Với môi trường Đà Lạt, du khách có thểở trong các khách sạn yên tĩnh để tận hưởng khí hậu trong lành, mát mẻ, môi trường xanh sạch, ngắm nhìn cảnh quan thơ
mộng để phục hồi sức khoẻ sau thời gian lao động căng thẳng tại các đô thị, các khu công nghiệp ồn ào và nóng bức của mình. Thế nhưng Đà Lạt mới chỉ khắc phục
được khâu cho du khách nghỉ ngơi là chủ yếu, còn phần nghỉ dưỡng cho đến nay vẫn còn bỏ ngỏ. Đây cũng chính là một trong những lý do tại sao số ngày lưu trú bình quân của du khách tại Đà Lạt chưa cao. Đối với loại hình sản phẩm du lịch này, du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng cần phải khai thác lợi thế về khí hậu, tài nguyên nhân văn để có thểđưa du lịch nghỉ dưỡng trở thành một trong những sản phẩm du lịch chính của Đà Lạt - Lâm Đồng.
2.3.6. Loại hình du lịch hội nghị - hội thảo
Với ưu thế về khí hậu cảnh quan thiên nhiên, môi trường …, Đà Lạt thực sự là nơi lý tưởng để tổ chức các cuộc hội nghị kết hợp với du lịch mang tính quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, du lịch hội nghị ở Đà Lạt chưa phát triển, chưa khai thác được lợi thế này. Chỉ mới có một số khách sạn có phòng họp lớn như: Khách sạn Sofitel
Dalat Palace, Khách sạn Công đoàn, Khách sạn Vietso Petro, khu resort Hoàng Anh Gia Lai, khu resort Ana Mandra và hội trường của một số cơ quan quản lý tại địa phương… Hiện tại toàn tỉnh mới chỉ có 8 cơ sở có tổ chức hoạt động hội nghị, qui mô vừa và nhỏ với tổng sức chứa khoảng 1.500 chỗ ngồi. Những cơ sở này chủ yếu là kết hợp giữa kinh doanh lưu trú với hội nghị. Việc tổ chức hội nghị còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa kết hợp tốt hội nghị với các dịch vụ dã ngoại, ẩm thực ngoài trời.
2.4. Hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Lâm Đồng
2.4.1. Khách du lịch
Số lượng du khách đến Lâm Đồng đã gia tăng đáng kể, tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 17,4% - đây thực sự là một tín hiệu khả quan đối với du lịch Lâm Đồng. Bảng 2.3: Lượng khách du lịch đến Lâm Đồng thời kỳ 2001 - 2006 Đơn vị tính: Lượt khách Năm Khách nội địa Khách quốc tế Tổng số du khách Số lượng Tỷ lệ gia tăng (%) Số lượng Tỷ lệ gia tăng (%) Số lượng Tỷ lệ gia tăng (%) 2001 725,000 13.20 78,000 12.10 803,000 13.10 2002 820,000 13.10 85,000 9.00 905,000 12.70 2003 1,085,000 32.30 65,000 (23.50) 1,150,000 27.10 2004 1,264,000 16.50 86,000 32.30 1,350,000 17.40 2005 1,460,300 15.53 100,600 17.10 1,560,900 15.60 2006 1,751,000 19.91 97,000 (3.58) 1,848,000 18.39
Nguồn: Sở Du lịch và Thương mại tỉnh Lâm Đồng.
2.4.2. Khách du lịch quốc tế
Theo các số liệu nêu tại bảng 2.3, chúng ta nhận thấy tổng số khách du lịch
đến Lâm Đồng từ năm 2001 đến nay nhìn chung là tăng nhưng không ổn định. Năm 2003, số lượng khách quốc tế vào Lâm Đồng giảm mạnh so với năm 2002 theo sự
sụt giảm chung của ngành du lịch trên thế giới và khu vực do dịch bệnh cúm gia cầm, khủng bố... liên tiếp xảy ra. Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch quốc tếđạt 7,24% trong giai đoạn 2001 – 2006.
2.4.3. Khách du lịch nội địa
Trong giai đoạn 2001 – 2006, tốc độ tăng trưởng của thị trường khách nội địa tăng bình quân 18,42%, trong đó khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chiếm thị phần lớn nhất khoảng 60,5%. Bảng 2.4: So sánh lượng khách du lịch đến Lâm Đồng với các tỉnh phụ cận và các trung tâm du lịch lớn Đơn vị: Ngàn lượt khách Tỉnh, thành phố Năm 1996 1999 2000 2003 2004 Tăng trưởng (%) Lâm Đồng 605.12 603.00 710.00 1,150.00 1,350.00 10.55% Khánh Hòa 390.00 344.50 397.50 625.00 710.00 7.78% Ninh Thuận 32.20 39.00 76.90 103.90 176.30 24.17% Bình Thuận 56.60 123.20 460.00 1,465.00 1,500.00 50.66% TP. Hồ Chí Minh 2,053.00 2,575.00 3,100.00 3,219.30 4,080.00 8.96% TP. Hà Nội 1,052.00 1,430.00 2,600.40 3,781.00 5,800.00 23.79%
Nguồn: Sở Du lịch và Thương mại tỉnh Lâm Đồng & ITDR
Nếu so với hai tỉnh phụ cận là Ninh Thuận và Bình Thuận trong giai đoạn 1996 - 2004 có thể thấy tốc độ tăng trưởng về du khách đến Lâm Đồng thấp hơn; Nếu so sánh với Khánh Hòa thì mức tăng trưởng khách du lịch của Lâm Đồng cao hơn.
Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng đạt 1,82 ngày, thấp hơn so với các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt là Thành phố Hồ
Chí Minh và Hà Nội.
2.5. Vềđầu tư phát triển du lịch
Giai đoạn 2003 – 2006 đã có 92 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Tổng nguồn vốn đăng ký đầu tư gần 40.000 tỷđồng trong đó nổi bật là dự án khu du lịch
Đan Kia – Suối Vàng do các nhà đầu tư Nhật Bản với vốn đăng ký 1.2 tỷ USD và công viên thú hoang dã ” Datria – Bidoup National Park ” do các nhà đầu tư Pháp với vốn đăng ký 300 triệu USD
Giai đoạn 2001 - 2006, ngành du lịch đã nhận được 136,78 tỷ đồng đầu tư
phát triển hạ tầng du lịch với 12 dự án, trong đó một số dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng
Mặt khác, tỉnh đã chú trọng thu hút đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như các khách sạn cao cấp, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ lưu trú. Một số dự án xây dựng khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn 4 sao đang
được thực hiện và sớm đưa vào sử dụng như: Khách sạn Sài Gòn - Đà Lạt, khách sạn Ngọc Lan, khách sạn Rex, khu nghỉ mát biệt thự Trần Hưng Đạo (Phụ lục 8).
2.6. Xúc tiến, quảng bá du lịch
Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thuộc các thành phần kinh tếđã tích cực tham gia các hội chợ thương mại, liên hoan du lịch như : Festival Huế, Hội chợ Du lịch Đất Phương Nam ở TP. Hồ Chí Minh, Hội chợ Du lịch Thương mại Cần Thơ..., nhiều sản phẩm du lịch của Lâm Đồng đã được gửi đi tham gia hội chợ du lịch quốc tế.
Năm 2005, lễ hội hoa Đà Lạt bắt đầu được tổ chức và sẽđược tổ chức định kỳ
2 năm/lần. Lễ hội không chỉđem lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tếĐà Lạt mà còn là cơ hội để quảng bá thương hiệu du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng tới bạn bè trong nước và quốc tế, từng bước mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư phát triển kinh tế du lịch.
Ngành du lịch Lâm Đồng đã hoàn thành về cơ bản trang website du lịch thương mại, duy trì thường xuyên việc cung cấp thông tin, các chương trình hỗ trợ
xúc tiến quảng bá du lịch Lâm Đồng ở trong nước và quốc tế cũng như hỗ trợ để đưa các thông tin về du lịch trong nước và quốc tế tới các doanh nghiệp du lịch trên
địa bàn tỉnh.
2.7. Tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng
2.7.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 2.7.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.7.1.1. Điều kiện tự nhiên
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi nằm ở phía Nam Tây Nguyên. Phía Nam và
Đông Nam giáp với tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Đồng Nai; phía Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước; phía Đông Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa; phía Bắc và Tây Bắc giáp với tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông. Lâm Đồng nằm giữa ba vùng lãnh thổ (Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ) nên có nhiều tiềm năng để
phát triển kinh tế (Phụ lục 9). Vị trí địa lý quan trọng của Lâm Đồng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng.
b. Địa hình:
Lâm Đồng có địa hình mấp mô lượn sóng, với nhiều vùng phong cảnh đặc sắc thích hợp cho việc phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng…
Đặc điểm đa dạng của địa hình Lâm Đồng đã tạo ra nhiều cảnh quan đẹp, đặc biệt là các thác nước như: Đambri, Prenn, Đatanla, Gougah, Voi...; các hồ nước tự
nhiên và nhân tạo như: Đan Kia – Suối Vàng, Tuyền Lâm, Đạ Hàm, Đạ Tẻh…
c. Khí hậu:
Thời tiết và khí hậu là tài nguyên đặc thù và hết sức quí báu đối với du lịch Lâm Đồng. Lâm Đồng có khí hậu quanh năm ôn hòa. Trong các nhân tố hình thành khí hậu ởđây thì vị trí địa lý và độ cao có vai trò khá rõ rệt.
Riêng Đà Lạt, do ảnh hưởng của độ cao và địa hình nên khí hậu ởđây mát mẻ
quanh năm. Đà Lạt có nhiệt độ trung bình năm là 18oC: mùa hạ mát, nóng nhất cũng chỉ đến 19,7oC vào tháng 5; mùa đông hơi lạnh, nhưng nhiệt độ tháng 01 không dưới 12oC. Vì vậy Đà Lạt được coi là điểm nghỉ mát lý tưởng.
2.7.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên a. Rừng :
Tổng diện tích rừng ở Lâm Đồng tính đến năm 2005 là 632.760 ha, trong đó rừng tự nhiên là 588.854 ha, rừng trồng là 34.906 ha. Độ che phủ của rừng chiếm khoảng 64,8%, một tỷ lệ khá cao so với các vùng khác trong cả nước. Rừng Lâm
Đồng nằm ở thượng lưu các sông suối lớn nên đóng vai trò quan trọng trong phòng hộ và bảo vệ nguồn sinh thủy không những cho Lâm Đồng mà còn cho khu vực.
Tài nguyên rừng của Lâm Đồng từ lâu đã có giá trị lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như du lịch nói riêng. Trong đó, rừng thông Đà Lạt, khu bảo tồn thiên nhiên Lang Biang và khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc có giá trị
lớn đối với hoạt động du lịch Lâm Đồng.
Trong các khu rừng hỗn giao còn tồn tại các loài động vật quí như: cầy bay, sóc bay, vượn, báo, hổ, bò rừng...thậm chí cả voi và rất nhiều loài chim thuộc bộ gà, bộ sẻ... Ngoài ra, rừng Đà Lạt còn có rất nhiều loài cây cảnh mà trước hết phải kể đến lan rừng với khoảng hơn 300 loài. Các loài lan quí của Đà Lạt từ lâu đã nổi tiếng bao gồm: thanh lan, hoàng lan, hồng lan, tử cán, vân hài, kim hài, bạch phượng, tuyết ngọc, hoàng hạc, hạc đỉnh, vi hào, mắt trúc, bạch nhạn, long tu, dã hạc, ý thảo, thủy tiên...
Rừng Đà Lạt là một trong những tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị, thích hợp phát triển du lịch sinh thái với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn.
b. Các điểm tham quan
• Hồ Xuân Hương: Hồ Xuân Hương là hồ nước nhân tạo nằm ở trung tâm thành phố Đà Lạt (Phụ lục 5)
• Hồ Tuyền Lâm: Hồ Tuyền Lâm thuộc địa phận thành phố Đà Lạt, nằm cách trung tâm thành phố về phía Nam khoảng 5km (Phụ lục 5)
• HồĐankia - Suối Vàng: HồĐan Kia - Suối Vàng nằm kề phía Tây Bắc Đà Lạt và cách trung tâm thành phố khoảng 19km (Phụ lục 5)
• Hồ Than Thở : Hồ Than Thở còn có tên là hồ Sương Mai nằm ở phía Bắc thành phố và cách trung tâm Đà Lạt khoảng 6km (Phụ lục 5)
• Hồ Đa Thiện và Thung lũng Tình yêu: Thung lũng Tình yêu nằm cách trung tâm thành phốĐà Lạt chừng 5km về phía Bắc (Phụ lục 5)
• Thác Cam Ly: Suối Cam Ly nằm phía Đông Bắc thành phố (Phụ lục 5)
• Thác Datanla: Thác Đatanla là thác cao nhất trong số các thác nằm quanh Đà Lạt với độ cao khoảng 32 m (Phụ lục 5)
• Thác Prenn: Thác Prenn nằm ngay bên đường quốc lộ 20, cách Đà lạt khoảng 10 km (Phụ lục 5)
• Núi Lang biang: Lang biang còn có tên gọi là Núi Bà, có độ cao là 2.167m, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 12km về phía Bắc (Phụ lục 5)
• Vườn hoa Đà Lạt: Vườn hoa Đà Lạt nằm ở số 2 Phù Đổng Thiên Vương (phụ lục 5)
• Vườn Quốc gia Cát Lộc- Cát Tiên: Khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc thuộc huyện Cát Tiên (Phụ lục 5)
• Thác Đambri - Bảo Lộc: Thác Đambri nằm cách thị xã Bảo Lộc khoảng 10 km về
phía Bắc, cách Đà Lạt khoảng 120km (Phụ lục 5)
• Thác Ponguor: Thác Ponguor trên sông Đa Dâng thuộc địa bàn xã Tân Thành, huyện Đức Trọng, cách Đà Lạt khoảng 60km (Phụ lục 5)
• Suối Tiên – Đạ Huoai: Suối Tiên là khu vực có cảnh quan đẹp nằm ven suối, nằm tại km 152 trên quốc lộ 20 thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt (Phụ lục 5)
• Suối nước nóng Đạ Long: Nằm ở huyện Đam Rông (Phụ lục 5)
2.7.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.7.2.1. Nhóm các di sản văn hóa
Năm 2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây có thểđược coi là sự kiện văn hóa lớn của người dân Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng. Hiện nay tại các bản dân tộc Mạ, Chu Ru ở Lâm Đồng còn khoảng 2.700 bộ
cồng chiêng với những nét riêng so với cồng chiêng Tây Nguyên. Đây được coi là tài nguyên du lịch quý giá của Lâm Đồng, là tiền đề xây dựng các sản phẩm du lịch
đặc thù hấp dẫn du khách tham quan và nghiên cứu.
2.7.2.2. Nhóm các di tích lịch sử văn hoá và khảo cổ
Toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 100 di tích. Mật độ bình quân 1 di tích trên 100km2, trong khi mật độ bình quân của cả nước là hơn 2,2 di tích/100 km2. Những di tích khảo cổ có giá trị về mặt du lịch như:
• Khu Thánh địa Bà La Môn Cát Tiên: Đây là khu di tích rộng lớn trải dài 15km dọc theo bờ Bắc sông Đồng Nai (Phụ lục 6)
• Khu mộ cổ của dân tộc Mạ: Nằm trên địa phận các xã Đại Lào, Đại Làng, thị xã Bảo Lộc (Phụ lục 6)
2.7.2.3. Nhóm các công trình kiến trúc nghệ thuật
Một trong những tài nguyên du lịch độc đáo của Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng là kiến trúc cảnh quan của thành phố.
Hiện nay trên thành phố có khoảng 2.000 biệt thự lớn nhỏ mà mỗi biệt thựđều có những nét độc đáo riêng, một phong cách kiến trúc lấy thiên nhiên thơ mộng của
Đà Lạt làm bối cảnh nên thực sự có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Ngoài ra, còn phải kể đến một số công trình kiến trúc tôn giáo như chùa Linh Sơn, chùa Linh Quang, nhà thờ Chánh tòa, nhà thờ Domaine de Marie, tu viện Dòng Chúa Cứu Thế, Thiền viện Trúc lâm, lăng Nguyễn Hữu Hào...
Một số công trình kiến trúc tiêu biểu hấp dẫn khách du lịch như sau:
•Chùa Linh Sơn: Chùa Linh Sơn nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi, Đà Lạt (Phụ lục 6).
•Thiền viện Trúc Lâm: Thiền viện Trúc Lâm tọa lạc bên hồ Tuyền Lâm trên núi Phượng Hoàng, thuộc Phường 3 thành phốĐà Lạt (Phụ lục 6)
•Nhà thờ Đà Lạt (Nhà thờ Con Gà): Nhà thờ Đà Lạt nằm trên đường Trần Phú, thành phốĐà Lạt (Phụ lục 6)
•Chùa ThiênVương Cổ Sát: Chùa Thiên Vương Cổ Sát tọa lạc trên đồi Rồng, tại số 385 đường Khe Sanh (Phụ lục 6)
•Dinh III (Dinh Bảo Đại): Dinh III tọa lạc trên một đồi thông ở đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm thành phốĐà Lạt chừng 2km về hướng Tây Nam. (Phụ
lục 6)
•Ga xe lửa Đà Lạt: Ga xe lửa Đà Lạt là một trong những ga xe lửa lâu đời nhất ở Việt Nam (Phụ lục 6)
2.7.2.5. Lễ hội, văn hoá dân gian
Các dân tộc ít người ở Lâm Đồng còn lưu giữ được nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống. Ở đây các lễ nghi với tập quán canh tác nông nghiệp
còn mang đậm nét sơ khai. Các lễ hội tiêu biểu như: lễ hội cồng chiêng, lễ hội đâm trâu…
•Lễ hội đâm trâu: Đây cũng là một lễ hội phổ biến chung ở Tây Nguyên thường diễn ra sau mùa thu hoạch trùng vào dịp tết đầu xuân gọi là lễ sa rơ pu để tạ ơn thần linh. (Phụ lục 6)
•Lễ hội cồng chiêng: Cồng chiêng là thứ nhạc cụ không thể thiếu được trong các dịp lễ hội của đồng bào các dân tộc ít người ở Tây Nguyên nói chung và Lâm
Đồng nói riêng. (Phụ lục 6)
•XQ – Đà Lạt Sử Quán: XQ- Đà Lạt sử quán được khai trương vào cuối năm 2001, nằm trên đường Mai Anh Đào (Phụ lục 6)
•Lể hội hoa Đà Lạt: Với chủ đề "Đà Lạt thành phố ngàn hoa", Festival hoa