: Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của 1 đồng vốn bỏ ra đểđầu tư vào công ty.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần = Lợi nhuận ròng/ Vốn cổ phần
* Về Phân phối lợi nhuận:
Giải Nobel kinh tế của Miller và Modigliani ( 1961) về chính sách phân phối, cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp đưa ra kết quả nghiên cứu là giá trị
một doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của ba quyết định tài chính là Quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định chi trả cổ tức.
Chính sách cổ tức ấn định mức lợi nhuận của công ty được đem ra phân phối như thế nào. Lợi nhuận sẽ được giữ lại để tái đầu tư cho công ty hay được chi trả cho các cổđông. Lợi nhuận giữ lại là một nguồn vốn quan trọng cho việc tài trợ vốn cổ phần cho khu vực tư nhân. Mặc dù việc phân chia giữa phát hành cổ phần mới và lợi nhuận giữ lại có xu hướng thay đổi theo thời gian.Nhưng lợi nhuận giữ lại luôn được xem là nguồn vốn cổ phần quan trọng hơn là phát hành cổ phần mới. Bởi vì: một mặt lợi nhuận giữ lại có thể được dùng để kích thích tăng trưởng lợi nhuận tương lai và do đó có thể ảnh hưởng đến giá trị cổ phần tương lai. Mặt khác, cổ tức cung cấp cho các cổ đông một lợi nhuận hữu hình thường xuyên.
Có nhiều yếu tố kết hợp để ấn định chính sách cổ tức của một doanh nghiệp.Vấn đề này luôn bị ràng buộc bởi các hạn chế pháp lý: Hầu hết các quốc gia ( kể cả Việt Nam ) đều có luật điều tiết chi trả cổ tức của một doanh nghiệp
đăng ký hoạt động ở quốc gia đó. Về cơ bản các luật này quy định như sau: - Không thể dùng vốn của một doanh nghiệp để chi trả cổ tức.
- Không thể chi trả cổ tức khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Các tranh luận về chính sách cổ tức:
Thực tế chứng minh chính sách chi trả cổ tức cao thể hiện sự lạc quan của nhà quản trị về lợi nhuận và do đó tác động đến giá cổ phần. Vậy quyết định chính sách cổ tức có làm thay đổi giá trị cổ phần hay không? Hay đơn giản chỉ
cung cấp tín hiệu cho giá trị cổ phần.
Một đặc điểm của kinh tế học là nó luôn luôn có thể dung hòa không chi hai mà còn ba quan điểm trái ngược nhau. Và đặc trưng này cũng đúng cho các tranh luận về chính sách phân phối lợi nhuận.
- Trường phái hữu khuynh bảo thủ tin rằng sự gia tăng trong tỷ lệ chi trả
cổ tức sẽ làm gia tăng giá trị doanh nghiệp.
- Trường phái tả khuynh tin rằng sự gia tăng trong tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ
làm giảm giá trị doanh nghiệp.
- Trường phái trung dung lại cho rằng chính sách cổ tức không tác động gì
đến giá trị doanh nghiệp.
Kết luận chương 1:
Trong chương này, học viên trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về công ty cổ phần, sự cần thiết phải cổ phần hoá DNNN, các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO về DNNN và cổ phần hoá DNNN.
Các vấn đề về tài chính liên quan đến cổ phần hoá DNNN như xử lý tài chính trước cổ phần hoá, xác định giá trị doanh nghiệp và tổ chức bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả DNNN sau CPH được nghiên cứu và hệ thống làm cơ sở cho phân tích thực trạng hoạt động của các DNNN sau cổ phần hóa ở chương 2.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CỔ PHẦN HÓA DNNN
VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÀI CHÍNH CỦA DNNN TRƯỚC VÀ SAU CỔ PHẦN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
2.1 Thực trạng công tác CPH và hoạt động DNNN sau CPH trên địa bàn:
2.1.1 Thực trạng công tác CPH DNNN trên địa bàn: * Đặc điểm DNNN trên địa bàn:
Các DNNN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được hình thành từ những năm 1980 và phát triển tràn lan. Huyện nào, ngành nào cũng có DNNN nhưng có quy mô vốn nhỏ, có trình độ công nghệ, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất lạc hậu so với thế giới, khu vực và ngay cả so với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước. Trình độ và năng lực của Giám đốc có hạn không cập nhật kịp tiến bộ của khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế theo kiểu hành chánh, thiếu khả năng thích ứng với nền kinh tế thị trường. Lao động phổ thông là chủ yếu, đa số người lao động lớn tuổi đã có thời gian gắn bó lâu dài với công ty, thường giữ vị trí trưởng phó các bộ phận nên đã ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động công ty. Tuy nhiên để thay đổi thì rất khó.
Giống như các tỉnh khác, DNNN trên địa bàn Tiền Giang bị gò bó bởi nhiều quy chế xuất phát từ quyền sở hữu của nhà nước nên không chủ động trong điều hành sản xuất kinh doanh. Sự độc quyền của các DNNN được pháp luật bảo vệ. Tất cả những cái đó đã đánh mất động lực kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN làm kết quả hoạt động của doanh nghiệp còn thấp, chưa tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Theo khảo sát của Sở Kế hoạch và đầu tư trước khi tiến hành cổ phần hoá các DNNN trên địa bàn vào năm 2000 thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân của các
suất tiền gửi ngân hàng), có doanh nghiệp tỷ suất lợi nhuận trên vốn chỉ đạt 2- 3% năm, thậm chí có doanh nghiệp bị lỗ.
* Tiến trình CPH DNNN trên địa bàn:
Thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW của Hội nghị lần thứ ba ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX ngày 24/9/2001 về việc “ Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”, Tỉnh ủy Tiền Giang đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/12/2001 về việc “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước theo nội dung Nghị quyết Trung ương 3 ( khoá IX)”. Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng Đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 26/2/2003. Theo đề án toàn tỉnh có 32 DNNN, tỉnh sẽ tiến hành cổ phần hoá 30 doanh nghiệp, chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên 02 doanh nghiệp.
Để tiến trình cổ phần hoá DNNN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được nhanh chóng và thuận lợi, Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp phân DNNN thành 2 nhóm doanh nghiệp :
Nhóm 1: Các DNNN hoạt động sản xuất kinh doanh: Toàn tỉnh có 26 doanh nghiệp.
- Từ năm 2000 đến năm 2005 cổ phần hoá được 24 doanh nghiệp. - Năm 2007 cổ phần hoá được 01 doanh nghiệp.
- Năm 2008 đang tiến hành cổ phần hoá 01 doanh nghiệp.
Nhóm 2: Các DNNN hoạt động công ích: Toàn tỉnh có 04 doanh nghiệp. - Năm 2009 dự kiến cổ phần hoá 02 doanh nghiệp.
- Năm 2010 dự kiến cổ phần hoá 02 doanh nghiệp.
phương pháp tài sản là chủ yếu. Riêng tại 2 DNNN thuộc ngành khảo sát thiết kế là chọn phương pháp dòng tiền chiết khấu do doanh nghiệp không có tài sản để định giá. Kết quả định giá các doanh nghiệp đều được thị trường chấp nhận thể hiện ở chỗ đa số các DNNN CPH đều bán được cổ phần khi phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng, chỉ một trường hợp bán đấu giá không thành và Nhà nước phải tăng tỷ trọng phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Đó là trường hợp bán đấu giá không thành tại Công ty Xây dựng Tiền Giang do đặc thù của Công ty là chỉ tham gia xây dựng các công trình nhà nước, công nợ phải thu cao.Kết quả là không bán được cổ phần, tỷ trọng vốn nhà nước tại công ty là 62,86%, người lao động mua ưu đãi là 28,69%, chỉ bán ra ngoài được 8,46% tương đương 761 triệu đồng.
Hai là, Các DNNN trên địa bàn có quy mô vốn nhỏ nên Tiền Giang chọn phương pháp tự định giá là chủ yếu. Trong quá trình định giá có sự phối hợp tốt giữa Doanh nghiệp và Tổ chuyên viên giúp việc là các chuyên viên được trưng dụng tại các Sở ban ngành của Tỉnh. Chỉ có 3 trường hợp DNNN đủ điều kiện theo quy định nên bắt buộc phải thuê Tổ chức có chức năng định giá.
2.1.2 Thực trạng hoạt động DNNN sau cổ phần hoá trên địa bàn: * Đặc điểm DNNN sau cổ phần hoá:
Hoạt động của DNNN sau CPH còn mang đậm nét đặc trưng của một DNNN. Đa số các Giám đốc, phó Giám đốc và kế toán trưởng giữ nguyên chức vụ sau khi DN chuyển đổi thành công ty cổ phần. Lãnh đạo DN không thay đổi thì tư duy, trình độ quản lý và điều hành DN cũng ít có khả năng thay đổi, do đó việc quản trị tài chính của các DNNN sau CPH không có thay đổi đáng kể so với trước. Đa số các công ty cổ phần thiếu nhà đầu tư chiến lược có thể tạo ảnh
chẳng khác gì DNNN.
Tình trạng “ bình mới, rượu cũ ” đã đặt các cổ đông vào tình trạng rủi ro pháp lý cao. Khi là DNNN nếu Ban Giám đốc vi phạm thì bị xử lý hành chính như cho thôi giữ chức vụ hay chuyển công tác nhưng DN vẫn tồn tại với Ban điều hành mới. Khi DN là công ty cổ phần thì sai lầm của Ban quản lý thì cổ đông phải trả giá vì giá trị cổ phiếu mà họ đang nắm giữ sẽ bị giảm, thậm chí có thể bị mất toàn bộ giá trị.
Sau khi chuyển đổi sở hữu, các doanh nghiệp đã tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, việc quản lý công ty thuộc Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Với phương thức quản lý mới, đa số các doanh nghiệp đều có chuyển biến tích cực, chủđộng trong hoạt động sản xuất kinh doanh; sắp xếp bố trí lại lao động hợp lý hơn, đồng thời cải tiến chế độ tiền lương và tiền thưởng nhằm khuyến khích người lao động. Doanh nghiệp hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và các cổđông về kết quả sản xuất kinh doanh.Việc kiểm tra giám sát của các cổ đông tại doanh nghiệp cổ phần hoá đòi hỏi công ty phải công khai minh bạch về tình hình tổ chức hoạt động và tài chính. Đây là điều kiện để phát huy quyền làm chủ doanh nghiệp của cổđông và góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ tại doanh nghiệp.
* Cơ chế hoạt động DNNN sau cổ phần hoá:
Thực trạng cơ chế hoạt động của công ty cổ phần được thể hiện qua các kỳ Đại hội đồng cổđông, hoạt động của HĐQT, BKS và Giám đốc công ty.
Đại đồng hội cổ đông:
Đại hội cổ đông là cơ quan tối cao của công ty cổ phần quyết định việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, quyết định các chiến lược đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhưng thực
Đại hội thường diễn ra như kế hoạch của Ban tổ chức. Tài liệu báo cáo tại Đại hội cũng không được gửi trước cho cổ đông theo như luật định và cổđông cũng không yêu cầu. Thường cổ đông chỉ quan tâm mức chi cổ tức hàng năm là bao nhiêu, cổ đông đến dự đại hội thường không có ý kiến gì. Do đó, Đại hội không có cơ hội tìm được ý tưởng gì mới từ cổ đông cho phương hướng hoạt động của công ty trong những năm tiếp theo. Báo cáo kết quả thực hiện của năm tài chính hiện tại đều được chấp thuận và thường là không có ý kiến chất vấn của cổđông tại đại hội. Tất cả đều giao phó cho Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát.
Hội đồng Quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan tối cao quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổđông. Đa số các thành viên HĐQT tại các công ty cổ phần đều là kiêm nhiệm và các thành viên trực tiếp chủ yếu là Ban Giám đốc và kế toán trưởng đang làm việc tại công ty cổ phần.
Tại một số công ty cổ phần HĐQT chưa xây dựng được quy chế làm việc, hoặc nếu có cũng chỉ là hình thức. Do đó mọi việc hoạt động của công ty do Giám đốc định đoạt, HĐQT chỉđược thông qua để đúng thủ tục, cơ chế của một công ty cổ phần. Đây là mô hình phổ biến của các công ty cổ phần Giám đốc