Các cam kết có liên quan đến DNNN và CPH DNNN

Một phần của tài liệu 5 Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 28 - 30)

Nam khi gia nhp WTO:

Theo Báo cáo Tóm tắt cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về các vấn đề

có liên quan đến DNNN và CPH DNNN, Việt Nam cam kết:

- Đối với DNNN, doanh nghiệp thương mại nhà nước, cam kết trong lĩnh vực này là nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt dộng DNNN. Tuy nhiên, nhà nước với tư cách là một cổ đông được can thiệp bình

- Đại diện của Việt Nam xác nhận Việt Nam sẽ đảm bảo tính minh bạch tối đa của các chương trình tư nhân hóa và cổ phần hóa đang thực hiện của mình, và để thực hiện mục tiêu này, kể từ thời điểm gia nhập WTO, Việt Nam sẽ cung cấp cho các thành viên WTO báo cáo thường niên về tình trạng chương trình cổ

phần hoá ở Việt Nam và tình trạng cải cách các doanh nghiệp được cổ phần hóa trong đó Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần kiểm soát chừng nào chương trình tư

nhân hóa và cổ phần hóa còn tồn tại.

- Đối với các công ty cổ phần không còn vốn nhà nước, Nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý nhà nước, không can thiệp vào các công việc nội bộ của công ty. Đối với các công ty mà Nhà nước sở hữu toàn bộ hoặc một phần, Nhà nước có quyền và nghĩa vụ như mọi cổ đông khác tùy theo tỷ lệ vốn sở hữu của mình trong tổng vốn điều lệ của công ty. Nhà nước không trực tiếp bổ nhiệm các vị trí quản lý tại các công ty cổ phần. Việc bổ nhiệm này thuộc thẩm quyền của

Đại hội Cổđông, Hội đồng Quản trị hoặc Giám đốc/Tổng giám đốc công ty dù là công ty cổ phần có hay không có cổ phần chi phối của Nhà nước. Đối với công ty cổ phần có vốn của Nhà nước chiếm trên 10% số cổ phần thì Nhà nước với tư

cách của một cổ đông đề cử người để Đại hội Cổ đông bầu vào Hội đồng Quản trị. Trường hợp không được Đại hội Cổ đông bầu thì Nhà nước sẽ không có người tham gia vào Hội đồng Quản trị. Đại diện Nhà nước được bầu vào Hội

đồng quản trị sẽ báo cáo tình hình hoạt động của công ty cho người cử mình làm

đại diện.Công ty cổ phần không phải báo cáo cho bộ quản lý chuyên ngành, chỉ

thực hiện chếđộ báo cáo như các công ty khác.

- Đại diện của Việt Nam giải thích là các công ty được cổ phần hóa sẽ hoạt

động theo Luật Doanh nghiệp và được điều hành bởi Đại hội đồng cổđông. Hội

Quản trị chỉ định. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua bằng cách bỏ phiếu trong các kỳ họp hoặc bằng văn bản cho ý kiến (Điều 104 của Luật Doanh nghiệp năm 2005). Cổ đông nắm giữ từ 10% cổ phiếu thông thường trở lên trong một thời hạn ít nhất là sáu tháng, dù là cá nhân hay một nhóm người, được phép chỉ định một đại diện tham gia vào Hội đồng Quản trị, được yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổđông, và được nhận bản sao và trích lục danh sách các cổđông được phép tham gia vào các kỳ họp Đại hội đồng cổ đông. Đại diện của Việt Nam lưu ý rằng người lao động hoặc đại diện của họ đã tham gia vào công tác quản lý của một số công ty cổ phần lớn.

- Đại diện của Việt Nam lưu ý rằng Việt Nam đang tiến hành chương trình “cổ phần hoá”, tức là việc chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhằm cơ cấu lại, củng cố và tăng cường hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước. Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước trong một công ty cổ phần không được ấn

định và do vậy có thể thay đổi. Tiến trình cổ phần hóa hướng tới đa sở hữu, trong

đó có sở hữu của Nhà nước và của người lao động và cổ phần hóa được thực hiện với sự quan tâm đến quyền lợi của người lao động.

Thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng và những cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã tích cực sắp xếp, đổi mới DNNN, tính đến hết năm 2007, cả nước

đã sắp xếp được 5.366 doanh nghiệp, trong đó CPH là 3.756 doanh nghiệp. Tiền Giang cổ phần hoá được 25 DNNN ( đạt trên 80% kế hoạch).

Một phần của tài liệu 5 Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 28 - 30)