Tổ chức bán cổ phần lần đầu ra công chúng

Một phần của tài liệu 5 Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 57 - 61)

* Các hình thc huy động vn:

Sau khi xác định được giá trị doanh nghiệp và giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, doanh nghiệp phải xây dựng được phương án huy động vốn để phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng.

Thực tế, quá trình cổ phần hoá DNNN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang chọn 3 hình thức huy động vốn:

Hình thức thứ 1: Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp:

Đây là hình thức phổ biến được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp do xuất phát từ thực trạng các DNNN trên địa bàn hoạt động hiệu quả thấp, chưa tương xứng với nguồn vốn nhà nước đã đầu tư tại doanh nghiệp. Thay đổi phương thức quản lý trong doanh nghiệp là yêu cầu bức thiết đối với các doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hoá. Do đó Tỉnh chọn hình thức bán một phần giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp là hình thức chủ yếu khi tiến hành cổ phần hoá DNNN. Đến nay tỉnh đã thực hiện cổ phần hoá theo hình thức này tại 20 doanh nghiệp trên tổng số 24 DNNN đã cổ phần hoá.

Trong số những doanh nghiệp đã CPH, có những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, các nhà đầu tư là thành viên Hội đồng quản trị và người lao động cũng là cổ đông có nguyện vọng gắn bó lâu dài với công ty thì Nhà nước tiếp tục bán phần vốn nhà nước còn lại tại doanh nghiệp. Đến nay đã có 6 doanh nghiệp tiếp tục bán hết phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau 2-3 năm chuyển đổi.

phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn:

Tỉnh áp dụng hình thức này tại một DN là công ty cổ phần Dầu thực vật Tiền Giang. Tại thời điểm cổ phần hoá, công ty có khoản nợ khó đòi phải xử lý là 5.184 triệu đồng đã làm giá trị phần vốn nhà nước tại DN sau khi định giá chỉ còn 2.649 triệu đồng. Do đó công ty phải phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn. Theo phương án CPH vốn điều lệ Công ty là 5 tỷ đồng nên công ty phát hành thêm 2.351 triệu đồng để thu hút thêm vốn.

Hình thức thứ 3: Bán toàn bộ phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp kết hợp phát hành thêm cổ phiếu thu hút thêm vốn:

Đây là hình thức áp dụng tại các doanh nghiệp có bế tắc về nhân sự, vốn, hoặc ngành nghề chứ không phải do nhà nước có nhu cầu thu hồi vốn về để đầu tư vào lĩnh vực khác thiết yếu hơn. Đến nay tỉnh đã thực hiện cổ phần hoá theo hình thức này tại 3 doanh nghiệp trên tổng số 24 DNNN đã cổ phần hoá là công ty Cơ khí 1-5 Tiền Giang, Công ty Thương mại SATRA Tiền Giang và Công ty Xây dựng Giao thông Tiền Giang.

- Tại Công ty Cơ khí 1-5 Tiền Giang do Giám đốc doanh nghiệp là nữ không phù hợp với ngành công nghiệp cơ khí nên Ban Giám đốc công ty sau khi lấy ý kiến người lao động đã mạnh dạn đề nghị với Tỉnh là bán toàn bộ phần vốn nhà nước để thu hút nhà đầu tư vừa có tiềm lực về tài chính vừa am hiểu ngành nghề hoạt động của công ty. Tổng giá trị phát hành thêm là 7.200 triệu đồng

Kết quả là sau khi đại hội đồng cổ đông thành lập công ty cổ phần, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc đều là những cổđông mới chiếm tỷ lệ vốn chi phối và có điều kiện trực tiếp tham gia hoạt động tại công ty. Ban Giám đốc cũ mua cổ phần ít đều phải rút lui khỏi công ty cổ phần và toàn bộ nhân sự tại các phòng ban đều thay đổi, chỉ có công nhân có tay nghề là được tiếp tục làm việc.

công ty vướng vào vụ án kinh tế mất trên 2/3 phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nên Công ty chọn hình thức Bán toàn bộ phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp kết hợp định giá đất đưa vào cổ phần hoá để thu hút nhà đầu tư.

- Tại Công ty Xây dựng Giao thông Tiền Giang do có quy mô vốn nhỏ, trong khi đó ngành nghề của công ty cần phải có vốn mạnh nên nhiều năm liền hoạt động không hiệu quả. Công ty chỉ nhận được những hợp đồng thực hiện những công đoạn nhỏ trong một Dự án. Do đó khi xây dựng phương án cổ phần hoá, công ty tập trung thu hút nhà đầu tư hoạt động cùng ngành nghề công ty.

Kết quả là sau đại hội đồng cổđông thành lập Công ty cổ phần Thương mại SATRA và Công ty cổ phần Xây dựng Giao thông Tiền Giang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị là cổđông lớn kinh doanh cùng ngành nghề của công ty và không có điều kiện trực tiếp tham gia tại công ty. Toàn bộ Ban Giám đốc, cán bộ quản lý và công nhân đều được giữ lại và tiếp tục làm việc.

Nhận xét: Việc bán hết phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại thời điểm chuyển đổi sẽ dẫn đến tình trạng khó lường về diễn biến nhân sự tại công ty cổ phần sau khi Đại hội đồng cổđông thành lập. Mục tiêu phát huy vai trò làm chủ thật sự của người lao động có nguy cơ không thực hiện được ngay sau khi đại hội đồng cổđông thành lập công ty cổ phần. Bảng 2.2: Các hình thức huy động vốn đã thực hiện: ĐVT: Triệu đồng Vốn ĐL ban đầu Hình thức huy động vốn Số DN Vốn NN theo SSKT Vốn NN định giá lại Tổng Vốn NN 1. Bán một phần vốn NN 21 170.868 165.818 155.921 67.369

Tổng cộng 24 188.308 185.918 181.921 67.369

Nguồn: Sở kế hoạch &Đầu tư - xem phụ lục 02.

* Cơ cu huy động vn:

Thời gian qua, các doanh nghiệp cổ phần hóa song song với việc Nhà nước bán bớt một phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là việc thu hút nguồn vốn của người lao động tại doanh nghiệp và của các thành phần kinh tế khác vào hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tạo ra một loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu hoạt động năng động hơn trước. Đặc biệt là việc thu hút được các nhà đầu tư chiến lược có nhiều tiềm năng về vốn, thị trường, kinh nghiệm quản lý đã góp phần vào việc phát triển công ty cổ phần.

Tại thời điểm thành lập, các công ty cổ phần đã đạt được mục tiêu huy động vốn. Thể hiện là các DNNN cổ phần hoá có cơ cấu huy động vốn tương đối đồng đều giữa ba nhóm cổ đông là nhà nước, người lao động và nhà đầu tư bên ngoài. Bình quân tại 24 doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá thì cổ phần nhà nước chiếm 37,03%, cổ phần người lao động chiếm 29%, và cổ phần nhà đầu tư bên ngoài chiếm 33,97%. Có 3 doanh nghiệp không có cổ phần nhà nước, 1 doanh nghiệp không có cổ phần nhà đầu tư bên ngoài.

Kết quảđiều tra cho thấy:

- Nhà nước vẫn còn nắm giữ một tỷ lệ khá lớn cổ phiếu ở các công ty cổ phần. Cụ thể trung bình nhà nước nắm giữ đến 37,03% số cổ phần của công ty cổ phần. Đặc biệt có DNNN nắm giữ đến 62,86 % số cổ phần ( do bán không được ). Các công ty cổ phần mà nhà nước nắm giữ trên 50% số cổ phần chiếm gần 30% trên tổng số doanh nghiệp và thường là những công ty kinh doanh

không bán được cổ phần.

- Người lao động trong doanh nghiệp cũng nắm giữ một số lượng khá lớn cổ phần của các DNNN được cổ phần hoá. Đặc biệt có doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá người lao động nắm giữ đến 57,86 % số cổ phần, có doanh nghiệp sau 2-3 năm chuyển đổi người lao động và gia đình của họ nắm giữ 100% số cổ phần. Những doanh nghiệp mà người lao động nắm giữ một tỷ lệ lớn cổ phần thường là những doanh nghiệp có hiệu quả.

- Trong các DNNN đã được cổ phần hoá, các nhà đầu tư bên ngoài chủ yếu là các khách hàng có quan hệ giao dịch với công ty.Trung bình nhà đầu tư bên ngoài chiếm 33,97% số cổ phần của công ty cổ phần.

Bảng 2.3: Cơ cấu huy động vốn tại thời điểm thành lập: ĐVT: Tỷ lệ % Chủ sở hữu Số DN Thấp nhất Trung bình Cao nhất 1.Nhà nước 21 0 37,03 62,86 2.Người lao động 24 7,5 28,94 57,86 3.Nhà đầu tư bên ngoài 23 0 34,03 78,87 Tổng cộng 100%

Nguồn: Sở Kế hoạch &Đầu tư - xem phụ lục 02

Một phần của tài liệu 5 Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 57 - 61)