2.7.2.1. Nhóm các di sản văn hóa
Năm 2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây có thểđược coi là sự kiện văn hóa lớn của người dân Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng. Hiện nay tại các bản dân tộc Mạ, Chu Ru ở Lâm Đồng còn khoảng 2.700 bộ
cồng chiêng với những nét riêng so với cồng chiêng Tây Nguyên. Đây được coi là tài nguyên du lịch quý giá của Lâm Đồng, là tiền đề xây dựng các sản phẩm du lịch
đặc thù hấp dẫn du khách tham quan và nghiên cứu.
2.7.2.2. Nhóm các di tích lịch sử văn hoá và khảo cổ
Toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 100 di tích. Mật độ bình quân 1 di tích trên 100km2, trong khi mật độ bình quân của cả nước là hơn 2,2 di tích/100 km2. Những di tích khảo cổ có giá trị về mặt du lịch như:
• Khu Thánh địa Bà La Môn Cát Tiên: Đây là khu di tích rộng lớn trải dài 15km dọc theo bờ Bắc sông Đồng Nai (Phụ lục 6)
• Khu mộ cổ của dân tộc Mạ: Nằm trên địa phận các xã Đại Lào, Đại Làng, thị xã Bảo Lộc (Phụ lục 6)
2.7.2.3. Nhóm các công trình kiến trúc nghệ thuật
Một trong những tài nguyên du lịch độc đáo của Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng là kiến trúc cảnh quan của thành phố.
Hiện nay trên thành phố có khoảng 2.000 biệt thự lớn nhỏ mà mỗi biệt thựđều có những nét độc đáo riêng, một phong cách kiến trúc lấy thiên nhiên thơ mộng của
Đà Lạt làm bối cảnh nên thực sự có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Ngoài ra, còn phải kể đến một số công trình kiến trúc tôn giáo như chùa Linh Sơn, chùa Linh Quang, nhà thờ Chánh tòa, nhà thờ Domaine de Marie, tu viện Dòng Chúa Cứu Thế, Thiền viện Trúc lâm, lăng Nguyễn Hữu Hào...
Một số công trình kiến trúc tiêu biểu hấp dẫn khách du lịch như sau:
•Chùa Linh Sơn: Chùa Linh Sơn nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi, Đà Lạt (Phụ lục 6).
•Thiền viện Trúc Lâm: Thiền viện Trúc Lâm tọa lạc bên hồ Tuyền Lâm trên núi Phượng Hoàng, thuộc Phường 3 thành phốĐà Lạt (Phụ lục 6)
•Nhà thờ Đà Lạt (Nhà thờ Con Gà): Nhà thờ Đà Lạt nằm trên đường Trần Phú, thành phốĐà Lạt (Phụ lục 6)
•Chùa ThiênVương Cổ Sát: Chùa Thiên Vương Cổ Sát tọa lạc trên đồi Rồng, tại số 385 đường Khe Sanh (Phụ lục 6)
•Dinh III (Dinh Bảo Đại): Dinh III tọa lạc trên một đồi thông ở đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm thành phốĐà Lạt chừng 2km về hướng Tây Nam. (Phụ
lục 6)
•Ga xe lửa Đà Lạt: Ga xe lửa Đà Lạt là một trong những ga xe lửa lâu đời nhất ở Việt Nam (Phụ lục 6)
2.7.2.5. Lễ hội, văn hoá dân gian
Các dân tộc ít người ở Lâm Đồng còn lưu giữ được nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống. Ở đây các lễ nghi với tập quán canh tác nông nghiệp
còn mang đậm nét sơ khai. Các lễ hội tiêu biểu như: lễ hội cồng chiêng, lễ hội đâm trâu…
•Lễ hội đâm trâu: Đây cũng là một lễ hội phổ biến chung ở Tây Nguyên thường diễn ra sau mùa thu hoạch trùng vào dịp tết đầu xuân gọi là lễ sa rơ pu để tạ ơn thần linh. (Phụ lục 6)
•Lễ hội cồng chiêng: Cồng chiêng là thứ nhạc cụ không thể thiếu được trong các dịp lễ hội của đồng bào các dân tộc ít người ở Tây Nguyên nói chung và Lâm
Đồng nói riêng. (Phụ lục 6)
•XQ – Đà Lạt Sử Quán: XQ- Đà Lạt sử quán được khai trương vào cuối năm 2001, nằm trên đường Mai Anh Đào (Phụ lục 6)
•Lể hội hoa Đà Lạt: Với chủ đề "Đà Lạt thành phố ngàn hoa", Festival hoa
Đà Lạt được tổ chức lần đầu 2005 và 2 năm tổ chức một lần (Phụ lục 6)
2.7.2.5. Các nghề thủ công truyền thống
Lâm Đồng là nơi có nhiều nghề thủ công truyền thống có giá trị phục vụ du lịch. Tiêu biểu là các nghề dệt vải thổ cẩm từ sợi bông của người Mạ ở Đạ Đờng, người Lạch ở Lạc Dương, đan len ở Đà Lạt… Nghề làm gốm bằng tay cũng là một nghề thủ công độc đáo của các cư dân các dân tộc ít người ở Lâm Đồng. Thành phố Đà Lạt là nơi tập trung nhiều nghệ nhân có nghề chạm khắc gỗ tinh xảo, đặc biệt là nghề thêu, nghề trồng hoa, nghề chơi cây kiểng... nên đã tạo ra hàng trăm loại sản phẩm lưu niệm có giá trị phục vụ du lịch.