2.8.1. Tóm tắt điểm mạnh, điểm yếu của du lịch Lâm Đồng
Xuất phát từ thực trạng và tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm
Đồng. Dựa trên kết quả phân tích môi trường bên trong, dưới đây xin trình bày những điểm mạnh và điểm yếu của du lịch tỉnh Lâm Đồng.
• Những điểm mạnh chính của du lịch tỉnh Lâm Đồng
S1: Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm, môi trường trong lành. S2: Lâm Đồng có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú.
S3: Lâm Đồng có tài nguyên nhân văn, văn hóa cồng chiêng đặc sắc. S4: Đà Lạt có môi trường xã hội an toàn, thân thiện và thanh lịch.
S5: Được sự quan tâm ủng hộ của chính quyền và nhân dân địa phương.
S6: Trường nghiệp vụ du lịch được thành lập, trường Đại Học Đà Lạt đã có khoa du lịch.
S7: Tỉnh đã có qui hoạch tổng thể phát triển du lịch 1996-2010.
• Những điểm yếu chính của du lịch Lâm Đồng
W1: Chưa khai thác tốt tiềm năng du lịch, mới chủ yếu khai thác loại hình tham quan danh lam thắng cảnh.
W2: Sản phẩm du lịch chưa đa dạng và phong phú, chất lượng yếu kém, qui mô nhỏ.
W3: Chưa có khu vui chơi giải trí qui mô lớn, chưa có trung tâm thương mại, siêu thị.
W4: Nguồn nhân lực của ngành du lịch hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên.
W5: Hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch kém hiệu quả.
W6: Việc quản lý các dự án đầu tư du lịch, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng còn lỏng lẻo, kém hiệu quả.
W7: Chưa quản lý được giá cả vào mùa đông khách, gây thiện chí không tốt về du lịch Đà Lạt của du khách.
W8: Chưa có chính sách thu hút nhân tài phục vụ cho ngành du lịch.
W9: Việc đầu tư phát triển du lịch còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, thiếu vốn, chưa hiệu quả, chính sách vềđầu tư chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư.
2.8.2. Tóm tắt cơ hội, nguy cơ của du lịch tỉnh Lâm Đồng
Dựa trên kết quả phân tích môi trường bên ngoài, dưới đây xin trình bày các cơ hội và nguy cơ chủ yếu của du lịch tỉnh Lâm Đồng.
• Các cơ hội chủ yếu của du lịch Lâm Đồng
O1: Đà Lạt được Tổng cục Du lịch chọn làm nơi tổ chức Festival hoa 2 năm một lần, bắt đầu từ năm 2005; dự kiến Đà Lạt sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung
ương vào năm 2010.
O2: Đà Lạt là trung tâm du lịch của cả nước do vậy được chính phủ và các ban ngành Trung ương quan tâm hỗ trợ.
O3: Việt Nam là điểm đến an toàn và thân thiện đối với khách du lịch quốc tế. Chính vì vậy, số lượt khách du lịch quốc tếđến Việt Nam được gia tăng. Năm 2006, Việt Nam đón khoảng 3,585 triệu lượt khách.
O4: Đã có tuyến bay Hà Nội – Đà Lạt và tuyến bay Đà Lạt – Singapore sẽ được thiết lập cuối năm 2007; đường cao tốc Đà Lạt – Dầu Giây hoàn thành vào cuối năm 2008.
O5: Nhu cầu du lịch trên thế giới tăng mạnh, xu thế du lịch thế giới phát triển theo hướng chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), khu vực Đông Nam Á đến năm 2020 sẽđón khoảng 125 triệu lượt khách quốc tế. Bối cảnh đó tạo cơ hội thuận lợi để du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Lâm Đồng nói riêng ngày càng mở rộng và phát triển.
O6: Chính sách chủ trương phát triển nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế đã và
đang tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Ngoài ra, việc bỏ chếđộ VISA đối với công dân một số nước ASEAN và Nhật Bản, việc mở thêm các đường bay Việt Nam – Hoa Kỳ, Việt Nam – Hàn Quốc…cũng góp phần thu hút thêm khách du lịch các nước nói trên đến Việt Nam.
O7: Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (World Trading Organization).
• Các nguy cơ chủ yếu đối với du lịch Lâm Đồng
T1: Nhiều đối thủ cạnh tranh thu hút khách quốc tế như: Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia, Trung quốc...
T2: Nhiều đối thủ cạnh tranh thu hút khách nội địa như: Vũng Tàu, Phan Thiết, Phan Rang, Nha Trang, các tỉnh đồng bằng Nam Bộ...
T3: Đà Lạt ngày càng nóng dần, ít có sương mù, nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.
T4: Tình hình thế giới mất ổn định do: chiến tranh, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh. T5: Đà Lạt cách xa thành phố Hồ Chí Minh, khách mất nhiều thời gian cho việc đi lại.
T6: Đòi hỏi yêu cầu ngày càng cao của du khách về các sản phẩm du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế.
2.9. Khảo sát đánh giá của du khách về sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng
2.9.1 Thiết kế bảng câu hỏi
Từ yêu cầu nội dung nghiên cứu của đề tài, thông qua thảo luận ý kiến với một số chuyên gia, tác giảđã đưa ra bảng câu hỏi sơ bộ và tiến hành khảo sát thử 15
du khách, sau đó hoàn thiện và đưa ra bảng câu hỏi chính thức dùng để khảo sát. Bảng câu hỏi tiếng Việt dành cho du khách trong nước (Phụ lục 1) và bảng câu hỏi tiếng Anh dành cho khách nước ngoài (Phụ lục 2).
Nội dung của bảng câu hỏi theo chiều dọc gồm 2 phần chính :
- Phần thứ 1, đánh giá của du khách về các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch với các tiêu chí: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất du lịch và cơ sở hạ tầng của địa phương, yếu tố về môi trường kinh tế và xã hội của địa phương.
- Phần thứ 2, đánh giá của du khách về các sản phẩm du lịch cần được đa dạng hóa tại địa phương.
Nội dung bảng câu hỏi theo chiều ngang, phía bên trái bảng câu hỏi là đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các yếu tố sản phẩm du lịch với 5 mức
độ: không quan trọng, ít quan trọng, bình thường, quan trọng và rất quan trọng. Phía bên phải bảng câu hỏi là đánh giá của du khách về thực trạng các yếu tố về sản phẩm du lịch Lâm Đồng với 5 mức độ: rất kém, kém, bình thường, tốt và rất tốt.
2.9.2 Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp thu thập thông tin sử dụng cho nghiên cứu đề tài này là phát phiếu khảo sát điều tra theo bảng câu hỏi đã soạn sẵn.
Đối tượng khảo sát bao gồm du khách trong nước và quốc tếđang lưu trú tại một số khách sạn từ đạt tiêu chuẩn đến khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
Tổng số phiếu điều tra phát ra 250 phiếu cho hơn 30 khách sạn ngẫu nhiên, trong đó khách nước ngoài 60 phiếu và khách trong nước là 190 phiếu. Số phiếu thu về 169 phiếu (chiếm tỉ lệ 67.6%), trong đó có 26 phiếu không sử dụng được vì khách bỏ trống nhiều câu hỏi và một số phiếu khách trả lời các câu hỏi giống nhau. Kết quả còn lại 143 phiếu có đầy đủ thông tin cần thu thập (chiếm tỉ lệ 57.2%), trong đó 48 phiếu là của khách nước ngoài và 95 phiếu là của khách trong nước.
2.9.3. Phân tích dữ liệu
Các tài nguyên thiên nhiên xếp theo thứ tự trong bảng câu hỏi được mã hóa như sau: tn1, tn2, tn3, tn4.
Các yếu tố về tài nguyên nhân văn xếp theo thứ tự trong bảng câu hỏi mã hóa như sau: nv1, nv2, nv3, nv4, nv5.
Các yếu tố cơ sở vật chất của ngành du lịch và cơ sở hạ tầng của địa phương xếp theo thứ tự trong bảng câu hỏi mã hóa như sau: cs1, cs2, cs3, cs4.
Các yếu tố môi trường kinh tế và xã hội xếp theo thứ tự trong bảng câu hỏi mã hóa như sau: mt1, mt2, mt3, mt4, mt5, mt6.
Một số sản phẩm du lịch cần được đa dạng hóa xếp theo thứ tự trong bảng câu hỏi mã hóa như sau: sp1, sp2, sp3, sp4, sp5. sp6, sp7, sp8, sp9, sp10, sp11.
Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 13.0 sử dụng cho việc thống kê mô tả, kiểm định thang đo và phân tích nhân tố.
2.9.4. Kết quả thu được từ những thông tin cá nhân
Theo kết quả khảo sát về thông tin cá nhân của du khách trong bảng 2.6, ta nhận thấy tỉ lệ du khách đi du lịch giữa nam và nữ tương đương nhau. Khuynh hướng người lớn tuổi đi du lịch ở Đà Lạt chiếm tỉ lệ cao (29.37%), chính vì vậy việc tạo môi trường du lịch yên tĩnh, phát triển du lịch nghỉ dưỡng là rất cần thiết
để thu hút đối tượng du khách này. Trong đối tượng du khách, nhân viên văn phòng chiếm tỉ lệ cao nhất (38.46%), đây là đối tượng thường được công ty tổ chức đi du lịch hàng năm, hoặc có thể do công ty tổ chức hội nghị khách hàng, hội nghị tổng kết, hội nghị giới thiệu sản phẩm…Việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch hội nghị
chính là để hấp dẫn đối tượng du khách này.
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là khách hàng chiếm tỉ lệ cao nhất (62.11%), nếu không đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tạo nét đặc trưng nổi bật cho các sản phẩm du lịch chắc chắn khách hàng quen thuộc này sẽ nhàm chán và sẽ chuyển sang du lịch ở thị trường khác.
Mặc dù mức chi tiêu của khách nước ngoài khá cao (85.7 USD/ngày), tuy nhiên hầu hết các du khách vẫn than phiền là không có nhiều dịch vụ để tiêu tiền,
đặc biệt là vào ban đêm. Chính vì vậy cần thiết phải đa dạng hóa sản phẩm du lịch
ẩm thực và vui chơi giải trí vào ban đêm để thỏa mãn nhu cầu của du khách.
Bảng 2.6 : Các thông tin về cá nhân của du khách
Tiêu chí Phân Loại Số lượng Tỉ lệ % Nam 71 49.65% Giới tính Nữ 72 50.35% Từ 18 – 25 tuổi 25 17.48% Tuổi Từ 26- 35 tuổi 39 27.27% Từ 36 – 45 tuổi 37 25.87% Trên 45 tuổi 42 29.37% Nhân viên văn phòng 55 38.46%
Nghề nghiệp Công nhân trong các doanh
nghiệp 36 25.17% Buôn bán 16 11.19% Khác 36 25.17% Tp. Hồ Chí Minh 59 62.11% Bình Thuận 9 9.47% Nơi ở Ninh Thuận 2 2.11% Khánh Hòa 9 9.47% Đồng bằng Nam Bộ 7 7.37% Nơi khác 9 9.47% Singapore 3 6.25% Pháp 2 4.17% Quốc tịch Mỹ 11 22.92% Anh 4 8.33% Nước khác 28 58.33%
Mức chi tiêu BQ ngày(USD) Đối với khách quốc tế 27 85.70
1 lần 57 39.86% Số lần đến Đà Lạt 2 lần 16 11.19% 3 lần 22 15.38% Hơn 4 lần 48 33.57% Quay trở lại Đà Lạt Có 131 91.61% Không 12 8.39% Truyền hình 32 14.55% Báo, tạp chí 26 11.82% Sách quảng cáo, đĩa CD 22 10.00%
Thông qua kênh thông tin Mạng internet 27 12.27%
Đại lý du lịch 30 13.64%
Thông qua người thân giới thiệu 53 24.09%
Số lượng khách đến Đà Lạt lần đầu cao nhất (39.86%), chính vì vậy nếu Đà Lạt không có những sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn, chúng ta sẽ không có cơ hội
đón những du khách này quay trở lại lần sau.
Việc du khách hứa nếu có cơ hội họ sẽ quay trở lại Đà Lạt chiếm tỉ lệ cao (91.61%), đây là tín hiệu đáng mừng cho du lịch Đà Lạt.
Du khách biết đến Đà Lạt thông qua người thân giới thiệu chiếm tỉ lệ cao nhất (24.09 %), điều này chứng tỏ việc xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch Đà Lạt còn yếu. Rõ ràng hình thức quảng cáo qua người thân thực sự có hiệu quả và ít tốn kém, do vậy việc gây ấn tượng tốt cho du khách về thương hiệu du lịch Đà Lạt bằng những sản phẩm du lịch đặc sắc, chất lượng cao là vô cùng quan trọng.
2.9.5. Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các yếu tố SPDL Bảng 2.7: Đánh giá của du khách mức độ quan trọng các yếu tố SPDL
Tiêu Chí Mã N Minimum Maximum Mean DeviationStd.
Khí hậu tn1 143 1 5 4.36 0.99
Các danh lam thắng cảnh tn2 143 1 5 4.31 0.80
Tài nguyên rừng tn3 143 1 5 3.79 1.07
Vị trí địa lý tn4 143 1 5 3.43 1.09
Các di sản văn hóa nv1 143 1 5 3.76 0.98
Phong tục tập quán của địa phương nv2 143 2 5 3.87 0.79 Sự thân thiện của dân địa phương nv3 143 1 5 4.43 0.75
Các công trình kiến trúc nv4 143 2 5 3.86 0.80
Các lễ hội truyền thống nv5 143 1 5 3.62 1.00
Các cơ sở lưu trú cs1 143 2 5 4.17 0.77
Dịch vụ vui chơi giải trí cs2 143 1 5 3.89 0.99 Các phương tiện giao thông phục vụ du lịch cs3 143 1 5 3.37 1.00 Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch: giao thông, thông
tin, điện, nước, y tế,… cs4 143 1 5 3.69 0.85 Ý thức bảo vệ môi trường của dân địa phương mt1 143 2 5 4.45 0.72
Nghệ thuật ẩm thực mt2 143 1 5 3.69 1.06
Thái độ phục vụ của nhân viên mt3 143 3 5 4.37 0.68 Tính chuyên nghiệp của nhân viên (trình độ nghiệp
vụ , trình độ ngoại ngữ ) mt4 143 3 5 4.27 0.72 Giá cả nói chung liên quan đến các hoạt động du lịch mt5 143 2 5 3.86 0.75 Mức độ an toàn khi du lịch ởđịa phương mt6 143 1 5 4.31 0.83
Theo kết quả nghiên cứu, du khách đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch địa phương đều rất cao. Trong đó các yếu tố ý thức
bảo vệ môi trường; sự thân thiện, thanh lịch của dân địa phương; tài nguyên thiên nhiên; yếu tố an toàn; thái độ, trình độ chuyên môn của nhân viên được du khách cho là rất quan trọng (từ 4.45 – 4.27). Yếu tố phương tiện giao thông, vị trí địa lý
được du khách cho là ít quan trọng nhất (3.37, 3.43).
Từ kết quả trên đòi hỏi các nhà quản lý cần có các chiến lược, các chính sách phù hợp để tạo ra các sản phẩm du lịch tốt nhất theo nhu cầu của du khách. Việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch phải gắn liền với bảo vệ các tài nguyên tiên nhiên, tài nguyên nhân văn, bảo vệ môi trường cũng như quá trình nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ nhân viên, quản lý của ngành du lịch.
2.9.6 Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của sản phẩm du lịch
Theo kết quả nghiên cứu, du khách đánh giá mức độ quan trọng của các sản phẩm du lịch của địa phương hầu hết là quan trọng. Các sản phẩm du lịch khách cho là quan trọng nhất đó là: các đặc sản Đà Lạt, du lịch tham quan, du lịch nghỉ
dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu văn hóa lịch sử (điểm trung bình từ 3.69 – 3.99). Loại hình du lịch miệt vườn khách cho là ít quan trọng hơn cả (3.26). Với kết quả này các nhà quản lý, các nhà đầu tư cần có cách nhìn đúng đắn trong việc ưu tiên đầu tư, trong công tác qui hoạch tổng thể du lịch.
Bảng 2.8 : Mức độ quan trọng của sản phẩm du lịch
Tiêu chí Mã N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Hàng thủ công mỹ nghệđịa phương Sp1 143 1 5 3.48 0.96 Các đặc sản đặc trưng của địa phương Sp2 143 2 5 3.99 0.80 Loại hình du lịch tham quan Sp3 143 2 5 3.95 0.85 Loại hình du lịch nghỉ dưỡng Sp4 143 1 5 3.91 1.02 Loại hình du lịch sinh thái Sp5 143 2 5 3.97 0.89 Loại hình du lịch hội thảo, hội nghị Sp6 143 1 5 3.46 1.05 Loại hình du lịch thể thao, mạo hiểm Sp7 143 1 5 3.37 1.00 Loại hình du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử Sp8 143 2 5 3.69 0.82 Loại hình du lịch miệt vườn Sp9 143 1 5 3.26 0.98 Các tour du lịch theo chủđề Sp10 143 1 5 3.45 0.94 Loại hình du lịch mua sắm Sp11 143 1 5 3.31 1.00
2.9.7 Đánh giá của du khách về thực trạng các yếu tố SPDL Lâm Đồng
Theo nghiên cứu, du khách đánh giá thực trạng các yếu tố cấu thành, tác
động của sản phẩm du lịch Lâm Đồng ở mức độ bình thường và kém. Chỉ có yếu tố