- Tr ần mộng Cymbidium ensifolium 600
3 Nhện đỏ Tenuipalpus pacificus Lá, thân +
Qua bảng 4.24 cho thấy: trồng cây lan Hồ Điệp ở các thí nghiệm khác nhau đều xuất hiện các loại sâu hại như sau: sâu ăn lá, cắn thân, bọ trĩ và nhện đỏ hại trên lá trưởng thành.
Nhìn chung thành phần sâu bệnh hại, xuất hiện hầu hết các tháng trong năm, xuất hiện nhiều lá vào mùa mưa (tháng 10, 11) vì vậy phải thường xuyên quan tâm đến công thức bảo vệ thực vật định kỳ 20 ngày phun phòng trừ sâu bệnh 1 lần, nhất là những vườn lan sản xuất theo qui mô công nghiệp, các loại thuốc có thể phun định kỳ: Bacider, Copperside, Ridomil, Coc – M85, Anvil và Dithane – M45 để để ngâm cây bệnh nhằm mục đích là hạn chế phát sinh, phát triển sâu bệnh hại.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………83
4.9. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng lan Hồ Điệp
ở thời kỳ vườn ươm
Lan Hồ Điệp là cây hoa thân thảo và sinh trưởng khá chậm. Chu kỳ sinh trưởng của lan Hồ Điệp được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn bồn mạ, giai đoạn vườn sản xuất, giai đoạn chuẩn bị ra hoa, trong 3 giai đoạn thì giai đoạn vườn sản xuất cây lan sinh trưởng mạnh về đường kính thân, số lá, kích thước lá… ở giai đoạn này các yếu tố như giá thể, phân bón, chế độ chăm sóc có ảnh hưởng rõ rệt đến giai đoạn này, qua việc nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể, phân bón, chế độ chăm sóc đến sinh trưởng của cây, chúng tôi đưa ra một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng cũng như năng suất lan Hồ Điệp.
* Về giá thể: phải tơi xốp và thoáng khí, không nhất thiết phải dùng rêu Trung Quốc, tuỳ theo điều kiện cụ thể tận dụng các vật liệu rẻ tiền ở địa phương để hạ giá thành sản phẩm, qua nghiên cứu chúng tôi thấy giá thể rêu Trung Quốc là tốt nhất, nhưng chúng ta có thể dùng giá thể rễ bèo tây, hoặc giá thể bèo tây kết hợp với mút xốp cũng cho kết quả tốt.
* Về phân bón lá: phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy cây sinh trưởng, qua nghiên cứu để tìm ra loại phân bón thích hợp cho cây lan nói chung và lan Hồ Điệp nói riêng, trong các loại phân nghiên cứu thì phân bón Pomior 198 0,3% có tác dụng tốt nhất tới sinh trưởng của lan Hồ Điệp ở giai đoạn vườn ươm, cũng qua kết quả nghiên cứu phân Pomior 0,3% kết hợp với phân vi sinh Bảo Đắc cho kết quả tốt.
* Về sâu bệnh: sâu, bệnh xuất hiện hầu hết các tháng trong năm, cần quan tâm đến công tác bảo vệ thực vật, nên phun thuốc trừ sâu bệnh dịch định kỳ 15 ngày 1 lần, có thể dùng Bacider WP, Copper sider, Anvil..
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………84
4.10. Hiệu quả kinh tế của một số giá thể đến năng suất, giá trị kinh tế
của lan Hồ Điệp ở vườn sản xuất
Bảng 4.25. Hiệu quả kinh tế của một số giá thể đến năng suất, giá trị kinh tế của lan Hồ Điệp ở vườn sản xuất
(tính cho một 1000 trậu cây 3 tháng tuổi) Công thức Cây 3 tháng tuổi (cây) Tỷ lệ sống (%) Tỷ lệ xuất vườn (%) Tổng chi (1000đ) Tổng thu (1000đ) Lãi (1000đ) Tăng lãi so với đối chứng (1000đ) Rễ bèo tây (Đ/C) 1000 91,3 88,0 7.880 10.656 2.776 - Mút xốp 1000 87,2 84,0 7.570 8.400 820 - Rễ bèo tây + mút xốp 1000 89,4 84,7 7.730 9.317 1.587 - Rêu Trung Quốc 1000 95,2 92,7 8.280 12.051 3.771 995
1. Giá thể rêu: 1000 x 800 đ/cây = 800.000đ 2. Giá thể bèo tây: 1000 x 400 đ/cây = 400.000đ
3. Giá thể bèo tây + mút xốp: 1000 x 250 đ/cây = 250.000đ 4. Giá thể mút xốp: 1000 x 100 đ/cây = 100.000đ
5. Chậu nhựa: 1000 x 320 đ/cây = 320.000đ
6. Công trồng và chăm sóc: 15 công x 40.000đ/công = 600.000đ 7. Phân bón: 80.000đ
8. Thuốc bảo vệ thực vật: 180.000đ 9. Điện nước: 300.000đ
10. Giá cây giống: 1000 x 6.000 đ/cây = 6.000.000đ 11. Giá cây xuất vườn:
- Cây trồng trên giá thể rêu: 13.000 đ/cây - Cây trồng trên giá thể bèo tây: 12.000 đ/cây
- Cây trồng trên giá thể bèo tây và mút xốp: 11.000 đ/cây - Cây trồng trên giá thể mút xốp: 10.000 đ/cây
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………85 Qua bảng hiệu quả kinh tế cho thấy: trong 4 giá thể nghiên cứu đều cho lãi, tuy nhiên nền giá thể rêu Trung Quốc cho lãi ròng cao nhất, cao hơn so với đối chứng 995.000 đồng.
4.11. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân Pomior có nồng độ khác nhau trên nền vi sinh Bảo Đắc nồng độ khác nhau trên nền vi sinh Bảo Đắc
Bảng 4.26. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân Pomior có nồng độ khác nhau trên nền phân vi sinh Bảo Đắc