7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu:
Dựa vào các mục tiêu cụ thể trên em xin được đưa ra các phương pháp phân tích cụ thể cho từng mục tiêu như sau:
- Mục tiêu 1, 2 & 3: đánh giá thông qua phương pháp tần số, sử dụng hàm thỏa mãn (Willingness to pay) và Phương pháp phân tích Cross-Tabulation (Bảng chéo).
- Mục tiêu 4 : ta sử dụng hàm Ranking (phương pháp xếp hạng), phương pháp tần số.
a) Phương pháp phân tích tần số :
Đây là một phương pháp nhằm thống kê dữ liệu, phương pháp này đơn giản dễ thực hiện. Khi thực hiện phân tích theo phương pháp này ta sẽ có được bảng phân phối tần số, đó là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp thành từng tổ khác nhau, dựa vào bảng này ta sẽ xác định được tần số của mỗi tổ và phân tích dựa vào các tần số này.
Tiến trình thực hiện trong SPSS: Nhập dữ liệu/Chọn menu Analyze/Chọn Descriptive Statistics - Chọn Frequencies - Chọn các chi tiết của các menu trong hộp thoại Frequencies như Statistics, Charts, Format, sau đó nhấp OK ta có kết quả.
b) Phương pháp Willingness to Pay:
Mục tiêu cuối cùng của phương pháp này là đánh giá mức độ thỏa mãn của khách du lịch khi đi đến một điểm hay một tour du lịch nào đó.
- Sự thỏa mãn của khách hàng có thể được đo lường bằng một giá trị cụ thể, giá trịđó được thể hiện qua công thức:
Trong đó:
- Mức độ thỏa mãn của khách hàng (S) chính là sự thỏa mãn về mặt lợi ích,
đó là sự chênh lệch giữa giá trị mà khách hàng thu được (độ ưa thích của khách hàng đối với tour ĐBSCL) với mức thực chi của khách hàng (đó chính là phần chi phí mà khách hàng phải trả cho chuyến du lịch)
- Mức độ thỏa mãn của khách hàng (S) chính là sự thỏa mãn về mặt chi phí của du khách, đó chính là sự chênh lệch giữa mức chi phí mà khách hàng sẵn sàng chi trả (Willing to Pay- WTP) với mức thực chi của khách. Đây chính là mức độ thỏa mãn thật sự của du khách.
Về chi phí, vì du khách thường đi du lịch theo kiểu trọn gói, trả tiền một lần cho xí nghiệp, chứ không phải trả tiền theo kiểu Willingness to Pay (đánh giá chất lượng bao nhiêu thì trả bấy nhiêu). Nói khác hơn, chi phí khách trả là Travelling Cost (tổng chi phí ở các bộ phận: vận chuyển, ăn uống, lưu trú, tham quan du lịch…).[2, tr. 4-5] = Mức độ thỏa mãn của khách hàng Giá trị khách hàng thu được Thực chi - Mức độ thỏa mãn của khách hàng (S) Thực chi (E) Mức chi phí khách hàng sẵn sàng chi trả (P) = -
c) Phương pháp Ranking (xếp hạng):
• Ý nghĩa:
Đây là phương pháp có nền tảng dựa trên phương pháp tần số, tuy nhiên nếu phương pháp tần số chỉ có thể biểu hiện sự xuất hiện của từng đối tượng trong tất cả đối tượng quan sát thì phương pháp xếp hạng cho ta thấy được sự đánh giá chung của tất cả các đối tượng theo thứ tự quan trọng của nó. Phương pháp này chủ yếu
được áp dụng cho những câu hỏi về xếp hạng nhiều đối tượng. • Cách tính:
Sau khi tính được tần số xuất hiện của từng đối tượng bằng phương pháp tần số ta lập ra bảng sau: Xếp hạng Điểm theo thứ hạng Đối tượng A Đối tượng B Tần số A Điểm A Tần số B Điểm B 1 5 N 5n K 5k . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5 1 M 1m P 1p Tổng Bảng được hiểu như sau:
- Cột điểm theo thứ hạng: ta cho điểm tương ứng với từng thứ hạng, thứ hạng cao nhất sẽ ứng với sốđiểm cao nhất (căn cứ từ sốđiểm 1 là nhỏ nhất), như vậy nếu
đối tượng nghiên cứu có 5 thứ hạng thì hạng 1 sẽ tương ứng 5 điểm và hạng 5 tương
ứng 1 điểm.
- Cột điểm A: cột này sẽ bằng cột tần số A nhân với sốđiểm tương ứng theo thứ hạng. Tương tự như vậy cho đối tượng B và các đối tượng khác nếu được nghiên cứu. (Trong này gọi n, m, k, p là tần số)
- Bước cuối cùng là ta tính tổng điểm của từng đối tượng, sau đó so sánh điểm
đó giữa các đối tượng. (Có thể so sánh bằng tỷ lệ của từng đối tượng trong tổng các
d) Phương pháp phân tích Cross-Tabulation (Bảng chéo)
- Là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng lúc và bảng kết quả
phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt.
- Mô tả dữ liệu bằng Cross – tabulation được sử dụng rất rộng rãi trong nghiên cứu Marketing thương mại bởi vì: (1) phân tích Cross – tabulation và kết quả của nó có thể giải thích và hiểu một cách dễ dàng với những nhà quản lý không có chuyên môn thống kê, (2) sự rõ ràng trong việc giải thích cung cấp một sự kết hợp chặt chẽ giữa kết quả nghiên cứu và quyết định trong quản lý, (3) chuỗi phân tích Cross – tabulation cung cấp những kết luận sâu hơn trong các trường hợp phức tạp, (4) phân tích Cross – tabulation tiến hành đơn giản.
Phân tích cross - tabulation hai biến
Bảng phân tích cross - tabulation 2 biến còn được gọi là bảng tiếp liên, mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của 2 biến. Việc phân tích các biến theo cột hoặc theo hàng là tuỳ thuộc vào việc biến đó được xem xét như là biến độc lập hay biến phụ thuộc. Thông thường khi xử lý biến xếp theo cột là biến độc lập và biến xếp theo hàng là biến phụ thuộc.
Tiến trình phân tích trong SPSS: Nhập dữ liệu - Chọn menu Analyze - Chọn Descriptive Statistics - Chọn Crosstabs đưa 2 biến vào - Chọn các chi tiết trong hộp thoại Crosstabs như Statistics, Cells, Format, nhấp OK.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY SAIGONBUS 3.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHHMTV SAIGONBUS
Sau ngày thống nhất nhằm phục vụ kế hoạch đưa rước cán bộ, cao cấp của thành phố đi công tác thì công ty xe du lịch đã được thành lập ngày 9/4/1976 theo quyết định 217 UBND TP.HCM với cơ sở vật chất ban đầu dựa trên sự tiếp quản từ
các công sở chếđộ cũ và vốn ban đầu là vay ngân hàng.
Sau 12 năm họat động thì đến năm 1992 được đổi thành doanh nghiệp nhà nước với tên mới “Công Ty Xe Khách Sài Gòn” theo thông báo số 302/TB ngày 15/10/1992 của bộ GTVT và quyết định số 158/QĐ-UB ngày 3/12/1992 của UBND.TP HCM. Sau một thời gian dài đi vào họat động đến năm 1992 theo quyết
định số 172/2004 QĐUB ngày 15/7/2004 của UBND Tp.HCM về việc chuyển đổi “Tổng công ty cơ khí GTVT Sài Gòn” (Doanh nghiệp nhà nước) thành “Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Xe Khách Sài Gòn”, để công ty ngày càng hoàn thiện hơn trong công tác đưa đón hành khách và kinh doanh có hiệu quả hơn trong tương lai. Đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của người dân thành phố.
Từđó đến này công ty hoạt động với các đặc điểm sau :
- Tên doanh nghiệp : Công ty TNHH một thành viên xe khách sài gòn. - Tên giao dịch : Công ty xe khách sài gòn.
- Tên tiếng anh : SAIGON PASSENGER TRANSPORT CO.,Ltd
- Tên viết tắt : Satraco.
- Trụ sở chính : 131 Nguyễn Huệ Quận 1 – tp. HCM
- Giấy phép kinh doanh số : 012134 do trọng tài kinh tế cấp ngày 10/12/1992. - Tổng số vốn pháp định : 15.315.647.090 VNĐ.
- Tài khoản số : 710A00414 tại ngân hàng công thương TPHCM. - Điện thoại : 08.8222531
3.2 KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP DVLH 3.2.1 Tên và văn phòng xí nghiệp 3.2.1 Tên và văn phòng xí nghiệp 3.2.1 Tên và văn phòng xí nghiệp
- Xí nghiệp lấy tên là : Xí Nghiệp Dịch Vụ Lữ Hành Saigonbus. - Tên giao dịch : Saigonbus Travel
- Thành lập năm : 8/2006
3.2.2. Ngành nghề và mục tiêu kinh doanh
v Ngành nghề :
- Kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng ôtô, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, theo tuyến cốđịnh.
- Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa và quốc tế.
- Khai thác những xe không tham gia vận danh ở các xí nghiệp, đơn vị trong công ty để tham gia vận chuyển hành khách theo hợp đồng, thực hiện các tour du lịch.
v Mục tiêu:
- Khai thác có hiệu quả nguồn vốn và tài sản công ty giao.
- Xây dựng và phát triển thương hiệu Saigonbus Travel, uy tín của công ty. - Thiết lập và đẩy mạnh phát triển hoạt động du lịch lữ hành.
- Phấn đấu trong khoảng 2 đến 3 năm kể từ ngày thành lập có thể chuyển đổi cơ chế hoạt động tài chính từ hạch toán nội bộ báo sổ sang hạch toán độc lập.
3.2.3 Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp
Cơ cấu này phụ thuộc vào các yếu tố sau
- Phạm vi hoạt động.
- Nội dung và đặc điểm các lĩnh vực hoạt động. - Khả năng tài chính, nhân sự.
- Môi trường cạnh tranh.
3.2.3.1. Sơđồ tổ chức :
(Nguồn : xí nghiệp DVLH Saigonbus, 2008)
Hình 1: SƠĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY SAIGONBUS
3.2.3.2. Kế hoạch nhân sự :
- Giám đốc xí nghiệp : 01 người - Phó giám đốc xí nghiệp : 02 người.
v Bộ phận kỹ thuật (kiêm Pháp Chế - ATGT) : 01 người
v Bộ phận nghiệp vụ du lịch (5 người):
- 01 chuyên viên nghiên cứu thị trường – marketing - 01 chuyên viên điều hành du lịch
- 03 nhân viên khai thác khách du lịch.
v Bộ phận tổng hợp : (03 người)
- 01 kế toán (kiêm thống kê). - 01 thủ quỹ (kiêm văn thư) BỘ PHẬN TỔNG HỢP - Kế toán kiêm thống kê - Thủ quỹ kiêm văn phòng - Nhân sự, tiền lương BỘ PHÂN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN - Vận chuyển - Văn phòng giao dịch - Dịch vụ BỘ PHẬN KỸ THUẬT - Kỹ thuật kiêm pháp chế GTVT BỘ PHẬN NGHIỆP VỤ DU LỊCH - Marketing - Điều hành - Hướng dẫn Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc
- 01 chuyên viên nhân sự, tiền lương, khen thưởng kỷ luật,
v Bộ phận hỗ trợ phát triển : 02 người
- 01 chuyên viên giao dịch, khai thác hợp đồng cho thuê xe. - 01 chuyên viên quản lý, điều hành xe.
Trong thời gian đầu nếu khai thác được tour thì Xí nghiệp thuê hướng dẫn để
thực hiện dịch vụ nên không có hướng dẫn viên du lịch.
3.2.4. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận :
3.2.4.1. Bộ phận nghiệp vụ du lịch :(Trình bày ở phần 2.2.6) 3.2.4.2. Bộ phận tổng hợp :
a) Tổ tài chính kế toán:
Tham mưu cho giám đốc xí nghiệp về kế hoạch tài chính, về hiệu quả kinh doanh và công tác quản lý vốn.
Tổ chức các công việc về kế toán tài chính theo các chế độ qui định của ngành và theo qui chế tài chính của công ty đối với xí nghiệp.
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đề xuất những biện pháp quản lý, kiểm toán.
Hướng dẫn các bộ phận khác thực hiện các nguyên tắc khác về thu, chi và quản lý sử dụng tài sản. Hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho công việc quyết toán.
Theo dõi, đối chiếu công nợ - trả và đòi nợ.
b.Tổ hành chính – Nhân sự :
Thực thi những công việc về tổ chức nhân sự, lao động tiền lương, khen thưởng kỷ luật, chế độ chính sách, đào tạo, tuyển dụng …Tuyển chọn đội ngũ đội ngũ, quản lý điều hành, lái xe và phụ xe đạt tiêu chuẩn sức khỏe, kỹ thuật, đạo đức, tác phong phục vụ du lịch, kỹ năng giao tiếp và trình độ kiến thức.
Triển khai thực hiện và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các nội qui, quy chế
lao động, hợp đồng lao động và luật pháp của Nhà nước.
Thực hiện các công tác về văn phòng như quản lý tài sản, bảo trì, sửa chữa, vệ sinh, PCCC, an ninh trật tự… Văn thư lưu trữ, hướng dẫn - tiếp khách.
3.2.4.3. Bộ phận kỹ thuật :
Mở sổ theo dõi kỷ thuật cho từng đầu phương tiện (lý lịch xe) do xí nghiệp quản lý.
Bảo đảm thủ tục và các điều kiện kỹ thuật lưu hành của phương tiện.
Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa cho đoàn phương tiện do Xí nghiệp quản lý đảm bảo chất lượng kỹ thuật, an toàn. Thường xuyên kiểm tra km xe chạy
để có kế hoạch bố trí kịp thời xe vào xưởng bảo dưỡng sửa chữa định mức kỹ thuật
đã đựơc công ty ban hành.
Phối hợp với phòng chức năng của công ty giải quyết các vấn đề liên quan
đến pháp chế và an toàn giao thông tại xí nghiệp.
3.2.4.4. Bộ phận hỗ trợ và phát triển :
a)Tổ vận chuyển:
Quản lý, điều hành xe, khai thác hợp đồng vận chuyển hành khách cho phương tiện được công ty giao xí nghiệo quản lý và khai thác.
Lập kế hoạch cung ứng phương tiện, đáp ứng tốt các yêu vcầu của chương trình du lịch do tổđiều hành yêu cầu.
b)Văn phòng giao dịch:
Tùy theo nhu cầu phát triển, xí nghiệp sẽđặt các văn phòng giao dịch tại các
điểm trong thành phố và các trung tâm du lịch trong nước.
Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh mà chỉ làm chức năng
đầu mối thông tin, đại diện xử lý các vấn đề do công ty giao như : là đầu mối thu hút khách, thực hiện các công tác quảng cáo tiếp thị, thu thập thông tin, báo cáo và đề
xuất.
c) Tổ dịch vụ :
Đây là tổ khai thác kinh doanh vừa để đáp ứng yêu cầu phục vụ cho các chương trình du lịch của Xí nghiệp đồng thời làm tăng thêm qui mô hoạt dộng và tăng hiệu quả kinh doanh cho xí nghiệp. Các dịch vụ khai thác là :
Đặt, giữ chỗ khách sạn, tàu thủy, tàu hỏa, máy bay. Bán các sản phẩm lưu niệm và các sản phẩm hành hóa khác phục vụ cho khách du lịch.
Dịch vụ các thủ tục xuất nhập cảnh, tổ chức làm đại lý cho các ngành kinh doanh và dịch vụ khác.
Trong thời gian đầu mới thành lập Bộ phận hỗ trợ phát triển chỉ có tổ vận chuyển, trong quá trình họat động nếu phát triển thêm dịch vụ và mở rộng lĩnh vực kinh doanh; xí nghiệp sẽ xin công ty tuyển thêm nhân sự đểđáp ứng yêu cầu công việc.
3.2.5 Khái quát về bộ phận du lịch 3.2.5.1. Chức năng và nhiệm vụ3.2.5.1. Chức năng và nhiệm vụ 3.2.5.1. Chức năng và nhiệm vụ
a)Tổ thị trường :
Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tiếp thị quảng cáo thu hút khách. Xây dựng các kế hoạch. chiến lược, sách lược kinh doanh, chiếm lĩnh thị
trường. Xây dưng sản phẩm, giá cả phù hợp, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, luôn tạo ra sản phẩm mới.
Quan hệ thường xuyên chặc chẽ với các nguồn khách, phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận trong đơn vị tổ chức thực hiện tốt các chương trình du lịch, xử lý tốt và kịp thời các tình huống phát sinh, trục trặc.
Tổng hợp báo cáo đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện, tìm ra những biện pháp mới.
Tổ chức của tổ thị trường dựa trên tiêu thức : phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu. Có thể chia thị trường theo khu vực địa lý, ngôn ngữ, loại hình và đối tượng khách du lịch.
b) Tổđiều hành :
Là cầu nối giữa xí nghiệp với các công ty cung ứng các sản phẩm và dịch vụ
khác, cung cấp đầy đủ các dịch vụ phục vụ cho chương trình du lịch, theo yêu cầu của tổ thị trường.
Lập kế hoạch triển khai các công việc thực hiện cá chương trình du lịch như : xin visa, đặt xe, khách sạn, ăn uống, tham quan, hướng dẫn đảm bảo yêu cầu về thời gian và chất lượng.
Khảo sát tham mưu cho lãnh đạo ký kết hợp đồng với các đơn vị cung ứng
đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý.
Hoàn tất hồ sơ đòan theo mẫu đúng qui định và chuyển cho hướng dẫn thực