Đà Lạt với khí hậu môi trường thiên nhiên lý tưởng là điều kiện tốt để phát triển loại hình du lịch này, hơn nữa du khách cũng cho rằng sản phẩm du lịch hội nghị khá quan trọng ở thị trường này. Đểđa dạng hóa loại hình du lịch hội thảo, hội nghị, đòi hỏi chúng ta phải tạo được nét đặc thù của mô hình du lịch hội nghị ở Đà Lạt, ngoài những trang thiết bị hiện đại trong phòng họp như đèn chiếu, màn hình,
laptop, micro…cần trang trí nhiều cây xanh, hoa hài hòa trong không gian phòng họp, ngoài phòng họp cần tạo ra một không gian ở sân vườn để khách thưởng thức cà phê, trái cây và thư giãn trong giờ nghỉ giải lao. Ngoài ra, kết hợp tốt hội nghị với các dịch vụ dã ngoại, ẩm thực ngoài trời. Sau khi kết thúc hội nghị có thể kết hợp với những tour tìm hiểu văn hóa, lịch sử của dân tộc ít người, có như vậy mới giải tỏa tâm lý căng thẳng của du khách sau những ngày hội nghị. Chắc chắn lợi ích mang lại cho khách hàng sẽ rất cao.
Loại hình du lịch hội nghị khá mới mẽ ở thị trường Đà Lạt, do vậy cần có sự
hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài, cần có sự trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, đặc biệt cần nhân rộng các mô hình hội nghị đã được tổ chức nhiều ở khách sạn Sofitel Dalat Palace, khách sạn Novotel Đà Lạt, khách sạn Vietso Petro…
Khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư khai thác sản phẩm du lịch hội nghị, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao chất lượng dịch vụ
ngang tầm quốc gia và quốc tế. UBND Tỉnh cần có những chính sách thông thoáng
để khuyến khích các khách sạn lớn có điều kiện xây dựng các phòng họp có qui mô lớn, có sức chứa trên 500 chỗ ngồi, được trang bị theo tiêu chuẩn quốc tế.
3.4.7. Khí hậu, cảnh quan và môi trường là yếu tố sản phẩm du lịch chủ yếu của Đà Lạt – Lâm Đồng
Sự tĩnh lặng của Đà Lạt đang và sẽ mãi mãi là một yếu tố sản phẩm du lịch không có đối thủ cạnh tranh. Do vậy, trong việc quy hoạch phát triển đô thị, chúng ta cần phải hết sức cẩn trọng, đừng để đánh mất giá trị độc nhất vô nhị này của thành phốĐà Lạt. Chúng ta nên xây dựng thành phốĐà Lạt theo hướng “thành phố xanh”, “thành phố trong rừng” bằng cách phủ đầy cây xanh cho thành phố. Tất cả các
đường phố, các khoảng đất trống đều được trồng những loại cây xanh thích hợp nhằm che đi những khoảng bê tông.
Khí hậu và cảnh quan của thành phốĐà Lạt là sản phẩm có một không hai, là sức hút chính trong quá trình phát triển du lịch. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ
rằng thiên nhiên và cảnh quan của Đà Lạt hoàn toàn là “tài nguyên có sẵn”, là “của trời cho”. Cảnh quan thiên nhiên Đà Lạt cần được tổ chức lại và gìn giữ; cần có biện
pháp mạnh để bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng; bên cạnh đó thường xuyên vận động trồng cây xanh trong nội thị cũng như trồng rừng, để thành phố Đà Lạt đúng với mệnh danh là “thành phố trong rừng”.
Giữđược môi trường trong lành, khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng và quyến rũ sẽ là một sản phẩm du lịch độc đáo, tạo lợi thế cạnh tranh cho du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng. Ở lĩnh vực này chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm của Singapore trong việc quản lý và tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
3.4.8. Giải pháp đối với du lịch văn hóa
Một sản phẩm khác của du lịch Đà Lạt không kém phần quan trọng là nét văn hóa của người Đà Lạt qua trình độ dân trí, sự lịch thiệp, hiếu khách, hòa nhã…Chính vì vậy cần phát huy nhân rộng nét văn hóa đặc trưng của người Đà Lạt.
Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động văn hóa và kinh doanh du lịch, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, các lễ hội đặc sắc tiêu biểu như lễ hội Hoa Xuân, lễ hội Tình yêu, lễ hội Cồng chiêng, lễ hội ngày mùa... của đồng bào dân tộc Nam Tây nguyên.
Tôn tạo lại kiến trúc nhà ở của các dân tộc thiểu số gốc bản địa như: Chil, K’Ho, Mạ theo hướng đảm bảo quy hoạch kiến trúc và tổ chức đời sống xã hội với nét độc đáo riêng của từng dân tộc. Thực hiện tốt chính sách đoàn kết các dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; đào tạo ngoại ngữ cho các đội cồng chiêng để phục vụ du khách quốc tế trong các dịp lễ hội. Cần phải sát hạch lại những
đội cồng chiêng đang phục vụ du khách hiện nay, để có sự tập huấn hướng dẫn kỹ
càng nhằm đảm bảo đúng nghi thức và truyền thống văn hóa dân tộc, tránh xa tình trạng thương mại hóa. Cồng chiêng được gắn với lễ hội, gắn với việc sử dụng cùng một lúc nhiều loại nhạc cụ khác nhau của các dân tộc theo chương trình được nghiên cứu và dàn dựng ổn định, phục vụ du khách một cách chu đáo nhưng vẫn giữ vững nghi thức cổ truyền.
Rượu cần phải đảm bảo chất lượng, đồng thời quy định hình thức uống đểđảm bảo đúng tập quán cổ truyền của dân tộc, muốn thế phải có mô hình mẫu. Xây dựng một số mô hình mẫu về uống rượu cần mang đặc trưng của từng dân tộc thiểu số.
Đầu tư xây dựng một số thôn, buôn dân tộc theo đúng nội dung và truyền thống của từng dân tộc như: người K’ho ở thôn B’Nơ C – huyện Lạc Dương, ở vùng núi Voi – Đức Trọng; người Chu Ru ở xã Pró, huyện Đơn Dương… để du khách tham quan và hòa nhập với thực tếđời sống của đồng bào. Sản phẩm du lịch độc đáo này đã được Thái Lan xây dựng rất thành công, thu hút đông đảo du khách.
Đà Lạt sử quán là mô hình du lịch kết hợp văn hóa với lịch sử, đây có thể nói là mô hình rất phù hợp với không gian môi trường Đà Lạt, chính vì vậy mô hình này cần được khuyến khích đầu tư và nhân rộng.
3.4.9. Khôi phục và phát triển hình thức du lịch miệt vườn
Mặc dù theo quan điểm của du khách qua khảo sát đánh giá loại hình du lịch miệt vườn ở Đà Lạt là ít quan trọng nhất, có lẽ do loại hình này ở Đà Lạt còn quá sơ
sài và chưa có sự đầu tư mạnh. Nhưng đây là loại hình du lịch mà Đà Lạt có tiềm năng rất lớn. Nếu khai thác tốt sẽ thu hút một số lượng khách lớn từ các thành phố
tới đây để khám phá và nghiên cứu.
Trước mắt, cần tôn tạo lại các vườn cây ăn trái đặc sản vốn có ở Đà Lạt nhằm tạo sức hút đối với du khách như: vườn mận, vườn đào, vườn hồng,... khôi phục lại vườn mận ở Trại Hầm, vườn mận Phát Chi - Cầu Đất, vườn hồng ở Đơn Dương... Ngoài ra, khách có thể tham quan các vườn đào, vườn lan, vườn dâu, vườn rau sạch…ở Đà Lạt. Việc tạo nên những vườn địa lan, phong lan qui mô lớn, bên cạnh các vườn bướm, vườn chim, ao cá sẽ là sản phẩm du lịch độc đáo mà các địa phương khác không thể có được.
Kết hợp du lịch miệt vườn với việc thưởng thức các đặc sản Đà Lạt như: rau, củ, quả trong các quán ăn ngay cạnh các khu vườn hoặc nông trại. Nhà hàng được
trang trí, có dụng cụ cũng như cung cách phục vụ thật dân dã; đầu bếp có thể là du khách nếu họ yêu cầu.
3.4.10. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống
Khôi phục các làng nghề thủ công truyền thống có giá trị để phục vụ du lịch. Tiêu biểu là các nghề: đan len, thêu, tranh bút lửa, cưa lộng, dệt thổ cẩm… ; chế biến hoa quả như: trà Atiso, mứt dâu, mứt mận….Đây chính là những sản phẩm có giá trị
mà bất cứ ai lên Đà Lạt cũng đều muốn mua để làm kỷ niệm hoặc làm quà.
Chú ý phát triển các làng nghề về đan thêu, thủ công mỹ nghệ, gốm sứ mỹ
nghệ tại Trại Mát Đà Lạt, xã Pró ở Đơn Dương, thôn K‘Long ở Đức Trọng…và các mặt hàng lưu niệm có chất lượng cao, đẹp, gọn nhẹ,... để phục vụ du khách và xuất khẩu.
Đà Lạt cần sớm thành lập trung tâm giới thiệu và cung cấp các đặc sản Đà Lạt. Việc bán các sản phẩm này tràn lan ở khu trung tâm Hòa Bình cần được qui tụ về
một mối nhằm quản lý tốt và tạo điều kiện thuận tiện cho việc mua sắm của du khách.
3.4.11. Sản phẩm văn hóa ẩm thực đặc trưng cho Đà Lạt
Theo quan điểm của du khách thông qua khảo sát, yếu tố nghệ thuật ẩm thực không quan trọng lắm, tuy nhiên sản phẩm du lịch sẽ giảm chất lượng nếu khâu ẩm thực quá kém. Chúng ta không thể hình dung được trong một thành phố du lịch, chỉ
sau 9 giờ tối du khách không thể tìm ra nơi để ăn uống và vui chơi.
Phốđi bộ ở Trung tâm Hòa Bình vào tối thứ 7 và chủ nhật hàng tuần là hình thức du lịch rất bổ ích cho du khách. Tuy nhiên, ngoài việc uống cà phê quanh Hòa Bình, du khách không còn thêm các dịch khác để giải trí, ăn uống, mua sắm... Chính vì vậy, chúng ta cần tạo thêm nét văn hóa ẩm thực ở khu phố đi bộ này. Chế biến các loại rau củ theo đặc trưng Đà Lạt, mở một số quán ăn đặc trưng của các dân tộc thiểu số như: Cơm lam kiểu Thái, thịt nướng kiểu K’ho… và chỉ uống rượu cần hoặc rượu vang Đà Lạt.
Phải tạo ra những ấn tượng đặc biệt về hoa, trái của thành phố Đà Lạt để du khách có thể xem, mua và nghiên cứu. Cần lưu ý đến những sản phẩm mà chỉ ở Đà Lạt mới trồng được như: Atiso, rau bố xôi, dâu tây, hồng…
3.5. Giải pháp thu hút và phát triển nguồn nhân lực
Qua số liệu thực tế cho thấy, nguồn nhân lực về du lịch của Lâm Đồng còn thiếu về số lượng và yếu kém về chất lượng. Do vậy,trong quá trình đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, một vấn đề không thể trì hoãn đó chính là phát triển nguồn nhân lực.
Trong những năm trước mắt cần tăng cường đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật và nghiệp vụ du lịch. Có kế hoạch bố trí sử dụng cán bộ phù hợp, đồng thời phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các dự án đầu tư phát triển du lịch trong tương lai. Có chính sách ưu đãi thu hút những người có trình độ chuyên môn giỏi cho ngành du lịch.
Về lâu dài, cần đặc biệt coi trọng công tác quy hoạch cán bộ nguồn, đào tạo bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn thực sự; đào tạo nhanh đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đội ngũ
chuyên gia giỏi về công nghệ và quản lý du lịch, đảm bảo được cho nhu cầu trước mắt và lâu dài của một trung tâm du lịch lớn có tầm quốc gia và quốc tế.
Mặt khác, tranh thủ sự giúp đỡ của trung ương và các tổ chức, quỹ tài trợ để
mở nhiều hình thức đào tạo về nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, tin học và nhanh chóng xây dựng một trung tâm đào tạo chuyên ngành du lịch chất lượng cao tại Đà Lạt. Trong đó chú trọng đào tạo nhanh chóng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp.
3.6. Giải pháp đối với kết cấu hạ tầng kỹ thuật
Trong lĩnh vực nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch, cần khuyến khích phát triển các sân bãi đỗ xe ở cơ sở lưu trú và các điểm tham quan. Giao thông là một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, vì vậy tỉnh sớm xúc tiến việc mở đường bay Ðà Lạt – Singapore, nhằm thu hút một số lượng lớn khách quốc tếở khu vực này. Hoàn thiện và sớm đưa vào sử dụng tuyến đường Ðà
Lạt - Nha Trang theo đường tỉnh lộ 723. Nếu tuyến này được sử dụng có thể tiết kiệm 1/3 thời gian đi lại cho du khách, đây sẽ là yếu tố tác động tích cực cho việc phát triển các tour du lịch miền núi và miền biển. Đưa tuyến đường cao tốc Đà Lạt - Dầu Giây vào sử dụng theo đúng dự kiến cuối năm 2008, tạo điều thuận lợi cho việc khai thác thị trường khách tiềm năng - thành phố Hồ Chí Minh.
Để thu hút vốn đầu tư mạnh mẽ vào các dự án đã có kế hoạch đầu tư, Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư bằng cách không tính chi phí xây dựng cơ sở hạ
tầng trong vốn đầu tư.
Ngoài ra, tại Đà Lạt có sân bay Cam Ly đã không sử dụng từ 1975, nay cần
được sửa chữa mở rộng để có thể tiếp nhận các loại máy bay trọng tải nhỏ nhằm phục vụ loại hình du lịch thể thao, mạo hiểm. Đây cũng là một trong những loại hình du lịch được du khách đánh giá là còn yếu kém ởĐà Lạt.
3.7. Đẩy mạnh liên doanh liên kết trong và ngoài nước
Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên vùng vì vậy liên kết vùng là hướng mở
phát triển du lịch cho các địa phương nói chung và Lâm Đồng nói riêng. Lâm Đồng là một cực của Trung tâm du lịch Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt, ngoài ra mối quan hệ giữa du lịch Lâm Đồng với du lịch TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ như: Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu...là không thể thiếu
được trong quá trình phát triển du lịch của Tỉnh trong những năm tiếp theo.
Trong mối liên hệ vùng của du lịch Lâm Đồng, sản phẩm du lịch miền núi càng có vai trò đặc biệt quan trọng. Liên kết vùng được thể hiện trong việc xây dựng tour mới (sản phẩm du lịch mới), trong việc phối hợp đào tạo nhân lực du lịch, trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch… Chính vì vậy, mối liên kết vùng du lịch với các tỉnh duyên hải miền Trung và TP. Hồ Chí Minh là một trong những giải pháp quan trọng của quá trình đa dạng hóa sản phẩm du lịch Lâm Đồng.
Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ du lịch; mở
rộng giao lưu, hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh
trên thị trường. Việc mở rộng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước không chỉ tạo ra các sản phẩm du lịch mới mà còn làm giảm bớt áp lực cạnh tranh.
Tăng cường chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tăng nguồn khách, vốn đầu tư và kinh nghiệm góp phần đảm bảo thực hiện quá trình đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
3.8. Đẩy mạnh các hình thức quảng bá, xúc tiến du lịch
Nâng cao nhận thức về du lịch cho các cấp, các ngành và người dân địa phương; tạo lập và nâng cao hình ảnh của du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng trong khu vực và trên thế giới, qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch.
Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng. Tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin
đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm; tranh thủ
sự hỗ trợ quốc tếđể xúc tiến quảng bá du lịch.
Thực hiện các chương trình thông tin tuyên tuyền, công bố những sự kiện thể
thao, văn hóa, lễ hội lớn của Tỉnh trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các chiến dịch xúc tiến, sự kiện quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề. Tổ chức và tham