Khách du lịch

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2015 (Trang 30 - 32)

Số lượng du khách đến Lâm Đồng đã gia tăng đáng kể, tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 17,4% - đây thực sự là một tín hiệu khả quan đối với du lịch Lâm Đồng. Bng 2.3: Lượng khách du lch đến Lâm Đồng thi k 2001 - 2006 Đơn vị tính: Lượt khách Năm Khách nội địa Khách quốc tế Tổng số du khách Số lượng Tỷ lệ gia tăng (%) Số lượng Tỷ lệ gia tăng (%) Số lượng Tỷ lệ gia tăng (%) 2001 725,000 13.20 78,000 12.10 803,000 13.10 2002 820,000 13.10 85,000 9.00 905,000 12.70 2003 1,085,000 32.30 65,000 (23.50) 1,150,000 27.10 2004 1,264,000 16.50 86,000 32.30 1,350,000 17.40 2005 1,460,300 15.53 100,600 17.10 1,560,900 15.60 2006 1,751,000 19.91 97,000 (3.58) 1,848,000 18.39

Nguồn: Sở Du lịch và Thương mại tỉnh Lâm Đồng.

2.4.2. Khách du lch quc tế

Theo các số liệu nêu tại bảng 2.3, chúng ta nhận thấy tổng số khách du lịch

đến Lâm Đồng từ năm 2001 đến nay nhìn chung là tăng nhưng không ổn định. Năm 2003, số lượng khách quốc tế vào Lâm Đồng giảm mạnh so với năm 2002 theo sự

sụt giảm chung của ngành du lịch trên thế giới và khu vực do dịch bệnh cúm gia cầm, khủng bố... liên tiếp xảy ra. Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch quốc tếđạt 7,24% trong giai đoạn 2001 – 2006.

2.4.3. Khách du lch ni địa

Trong giai đoạn 2001 – 2006, tốc độ tăng trưởng của thị trường khách nội địa tăng bình quân 18,42%, trong đó khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chiếm thị phần lớn nhất khoảng 60,5%. Bng 2.4: So sánh lượng khách du lch đến Lâm Đồng vi các tnh ph cn và các trung tâm du lch ln Đơn vị: Ngàn lượt khách Tỉnh, thành phố Năm 1996 1999 2000 2003 2004 Tăng trưởng (%) Lâm Đồng 605.12 603.00 710.00 1,150.00 1,350.00 10.55% Khánh Hòa 390.00 344.50 397.50 625.00 710.00 7.78% Ninh Thuận 32.20 39.00 76.90 103.90 176.30 24.17% Bình Thuận 56.60 123.20 460.00 1,465.00 1,500.00 50.66% TP. Hồ Chí Minh 2,053.00 2,575.00 3,100.00 3,219.30 4,080.00 8.96% TP. Hà Nội 1,052.00 1,430.00 2,600.40 3,781.00 5,800.00 23.79%

Nguồn: Sở Du lịch và Thương mại tỉnh Lâm Đồng & ITDR

Nếu so với hai tỉnh phụ cận là Ninh Thuận và Bình Thuận trong giai đoạn 1996 - 2004 có thể thấy tốc độ tăng trưởng về du khách đến Lâm Đồng thấp hơn; Nếu so sánh với Khánh Hòa thì mức tăng trưởng khách du lịch của Lâm Đồng cao hơn.

Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng đạt 1,82 ngày, thấp hơn so với các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt là Thành phố Hồ

Chí Minh và Hà Nội.

2.5. Vềđầu tư phát triển du lịch

Giai đoạn 2003 – 2006 đã có 92 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Tổng nguồn vốn đăng ký đầu tư gần 40.000 tỷđồng trong đó nổi bật là dự án khu du lịch

Đan Kia – Suối Vàng do các nhà đầu tư Nhật Bản với vốn đăng ký 1.2 tỷ USD và công viên thú hoang dã ” Datria – Bidoup National Park ” do các nhà đầu tư Pháp với vốn đăng ký 300 triệu USD

Giai đoạn 2001 - 2006, ngành du lịch đã nhận được 136,78 tỷ đồng đầu tư

phát triển hạ tầng du lịch với 12 dự án, trong đó một số dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng

Mặt khác, tỉnh đã chú trọng thu hút đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như các khách sạn cao cấp, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ lưu trú. Một số dự án xây dựng khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn 4 sao đang

được thực hiện và sớm đưa vào sử dụng như: Khách sạn Sài Gòn - Đà Lạt, khách sạn Ngọc Lan, khách sạn Rex, khu nghỉ mát biệt thự Trần Hưng Đạo (Phụ lục 8).

2.6. Xúc tiến, quảng bá du lịch

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thuộc các thành phần kinh tếđã tích cực tham gia các hội chợ thương mại, liên hoan du lịch như : Festival Huế, Hội chợ Du lịch Đất Phương Nam ở TP. Hồ Chí Minh, Hội chợ Du lịch Thương mại Cần Thơ..., nhiều sản phẩm du lịch của Lâm Đồng đã được gửi đi tham gia hội chợ du lịch quốc tế.

Năm 2005, lễ hội hoa Đà Lạt bắt đầu được tổ chức và sẽđược tổ chức định kỳ

2 năm/lần. Lễ hội không chỉđem lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tếĐà Lạt mà còn là cơ hội để quảng bá thương hiệu du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng tới bạn bè trong nước và quốc tế, từng bước mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư phát triển kinh tế du lịch.

Ngành du lịch Lâm Đồng đã hoàn thành về cơ bản trang website du lịch thương mại, duy trì thường xuyên việc cung cấp thông tin, các chương trình hỗ trợ

xúc tiến quảng bá du lịch Lâm Đồng ở trong nước và quốc tế cũng như hỗ trợ để đưa các thông tin về du lịch trong nước và quốc tế tới các doanh nghiệp du lịch trên

địa bàn tỉnh.

2.7. Tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2015 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)