KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT HOA LAN VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐBIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAN HỒĐIỆP ỞTHỜI KỲVƯỜN ƯƠM TẠI TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 56 - 60)

4.1. Điu kin t nhiên và hin trng sn xut hoa lan ca tnh Khánh Hòa

4.1.1. Điu kin t nhiên ca tnh Khánh Hòa

Trên tấm bản đồ Việt Nam hình chữ S, tỉnh Khánh Hòa nằm ở vùng đất phía cực đông của tổ quốc, có phần xa nhất ra biển đông của trên đất liền và hải đảo, phía Bắc giáp với Phú Yên, phía Nam giáp Ninh Thuận, Tây giáp với DakLak và Lâm Đồng, Khánh Hòa cách Hà Nội 1280km về phía Bắc, cách Đà Nẵng 535km, cách thành phố Hồ Chí Minh 448km về phía Nam, địa hình của tỉnh rất đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, có rừng núi, đồng bằng, miền ven biển, hải đảo, Khánh Hòa có vùng biển rộng với 200 hòn đảo lớn nhỏ, đặc biệt là huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa nằm ngang trên tuyến quốc lộ 1A và tuyến đường sắt huyết mạch Bắc Nam. Đường quốc lộ 26 nối liền Khánh Hòa với các tỉnh Tây Nguyên, sân bay, các cảng biển Cam Ranh, Nha Trang và đường biển ra hải phận quốc tế giúp nối liền Khánh Hòa với cả nước và quốc tế.

Khánh hòa có nhiệt độ trung bình năm 26,70C, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô, lượng mưa trung bình 1.475mm/năm, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 với hơn 75% tổng lượng mưa cả năm, mùa mưa chỉ kéo dài 2 tháng thuận lợi cho phát triển du lịch. Giờ nắng hàng năm: 2.384giờ, độ ẩm 80,5%, riêng trên đỉnh núi Hòn Bà, cao 1.500m so với mặt nước biển (cách Nha Trang 30km đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt.

Khánh Hòa có diện tích tự nhiên 5197km2, diện tích đất tự nhiên của hơn 200 đảo, quần đảo: 600km2. Dân số 1.054.658 người (số liệu năm 2000), trong đó thành thị 400.942 người, nông thôn 653.716 người, lực lượng lao động: 46,6% dân số, mật độ dân số 203 người/km2, tỷ lệ tăng dân số 1,8%/năm, ở Khánh Hòa hiện có 32 dân tộc chung sống, trong đó kinh chiếm 95,3%, dân tộc Raylay 3,4%, dân tộc Hoa 0,86%, Cơ Ho 0,34%, Ê đê 0,25%. Dựa vào thế núi nhìn ra biển, Khánh Hòa được bao bọc bởi các hòn đảo… Hằng năm Khánh Hòa chịu ảnh hưởng trực tiếp của bảo rất ít, mạng lưới

Trường Đại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc Nông nghip ………48 sông Ngòi của tỉnh Khánh Hòa tương đối dày đặc. Nhìn chung với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hoà tương đối phù hợp với nghề trồng hoa nói chung và hoa phong lan nói riêng, đặc biệt với vị trí địa lý giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế là tiềm năng phát triển sản xuất hoa với quy mô công nghiệp.

4.1.2. Tài nguyên sinh vt, sinh thái và du lch

Khánh Hòa hiện nay được xem là một trong những tỉnh trong cả nước phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, chính vì sự ngày càng phát triển, hiện nay Khánh Hòa đã có hàng trăm ngàn cây xanh thuộc các loài thực vật bậc cao được trồng trong các khu du lịch, các vườn hoa, các công viên, trồng dọc theo đường… Hiện nay một số loài hoa cũng được đưa vào phục vụ du lịch (tại Công viên Du Lịch Yang Bay), chủ yếu là hoa phong lan, các giống hoa phong lan chủ yếu nhập từ Đài Loan, thành phố Hồ Chí Minh, sự du nhập này ngày càng làm cho nguồn tài nguyên sinh vật ở tỉnh Khánh Hòa ngày càng phong phú, trong thời gian sắp tới Tổng công ty Khánh Việt cũng góp phần làm đa dạng nguồn sinh vật của tỉnh. Tiềm năng văn hóa du lịch của tỉnh Khánh Hòa rất phong phú và đa dạng, số lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến Khánh Hòa ngày càng tăng, do đó trong tương lai không xa, Khánh Hòa sẽ trở thành một thị trường lớn về tiêu thụ hoa cây cảnh đặc biệt là hoa lan.

4.2. Hin trng sn xut hoa lan ti tnh Khánh Hòa

Trước đây việc trồng, sản xuất hoa chưa được phát triển mạnh, việc sản xuất hoa lan chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm truyền thống và nhân giống bằng phương pháp cổ truyền, dễ làm, quen với kinh nghiệm của người dân, chi phí thấp. Do đó việc sản xuất và phương pháp trồng hoa dựa vào kinh nghiệm là chính yếu. Tuy nhiên trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đội ngũ các nhà khoa học nông nghiệp, công nghệ sinh học ngày càng dồi dào, cũng như sự tìm tòi học hỏi không ngừng của những người dân trồng hoa tỉnh Khánh Hòa. Do nhu cầu trồng hoa lan của người dân tỉnh Khánh Hòa ngày càng cao, nhiều người dân, đơn vị… đã mạnh

Trường Đại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc Nông nghip ………49 dạng đầu tư các trang thiết bị hiện đại để phục vụ và xây dựng mô hình trồng lan, mạnh dạn sử dụng các con giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào tạo cây giống khỏe và sạch bệnh. Hiện nay tại tỉnh Khánh Hòa, Tổng Công ty Khánh Việt là đơn vị nhà nước đầu tiên xây dựng, phát triển trồng lan bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, trong tương lai không xa hoa lan của Tổng Công ty Khánh Việt sẽ đáp ứng nguồn lan tại tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh lân cận (hiện có khoảng trên 12.000 cây hoa lan các loại, chủ yếu là lan công nghiệp).

Bên cạnh đó việc thu hái lan rừng, trao đổi và thuần dưỡng lan ở Khánh Hòa ngày càng đẩy mạnh, nhiều loại lan mới được phát triển, nhiều loài phù hợp được nuôi trồng rộng rãi hơn, việc hiểu biết về lan rừng cũng như lan nhập nội của người dân ngày càng cao như phân loại, sinh thái, điều kiện để nuôi trồng thích hợp.

Mặc dù việc trồng lan ở tỉnh Khánh Hoà ngày càng phát triển nhưng vẫn còn hạn chế: việc trồng lan tự phát, ít quan tâm đến qui trình chăm sóc hoa lan, không có quy trình chăm sóc cho từng loại, trồng theo kinh nghiệm, nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào còn ít, chủ yếu là nhập từ thành phố Hồ Chí Minh cho nên giá thành cao. Vì vậy để đánh giá sơ bộ hiện trạng sản xuất hoa lan tại tỉnh Khánh Hòa được trình bày bảng 4.1.

Qua bảng 4.1 cho thấy cơ cấu các loại lan ở các điểm điều tra khác nhau thì cho số lượng loài lan khác nhau, trong đó lan công nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 56% tiếp đến là lan rừng 31%, thấp nhất là lan Kiếm 13%, xét về chủng loại lan thì lan lai chiếm số lượng lớn, như Công viên Du Lịch Yang Bay 11.000 chậu, thành phố Nha Trang 3750 chậu, thị xã Cam Ranh 2.800 chậu… Thấp nhất là huyện Khánh Sơn 700 chậu, trái với lan lai thì phong lan rừng được trồng nhiều ở các huyện Diên Khánh 2.100 giò, Khánh Vĩnh 2.600 giò, Nha Trang 2.800 giò, thấp nhất là huyện Khánh Sơn, Công viên Du lịch Yang Bay: 1.400 giò.

Trường Đại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc Nông nghip ………50

Bng 4.1. Cơ cu các loi lan các đim điu tra

(S liu điu tra tính đến tháng 05 năm 2007)

S lượng theo loi lan Stt Địa đim điu tra (vùng) Lan lai (chu) Phong lan rng (giò) Lan kiếm (chu) Tng số 1 Thành phố Nha Trang 3.750 2.800 950 7.500 2 Thị xã Cam Ranh 2.800 1.670 630 5.100 3 Huyện Diên Khánh 1.700 2.100 600 4.400 4 Huyện Khánh Sơn 700 1.400 800 2.900 5 Huyện Khánh Vĩnh 1.900 2.600 1.300 5.800 6 Công viên du lịch Yang Bay

(Tổng công ty Khánh Việt) 11.000 1.400 900 13.300 Tổng số 21.850 11.970 5.180 39.000 (% tổng số) 56 31 13 100 31% 13% 56% Lan lai (chậu)

Phong lan rừng (giò)

Lan kiếm (chậu)

Hình 4.1. Cơ cu các loi lan các địa đim điu tra

Xét về lượng thì Công viên Du lịch Yang Bay và thành phố Nha Trang chiếm số lượng lớn nhất 13.300 và 7.500, thấp nhất là huyện Khánh Sơn 2.900, các vùng khác như thị xã Cam Ranh, huyện Diên Khánh, huỵên Khánh Vĩnh, chiếm một số lượng đáng kể và tương đương nhau: 4.400 – 5.800.

Qua đó cho thấy lan công nghiệp được phát triển mạnh ở các trung tâm, thị xã,… Đặc biệt là Công viên Du Lịch Yang Bay được Tổng công ty Khánh Việt đầu tư, những loại lan này đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn, trình độ thâm canh cao, công nghệ nhân giống phức tạp, đối với các vùng xa trung

Trường Đại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc Nông nghip ………51 tâm, diện tích vườn nhỏ, điều kiện thiếu thốn thì chủng loại lan rừng (phong lan rừng, lan kiếm) chiếm ưu thế: Khánh Vĩnh… và những loại này không đòi hỏi đầu tư lớn, sản phẩm rất đa dạng và phong phú.

Để tìm hiểu đầy đủ hơn về thực trạng sản xuất hoa lan tại tỉnh Khánh Hòa chúng tôi đã điều tra từng chủng loại, đánh giá độ tuổi cây thông qua bảng 4.2.

Bng 4.2. Mt s loài lan được nuôi trng ph biến Khánh Hòa

S lượng theo độ tui cây Stt Chng loi Tên khoa hc Cây vườn sn xut (chu) Cây chun b ra hoa (chu) Cây ging (chu) Tng s(chu) 1 Lan công nghip 8.500 7.365 5.985 21.850

- Phalaenopsis 3.000 2.465 2.370 7.835 - Dendrobium 3.800 3.800 2.435 10.035 - Cattaeya 800 500 600 1.900 - Oncidium 200 200 330 730 - Vanda 700 400 250 1.350 2 Phong lan rng 11.976 11.970

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT HOA LAN VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐBIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAN HỒĐIỆP ỞTHỜI KỲVƯỜN ƯƠM TẠI TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 56 - 60)