KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP DVLH

Một phần của tài liệu Đánh giá độ thỏa mãn của du khách đối với tour ĐBSCL của công ty Saigonbus (Trang 34)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu

3.2KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP DVLH

3.2.1 Tên và văn phòng xí nghiệp

- Xí nghiệp lấy tên là : Xí Nghiệp Dịch Vụ Lữ Hành Saigonbus. - Tên giao dịch : Saigonbus Travel

- Thành lập năm : 8/2006

3.2.2. Ngành nghề và mục tiêu kinh doanh

v Ngành nghề :

- Kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng ôtô, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, theo tuyến cốđịnh.

- Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa và quốc tế.

- Khai thác những xe không tham gia vận danh ở các xí nghiệp, đơn vị trong công ty để tham gia vận chuyển hành khách theo hợp đồng, thực hiện các tour du lịch.

v Mục tiêu:

- Khai thác có hiệu quả nguồn vốn và tài sản công ty giao.

- Xây dựng và phát triển thương hiệu Saigonbus Travel, uy tín của công ty. - Thiết lập và đẩy mạnh phát triển hoạt động du lịch lữ hành.

- Phấn đấu trong khoảng 2 đến 3 năm kể từ ngày thành lập có thể chuyển đổi cơ chế hoạt động tài chính từ hạch toán nội bộ báo sổ sang hạch toán độc lập.

3.2.3 Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp

Cơ cấu này phụ thuộc vào các yếu tố sau

- Phạm vi hoạt động.

- Nội dung và đặc điểm các lĩnh vực hoạt động. - Khả năng tài chính, nhân sự.

- Môi trường cạnh tranh.

3.2.3.1. Sơđồ tổ chức :

(Nguồn : xí nghiệp DVLH Saigonbus, 2008)

Hình 1: SƠĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY SAIGONBUS

3.2.3.2. Kế hoạch nhân sự :

- Giám đốc xí nghiệp : 01 người - Phó giám đốc xí nghiệp : 02 người.

v Bộ phận kỹ thuật (kiêm Pháp Chế - ATGT) : 01 người

v Bộ phận nghiệp vụ du lịch (5 người):

- 01 chuyên viên nghiên cứu thị trường – marketing - 01 chuyên viên điều hành du lịch

- 03 nhân viên khai thác khách du lịch.

v Bộ phận tổng hợp : (03 người)

- 01 kế toán (kiêm thống kê). - 01 thủ quỹ (kiêm văn thư) BỘ PHẬN TỔNG HỢP - Kế toán kiêm thống kê - Thủ quỹ kiêm văn phòng - Nhân sự, tiền lương BỘ PHÂN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN - Vận chuyển - Văn phòng giao dịch - Dịch vụ BỘ PHẬN KỸ THUẬT - Kỹ thuật kiêm pháp chế GTVT BỘ PHẬN NGHIỆP VỤ DU LỊCH - Marketing - Điều hành - Hướng dẫn Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc

- 01 chuyên viên nhân sự, tiền lương, khen thưởng kỷ luật,

v Bộ phận hỗ trợ phát triển : 02 người

- 01 chuyên viên giao dịch, khai thác hợp đồng cho thuê xe. - 01 chuyên viên quản lý, điều hành xe. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thời gian đầu nếu khai thác được tour thì Xí nghiệp thuê hướng dẫn để

thực hiện dịch vụ nên không có hướng dẫn viên du lịch.

3.2.4. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận :

3.2.4.1. Bộ phận nghiệp vụ du lịch :(Trình bày ở phần 2.2.6) 3.2.4.2. Bộ phận tổng hợp :

a) Tổ tài chính kế toán:

Tham mưu cho giám đốc xí nghiệp về kế hoạch tài chính, về hiệu quả kinh doanh và công tác quản lý vốn.

Tổ chức các công việc về kế toán tài chính theo các chế độ qui định của ngành và theo qui chế tài chính của công ty đối với xí nghiệp.

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đề xuất những biện pháp quản lý, kiểm toán.

Hướng dẫn các bộ phận khác thực hiện các nguyên tắc khác về thu, chi và quản lý sử dụng tài sản. Hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho công việc quyết toán.

Theo dõi, đối chiếu công nợ - trả và đòi nợ.

b.Tổ hành chính – Nhân sự :

Thực thi những công việc về tổ chức nhân sự, lao động tiền lương, khen thưởng kỷ luật, chế độ chính sách, đào tạo, tuyển dụng …Tuyển chọn đội ngũ đội ngũ, quản lý điều hành, lái xe và phụ xe đạt tiêu chuẩn sức khỏe, kỹ thuật, đạo đức, tác phong phục vụ du lịch, kỹ năng giao tiếp và trình độ kiến thức.

Triển khai thực hiện và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các nội qui, quy chế

lao động, hợp đồng lao động và luật pháp của Nhà nước.

Thực hiện các công tác về văn phòng như quản lý tài sản, bảo trì, sửa chữa, vệ sinh, PCCC, an ninh trật tự… Văn thư lưu trữ, hướng dẫn - tiếp khách.

3.2.4.3. Bộ phận kỹ thuật :

Mở sổ theo dõi kỷ thuật cho từng đầu phương tiện (lý lịch xe) do xí nghiệp quản lý.

Bảo đảm thủ tục và các điều kiện kỹ thuật lưu hành của phương tiện.

Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa cho đoàn phương tiện do Xí nghiệp quản lý đảm bảo chất lượng kỹ thuật, an toàn. Thường xuyên kiểm tra km xe chạy

để có kế hoạch bố trí kịp thời xe vào xưởng bảo dưỡng sửa chữa định mức kỹ thuật

đã đựơc công ty ban hành.

Phối hợp với phòng chức năng của công ty giải quyết các vấn đề liên quan

đến pháp chế và an toàn giao thông tại xí nghiệp.

3.2.4.4. Bộ phận hỗ trợ và phát triển :

a)Tổ vận chuyển:

Quản lý, điều hành xe, khai thác hợp đồng vận chuyển hành khách cho phương tiện được công ty giao xí nghiệo quản lý và khai thác.

Lập kế hoạch cung ứng phương tiện, đáp ứng tốt các yêu vcầu của chương trình du lịch do tổđiều hành yêu cầu.

b)Văn phòng giao dịch:

Tùy theo nhu cầu phát triển, xí nghiệp sẽđặt các văn phòng giao dịch tại các

điểm trong thành phố và các trung tâm du lịch trong nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh mà chỉ làm chức năng

đầu mối thông tin, đại diện xử lý các vấn đề do công ty giao như : là đầu mối thu hút khách, thực hiện các công tác quảng cáo tiếp thị, thu thập thông tin, báo cáo và đề

xuất.

c) Tổ dịch vụ :

Đây là tổ khai thác kinh doanh vừa để đáp ứng yêu cầu phục vụ cho các chương trình du lịch của Xí nghiệp đồng thời làm tăng thêm qui mô hoạt dộng và tăng hiệu quả kinh doanh cho xí nghiệp. Các dịch vụ khai thác là :

Đặt, giữ chỗ khách sạn, tàu thủy, tàu hỏa, máy bay. Bán các sản phẩm lưu niệm và các sản phẩm hành hóa khác phục vụ cho khách du lịch.

Dịch vụ các thủ tục xuất nhập cảnh, tổ chức làm đại lý cho các ngành kinh doanh và dịch vụ khác.

Trong thời gian đầu mới thành lập Bộ phận hỗ trợ phát triển chỉ có tổ vận chuyển, trong quá trình họat động nếu phát triển thêm dịch vụ và mở rộng lĩnh vực kinh doanh; xí nghiệp sẽ xin công ty tuyển thêm nhân sự đểđáp ứng yêu cầu công việc.

3.2.5 Khái quát về bộ phận du lịch 3.2.5.1. Chức năng và nhiệm vụ3.2.5.1. Chức năng và nhiệm vụ 3.2.5.1. Chức năng và nhiệm vụ

a)Tổ thị trường :

Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tiếp thị quảng cáo thu hút khách. Xây dựng các kế hoạch. chiến lược, sách lược kinh doanh, chiếm lĩnh thị

trường. Xây dưng sản phẩm, giá cả phù hợp, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, luôn tạo ra sản phẩm mới.

Quan hệ thường xuyên chặc chẽ với các nguồn khách, phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận trong đơn vị tổ chức thực hiện tốt các chương trình du lịch, xử lý tốt và kịp thời các tình huống phát sinh, trục trặc.

Tổng hợp báo cáo đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện, tìm ra những biện pháp mới.

Tổ chức của tổ thị trường dựa trên tiêu thức : phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu. Có thể chia thị trường theo khu vực địa lý, ngôn ngữ, loại hình và đối tượng khách du lịch.

b) Tổđiều hành :

Là cầu nối giữa xí nghiệp với các công ty cung ứng các sản phẩm và dịch vụ

khác, cung cấp đầy đủ các dịch vụ phục vụ cho chương trình du lịch, theo yêu cầu của tổ thị trường.

Lập kế hoạch triển khai các công việc thực hiện cá chương trình du lịch như : xin visa, đặt xe, khách sạn, ăn uống, tham quan, hướng dẫn đảm bảo yêu cầu về thời gian và chất lượng.

Khảo sát tham mưu cho lãnh đạo ký kết hợp đồng với các đơn vị cung ứng

đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý.

Hoàn tất hồ sơ đòan theo mẫu đúng qui định và chuyển cho hướng dẫn thực hiện theo dõi và xử lý các tình huống đối với các chương trình đang thực hiện.

Theo dõi, kiểm tra và xác nhận các chương trình đã hòan tất để hướng dẫn làm thủ tục quyết tóan đoàn.

c) Tổ hướng dẫn (lúc đầu mới thành lập công ty chỉ mướn hướng dẫn viên từ bên ngoài, chưa thành lập bộ phận hướng dẫn).

3.2.5.2.Tình hình hoạt động kinh doanh trong hai năm 2006-2007

Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY SAIGONBUS NĂM 2006-2007

(Nguồn: Xí nghiệp DVLH Saigonbus, tháng 04 năm 2008)

Tên dịch vụ % doanh thu gia tăng năm 2007 so với 2006 2006 2007 Doanh thu Tỷ trọng % Doanh thu Tỷ trọng % A.Tour du lịch 4,61 2.639.150 11,16 2.766.780 8,84 1. Tour ởĐBSCL 0,93 223.518 0,95 225.620 0,72 2. Tour ở nội địa 4,14 2.403.780 10,17 2.507.630 8,01 3. Tour Outbound 64,65 11.852 0,05 33.530 0,11 B. Dịch vụ máy bay, tàu hỏa 33,82 2.999.830 12,69 4.532.690 14,48 C. Vận chuyển 25,00 18.000.000 76,15 24.000.000 76,68 Tổng doanh thu 24,47 23.638.980 100,00 31.299.470 100,00

Vì xí nghiệp mới bắt đầu hoạt động kinh doanh du lịch từ năm 2006 nên tôi xin trình bày kết quả hoạt động kinh doanh xí nghiệp năm 2006 và 2007.

Nhìn vào bảng kết quả họat động kinh doanh ta thấy tổng doanh thu năm 2007 gia tăng đáng kể so với năm 2006 (24,47%). Đây là điều đáng mừng nhưng xét cụ thể phần gia tăng này là do sự đóng góp phần lớn của dịch vụ vận chuyển cho thuê xe (chiếm 76,68% tổng doanh thu năm 2007) và dịch vụ hàng không tàu hỏa (chiếm 14,48% tổng doanh thu năm 2007) trong khi tỷ trọng doanh thu của du lịch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đóng góp vào tổng doanh thu giảm xuống cụ thể là tour nội địa và tour ĐBSCL. Đây là mối đe dọa đối với xí nghiệp vì thực tế cho thấy lợi nhuận từ hoạt động thực hiện tour cao hơn so với cho thuê dịch vụ vận chuyển nhưng tỷ trọng hoạt động du lịch nội địa trong tổng doanh thu lại có xu hướng giảm, điều này có thể lí giải vì xí nghiệp mới thành lập chịu sức ép cạnh trạnh mạnh đồng thời chưa chuyên nghiệp trong công tác thực hiện tour trong khi hoạt động cho thuê xe đã ra đời từ năm 1976, nên nó chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu qua cả hai năm. Tuy nhiên vẫn có một điểm đáng lạc quan đó là hoạt động tour outbound của công ty đang có khuynh hướng phát triển hơn sau một năm hoạt động (doang thu năm 2007 tăng 64,65% so với năm 2006) do đó ta cần phải chủđộng nhân lực và điều kiện để phát triển tour outbound.

3.2.5.3 Thuận lợi và khó khăn

a) Thuận lợi:

- Sự nhất trí của tập thể lao động dưới sự lảnh đạo sát sao của Đảng ủy, lảnh

đạo công ty, hoạt động của xí nghiệp ngày càng ổn định và phát triển.

- Sự quan tâm của lảnh đạo công ty, đang từng bước đầu xây dựng du lịch lữ

hành (trong đó có nhiều ưu đãi), mạnh dạn đầu tư phương tiện cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật…

- Đầu tư phương tiện mới đời 2006.

b) Khó khăn, thách thức :

Điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông tại thành phố còn khó khăn, nạn kẹt xe xảy ra thường xuyên làm ảnh hưởng chất lượng hoạtt động của xe.

Xí nghiệp mới ra đời tháng 8/2006.

Do thực hiện thuần túy kinh doanh và mở hàng loạt các ngành nghề mới đáp

ứng nhu cầu cấp thời nên công tác chưa đạt hiệu quả cao nhất.

Sự chuyển đổi hình thái hoạt động kinh doanh từ tuyến cố định sang hoạt

động lữ hành nên còn một số lái xe phục vụ chưa tốt làm ảnh hưởng đến uy tín của xí nghiệp, còn bị các đơn vị lữ hành phản ánh.

Do sức chứa của bãi xe có hạn nên hiện số phương tiện của xí nghiệp được phân trên 2 bãi (Bắc Việt 56 xe, Lạc Long Quân : 30 xe) khó khăn trong công tác giám sát và điều xe.

Phát triển thương hiệu chưa đối xứng với giá trị xí nghiệp đang quản lý. Cạnh tranh gay gắt của thị trường.

3.2.5.4 Định hướng hoạt động

Lên kế hoạch chăm sóc khách hàng cũ và phát triển nguồn khách hàng mới. Khảo sát những tuyến điểm mới. Thiết kế chương trình và tổng hợp thông tin. Lập các chương trình tour mẫu. Bảo đảm tính khả thi của tour, phù hợp với nhu cầu thị trường, có sức thúc đẩy khách ra quyết định mua chương trình.

Lập các biểu mẫu, chứng từ phục vụ cho quá trình thanh toán, đánh giá quản lý thông tin khách hàng.

Thiết lập cơ chế hoạt động; cơ chế hỗ trợ xí nghiệp; Phân công nhiệm vụ. Thiết lập và thương lượng hợp đồng hệ thống dịch vụđể có giá tốt nhất phục vụ cho công tác kinh doanh và điều hành tour.

Giám sát và đánh giá hiệu quả việc kí kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng tour, cho thuê xe.

Tuyển thêm 6 nhân viên sales tour có kỹ năng với chếđộ khoán.

Chương 4

ĐÁNH GIÁ ĐỘ THỎA MÃN CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI TOUR

ĐBSCL CỦA CÔNG TY SAIGONBUS THỰC HIỆN

4.1. LỊCH TRÌNH CHI TIẾT TOUR ĐBSCL(4 NGÀY/3 ĐÊM)

CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (4 ngày/3 đêm)

NGÀY 1: TP.HCM – MỸ THUẬN – CHÂU ĐỐC

05h30 xe và hướng dẫn viên SAIGONBUS TRAVEL đón khách tại điểm hẹn. Khởi hành đi Vĩnh Long. Dùng điểm tâm, trên đường đi quí khách tham gia các trò chơi có thưởng cùng HDV. Tham quan cầu treo Mỹ Thuận. Đi Sa Đéc ghé một trong các cửa hàng nem Lai Vung nổi tiếng Miền Tây. Dùng cơm trưa tại Long Xuyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến Châu Đốc, nhận phòng khách sạn, quí khách đi chợ Châu Đốc mua đặc sản các loại khô, mắm. Dùng cơm chiều Viếng Bà Chúa Xứ, Lăng Thọai Ngọc Hầu, Tây An Cổ Tự.

NGÀY 2 : CHÂU ĐỐC – HÀ TIÊN – HÒN CHÔNG

Dùng điểm tâm. Đoàn khởi hành đi Hà Tiên, trên đường đi quí khách thưởng thức đặc sản trái thốt nốt. Đến Hòn Chông tham quan chùa Hang, Hòn Phụ Tử, tắm biển Hòn Chông. Dùng cơm trưa.

Đến Hà Tiên tham quan Lăng Mạc Cửu, Thạch Động Thôn Vân, biển Mũi Nai, đi chợ Hà Tiên. Dùng cơm chiều.

Quý khách dùng cháo hải sản. Tự do dạo biển. Nghĩđêm tại Hà Tiên.

NGÀY 3 : HÀ TIÊN – CẦN THƠ – SÓC TRĂNG

Dùng điểm tâm. Tiếp tục cuộc hành trình đến Cần Thơ, nhận phòng. Dùng cơm trưa.

Đoàn đi bến Ninh Kiều về đêm, nghe ca nhạc tài tử Nam Bộ (chi phí tự túc), nghĩđêm tại Cần Thơ.

NGÀY 4 : CẦN THƠ – CÁI RĂNG – TP.HỒ CHÍ MINH

Dùng điểm tâm. Đòan thực hiện chuyến dã ngoại bằng đò trên sông Mekong và các kênh gạch, tham quan cảnh mua bán trên chợ Nổi Cái Răng. Xe đón khách tại Cái Răng, khách đi chợ Cần Thơ. Dùng cơm trưa.

Đến TP.HCM. Kết thúc chuyến tham quan, chia tay tạm biệt và hẹn gặp lại.

4.2. ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG :

Các yếu tố bên trong mà tôi sẽ thực hiện xem xét bao gồm :

Thứ nhất, mức độ phù hợp giữa thiết kế và thực tế thực hiện Tour.

Thứ hai,đánh giá chất lượng thực hiện và chào bán Tour gồm : mặt nhân lực (hướng dẫn viên, nhân viên bán Tour và tài xế suốt tuyết) và phương tiện vận chuyển của công ty.

4.2.1 Đánh giá chất lượng thiết kế lịch trình :

4.2.1.1 Sự hợp lý về thời gian của tour và lộ trình của tour :

Bảng 3 : ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ HỢP LÝ THỜI GIAN VÀ LỘ TRÌNH CỦA TOUR

ĐVT : %

Các tiêu chí Đồng ý Bình thường Không đồng ý

Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ

Thời gian hợp lí 15 22,4 19 28,4 33 49,3

Chất lượng đường đi tốt 1 1,5 25 37,5 41 61

(Nguồn : 67 mẫu phỏng vấn khách du lịch, 2008)

49,3% du khách đều cho rằng thời gian tổ chức tour ĐBSCL 4ngày/3đêm của công ty là không hợp lí vì họ cho rằng đoạn đường đi dài nhưng điểm tham quan tuy

ở các tỉnh khác nhau nhưng họ không thấy được nét đặc sắc riêng họ cảm thấy nhàm

Một phần của tài liệu Đánh giá độ thỏa mãn của du khách đối với tour ĐBSCL của công ty Saigonbus (Trang 34)